Quyết định về việc ban hành Quy định phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học của Trường Đại học Đại Nam

Đăng ngày 07/10/2019
3.521 lượt xem
Đăng ngày 07/10/2019
3.521 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
  BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM                            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
      Số:            /QĐĐN - ĐT                              Hà nội, ngày  8  tháng   8   năm 2018
 
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy định phát triển chương trình đào tạo
 trình độ đại học của Trường Đại học Đại Nam
 
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
Căn cứ Quyết định số 1535 /QĐ-TTg ngày 14/11/2007 của Thủ Tướng chính phủ về việc thành lập trường Đại học Đại Nam;
Căn cứ Quyết định số 54/QĐ-ĐN ngày 25/12/2008 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị về việc ban hành Quy chế Tổ chức và Hoạt động của trường Đại học Đại Nam;
Căn cứ thông tư 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học;
Căn cứ thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/05/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học;
Căn cứ thông tư 07/2015/2017/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ;
Căn cứ Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/206 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;
Căn cứ thông tư 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học;
Căn cứ Quyết định số 03/QĐ-ĐHĐN ngày 04/01/2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Đại Nam về việc ban hành Quy định về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Đại học Đại Nam.
Xét đề nghị của trưởng phòng Đào tạo.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học của trường Đại học Đại Nam”.
Điều 2: Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Trưởng phòng Đào tạo, trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
 
 
Nơi nhận:                                                                                       HIỆU TRƯỞNG
  • BGH để báo cáo
  • Như điều 3 để thực hiện
  • Website trường để thông báo
  • Lưu: VT, ĐT                                                                      
                                                                                                     TS. Lương cao Đông
 
 
 
 
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
         Văn bản này quy định về việc phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) trình độ đại học thuộc trường Đại học Đại Nam, bao gồm: Xây dựng CTĐT mới; rà soát, cập nhật, điều chỉnh và đổi mới CTĐT của các khoa/trung tâm.
Điều 2: Các khái niệm, thuật ngữ
  1. Quy trình đào tạo bao gồm xây dựng và áp dụng chuẩn đầu ra (CĐR), CTĐT, phương pháp giảng dạy và học tập (kể cả nghiên cứu khoa học), thực thi CTĐT, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và cấp bằng tốt nghiệp.
  2. CĐR của CTĐT  là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm cá nhân mà người học đạt được sau khi hoàn thành CTĐT, được cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện.
  3. CTĐT ở một trình độ cụ thể của một ngành học bao gồm: Mục tiêu, CĐR; nội dung, phương pháp và hoạt động đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai đào tạo ngành học đó.
  4. Chương trình dạy học của một CTĐT ở một trình độ cụ thể bao gồm: Mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và CĐR của mỗi học phần; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá, thời lượng của CTĐT và mỗi học phần.
  5. Các bên liên quan đến đơn vị đào tạo bao gồm: Người học, giảng viên, nhân viên, đội ngũ lãnh đạo và quản lý, nhà sử dụng lao động, các đối tác, gia đình người học, nhà đầu tư, cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
  6. Triết lý giáo dục là một tập hợp các quan điểm cốt lõi định hướng mục tiêu giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học, vai trò của giảng viên và người học trong hoạt động giáo dục.
 
Chương II
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Điều 3: Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ đại học là: 120 tín chỉ đối  với CTĐT 4 năm, 150 tín chỉ đối với CTĐT 5 năm và 180 tín chỉ đối với CTĐT 6 năm.
Điều 4: Yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp
  1. Yêu cầu chung
Người học đạt được các yêu cầu chung về năng lực và đạo đức nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ lý luận chính trị, kiến thức Quốc phòng – An ninh, Giáo dục thể chất, đạt chuẩn ngoại ngữ theo quy định hiện hành và đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Bộ thông tin và truyền thông.
  1. Yêu cầu về năng lực tối thiểu
  1.   Kiến thức
Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích lũy được kiến thức chuyên môn, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo.
  1. Kỹ năng
Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học và công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;
Có kỹ năng ngoại ngữ để hiểu được các vấn đề liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn;
c) Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng; thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
 
Chương III
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
 
Điều 5: Nguyên tắc phát triển chương trình đào tạo
  1. CTĐT phải thể hiện triết lý giáo dục của Nhà trường.
  2. CTĐT được xây dựng phù hợp với khung trình độ quốc gia.
  3. CTĐT được thiết kế dựa trên CĐR. Đóng góp của mỗi học phần trong việc đạt được CĐR là rõ ràng.
  4. Đảm bảo các học phần bổ sung, hỗ trợ nhau và liên quan chặt chẽ với nhau; có cấu trúc, trình tự logic.
  5.  Số tín chỉ của học phần nên được thiết kế từ 02 tín chỉ trở lên, trừ các học phần thực hành, thí nghiệm.
  6.  Đan xen quá trình học tập chuyên môn, nghề nghiệp với rèn luyện các kỹ năng. CTĐT tích hợp phát triển các kỹ năng, phẩm chất đạo đức qua nội dung từng học phần và nhóm học phần theo trình tự giảng dạy các học phần thể hiện qua bảng đối chiếu CĐR từng học phần, từng khối kiến thức đóng góp vào CĐR của CTĐT.
  7. Đáp ứng nhu cầu xã hội
Điều 6: Các bước xây dựng chương trình đào tạo
Bước 1: Thành lập Tổ soạn thảo CTĐT
Hiệu trưởng thành lập Tổ soạn thảo CTĐT (sau đây gọi tắt là Tổ soạn thảo) và chỉ định Tổ trưởng Tổ soạn thảo trên cơ sở đề nghị của Trưởng khoa chuyên ngành. Thành viên Tổ soạn thảo là những người am hiểu về ngành/chuyên ngành đào tạo có năng lực xây dựng, phát triển CTĐT bao gồm: đại diện Ban Giám hiệu, đại diện Phòng Đào tạo, đại diện đơn vị chuyên môn liên quan, giảng viên đúng ngành/chuyên ngành đào tạo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục và các thành phần liên quan khác theo yêu cầu của ngành/chuyên ngành đào tạo và đại diện cơ sở sử dụng lao động thuộc ngành/chuyên ngành. Hiệu trưởng quyết định số lượng thành viên tham gia Tổ soạn thảo.
Bước 2: Khảo sát, xác định nhu cầu nhân lực theo trình độ ngành/chuyên ngành đào tạo; khảo sát nhu cầu của người sử dụng lao động đối với người tốt nghiệp ngành/chuyên ngành đào tạo kết hợp với yêu cầu về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu  cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp.
Tổ soạn thảo xây dựng mẫu phiếu điều tra (điều tra nhu cầu nhân lực, nhu cầu của người sử dụng lao động, lập kế hoạch điều tra khảo sát, xác định thông tin cần thu thập, các đối tượng và thời gian điều tra khảo sát, dự toán kinh phí điều tra khảo sát và tiến hành điều tra khảo sát các nhóm đối tượng có liên quan.
         Bước 3: Xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và CĐR của CTĐT
Tổ soạn thảo nghiên cứu CTĐT hiện hành của các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và nước ngoài, tham khảo ý kiến chuyên gia, xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, CĐR dự kiến Sản phẩm của bước này là Dự thảo mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và CĐR của CTĐT.
Bước 4: Xác định cấu trúc, khối lượng kiến thức cần thiết của CTĐT, xây dựng CTĐT đảm bảo mục tiêu đào tạo và CĐR.
Dựa trên mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và CĐR dự kiến, Tổ soạn thảo xây dựng khung CTĐT với các khối kiến thức các môn học trong từng khối kiến thức và mối liên hệ giữa các môn học.
Bước 5: Tổ soạn thảo đối chiếu, so sánh với CTĐT đại học cùng khối ngành/chuyên ngành hiện hành của các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và nước ngoài, tham khảo ý kiến chuyên gia, hoàn thiện dự thảo CTĐT. Sản phẩm của bước này là Dự thảo CTĐT lần 1.
         Bước 6: Lấy ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, các nhà khoa học, giảng viên, các nhà tuyển dụng lao động, cựu sinh viên.
         Tổ soạn thảo xây dựng mẫu phiếu điều tra (điều tra mục tiêu, CĐR và khung CTĐT), lập kế hoạch điều tra khảo sát, xác định thông tin cần thu thập, các đối tượng và thời gian điều tra khảo sát, dự toán kinh phí điều tra khảo sát và tiến hành điều tra khảo sát các nhóm đối tượng có liên quan (như đối tượng điều tra khảo sát CĐR của CTĐT, điểu tra khảo sát cùng CĐR – Quy trình xây dựng CĐR được thực hiện theo Quy định của Đại học Đại Nam). Trên cơ sở xử lý điều tra và thông tin liên quan, hoàn thành Dự thảo CTĐT lần 2.
         Bước 7: Thiết kế đề cương chi tiết các học phần theo CTĐT đã xác định.
  1. Tổ chức xây dựng ĐCCT cho từng học phần trong Dự thảo CTĐT lần 2 theo CĐR của CTĐT theo trình tự sau:
  • Trưởng đơn vị đào tạo tổ chức Hội thảo về xây dựng CĐR cho các học phần trong CTĐT từ CĐR của CTĐT, Trưởng bộ môn tổ chức xây dựng CĐR cho từng học phần;
  • Trưởng Khoa chuyên ngành tổ chức họp Hội đồng khoa đánh giá, góp ý CĐR các học phần;
  • Trưởng bộ môn tổ chức điều chỉnh CĐR của học phần theo kết luận của Hội đồng khoa;
Kết quả của bước này là CĐR tích hợp trong các học phần, thể hiện đóng góp của các học phần cho việc hình thành CĐR của CTĐT đề xuất liên quan đến CĐR của CTĐT.
  1.  Hội động khoa học xác định trình tự thực hiện các khối kiến thức và các học phần để đạt CĐR một cách tối ưu. Trình tự các học phần mô tả rõ sự phát triển kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức qua nghiên cứu, học tập ở một hoặc nhiều môn học trong một giai đoạn nhất định hoặc trong toàn bộ quá trình đào tạo, đây là cơ sở để hoàn thiện Dự thảo CTĐT lần 2.
  2. Trưởng bộ môn tổ chức thiết kế đề cương chi tiết các học phần theo CĐR các học phần của CTĐT.
Bước 8: Tổ chức Hội thảo lấy ý kiến của giảng viên, cán bộ quản lý trong và ngoài cơ sở đào tạo, các nhà khoa học, đại diện đơn vị sử dụng lao động liên quan và người đã tốt nghiệp (nếu có) về CTĐT.
Trưởng đơn vị đào tạo tổ chức Hội thảo rộng rãi để lấy ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, đại diện cơ sở tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp, giảng viên, sinh viên và cựu sinh viên …. Sản phẩm của bước này là Biên bản Hội thảo lấy ý kiến góp ý.
         Bước 9: Hoàn thiện dự thảo CTĐT trên cơ sở tiếp thu ý kiến phản hồi của các bên liên quan và trình Hội đồng khoa xem xét.
Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, đại diện cơ sở tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp, giảng viên, sinh viên và cựu sinh viên …. Trưởng đơn vị đào tạo hoàn thiện CTĐT và trình Hội đồng khoa. Sản phẩm bước này là Dự thảo CTĐT lần 3.
Bước 10: Thẩm định CTĐT
Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ thẩm định, đối chiếu CTĐT với CĐR, các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và góp ý hoàn chỉnh CTĐT ứng với việc định vị sản phẩm đào tạo (Mẫu giới thiệu danh sách Hội đồng thẩm định cấp trường).
Hội đồng thẩm định phải kết luận rõ một trong các nội dung sau: Hội đồng thông qua CTĐT, không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc Hội đồng thông qua CTĐT nhưng yêu cầu phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu nội dung cụ thể cần phải chỉnh sửa, bổ sung hoặc Hội đồng không thông qua CTĐT và nêu lý do không thông qua (Mẫu biên bản họp thẩm định CTĐT).

Điều 7: Tổ chức thẩm định chương trình đào tạo
  1. Hồ sơ thẩm định gồm:
  •  Bản đề án xây dựng mới CTĐT;
  •  Biên bản Hội thảo góp ý xây dựng CĐR, xây dựng CTĐT;
  •  Danh sách dự kiến thành viên hội đồng thẩm định cấp trường, trong đó có các chuyên gia trong và ngoài đơn vị đào tạo đại diện của cơ sở sử dụng sinh viên tốt nghiệp.
Hội đồng thẩm định cấp trường có ít nhất 5 thành viên trong đó có trình độ tiến sĩ trở lên đúng ngành/chuyên ngành đào tạo với chương trình thẩm định; trong đó có ít nhất một người đại diện cho các đơn vị sử dụng lao động sau đào tạo (trường hợp không có người đại diện cho đơn vị sử dụng lao động đủ tiêu chuẩn tham gia Hội đồng thẩm định cấp trường thì có thể mời người có học vị thạc sĩ từ 3 năm trở lên cùng ngành đào tạo và có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm thực tiễn thuộc lĩnh vực của CTĐT tham gia làm ủy viên hội đồng thẩm định CTĐT); các thành viên Tổ soạn thảo không tham gia Hội đồng thẩm định cấp trường. Khuyến khích các cơ sở đào tạo mời giảng viên có uy tín của các trường đại học nước ngoài tham gia hội đồng thẩm định.
  1. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định cấp trường, tổ chức thẩm định. Cuộc họp của hội đồng thẩm định phải được ghi thành biên bản chi tiết; trong đó có ý kiến nhận xét của các phản biện (có bản nhận xét kèm theo); kết quả kiểm phiếu (có biên bản kiểm phiếu kèm theo) và kết luận của Hội đồng thẩm định cấp trường, có chữ ký của các thành viên hội đồng;
          Hội đồng thẩm định cấp trường bao gồm 01 Chủ tịch, 01 Thư ký và tối thiểu 03 ủy viên, trong đó có 02 ủy viên phản biện thuộc 02 cơ sở đào tạo khác nhau (trường hợp chương trình cần thẩm định thuộc ngành/chuyên ngành mới, chưa có cơ sở nào ở Việt Nam đào tạo thì Hội đồng thẩm định gồm những người đủ tiêu chuẩn theo quy định này thuộc ngành gần, đã nghiên cứu và công bố ít nhất một công trình khoa học liên quan đến chương trình cần thẩm định (trừ thành viên đại diện cho đơn vị sử dụng lao động). Cơ sở đào tạo có chương trình cần thẩm định không tham gia hoặc chỉ cử một người tham gia hội đồng thẩm định;
  1. Trưởng đơn vị đào tạo hoàn thiện CTĐT và nộp về phòng Đào tạo chậm nhất là 2 tuần kể từ ngày thẩm định.
  2.  Hiệu trưởng ký quyết định ban hành CTĐT trên cơ sở đề nghị của hội đồng khoa học và đào tạo; công bố công khai CTĐT, mục tiêu, CĐR của CTĐT và các điều kiện đảm bảo thực hiện trên trang thông tin điện tử đào tạo của Nhà trường.
Điều 8: Rà soát, đánh giá, cập nhật, điều chỉnh và đổi mới nội dung chương trình đào tạo.
  1.   Định kỳ 2 năm/lần, các đơn vị đào tạo phải rà soát, cập nhật, điều chỉnh CTĐT.
  1.  Việc cập nhật, điều chỉnh phải đảm bảo CTĐT được giữ tương đối ổn định cho toàn khóa học và được thực hiện theo Khoản 3 Điều này.
  2.  Định kỳ 2 năm/lần, Trưởng đơn vị đào tạo phải tổ chức đánh giá CTĐT để đổi mới CTĐT. Việc đổi mới CTĐT được thực hiện theo Khoản 3 Điều này.
  1. Việc đánh giá CTĐT cần các minh chứng về dữ liệu khảo sát đầu vào, các quy trình và các dữ liệu đầu ra.
  • Dữ liệu đầu vào gồm CĐR, CTĐT, đề cương môn học, phương pháp giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá, hiện trạng sử dụng cơ sở vật chất và các nguồn lực khác.
  •   Các quy trình bao gồm quy trình giảng dạy, kiểm tra, đánh giá….
  • Các dữ liệu đầu ra gồm kết quả học tập, việc làm của sinh viên và hướng phát triển, mức độ đạt CĐR của toàn bộ CTĐT. Thu thập các minh chứng phục vụ cho đánh giá CTĐT thông qua:
  1. Tài liệu học liên quan đến CTĐT (mục tiêu, CĐR, khung chương trình, đề cương học phần, cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy và học tập);
  2. Phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn theo nhóm;
  3. Sử dụng phiếu điều tra;
  4. Nhật ký giảng dạy
  5. Sử dụng các chuyên gia đánh giá ngoài;
  6. Theo dõi kết quả học tập của người học theo thời gian.
Các minh chứng kể trên được thu thập thường xuyên và sử dụng trong việc tự đánh giá và đánh giá hàng năm để rà soát, cập nhật, điều chỉnh và đổi mới nội dung CTĐT.
  1. Quy trình rà soát, đánh giá, cập nhật, điều chỉnh và đổi mới chương trình:
Bước 1: Thành lập tổ rà soát
        Hiệu trưởng thành lập Tổ rà soát. Các yêu cầu về thành phần, tiêu chuẩn, số lượng thành viên Tổ rà soát như Khoản 1 Điều 6 của Quy định này.
Bước 2: Lập kế hoạch rà soát, đánh giá, cập nhật, điều chỉnh và đổi mới CTĐT;
        Bước 3: Thu thập thông tin, minh chứng liên quan đến sự cần thiết phải cập nhật, điều chỉnh, đổi mới CTĐT (những thay đổi trong quy định của Nhà nước, của cơ sở đào tạo về CTĐT; những tiến bộ mới trong lĩnh vực khoa học thuộc ngành, chuyên ngành; tham khảo các CTĐT của các trường có uy tín trong và ngoài nước; các vấn đề kinh tế xã hội, kết quả nghiên cứu liên quan đến CTĐT; phản hồi của các bên liên quan; những thay đổi học phần hoặc nội dung chuyên môn …).
Bước 4: Xây dựng và đánh giá độ tin cậy và độ chính xác của phương pháp kiểm tra đánh giá theo trình tự sau:
(1): Thống kê các phương pháp kiểm tra đánh giá đã được sử dụng tại Nhà trường theo chu kỳ rà soát CTĐT.
(2): Thống kê phổ điểm và lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về phương pháp kiểm tra đánh giá; tham khảo ý kiến của chuyên gia về các phương pháp đánh giá; Đối chiếu với mục tiêu học phần.
 (3): Xử lý số liệu thống kê ở bước 2 dựa trên một mẫu ngẫu nhiên khoảng 100 bài thi để ước lượng độ tin cậy và độ chính xác của phương pháp kiểm tra đánh giá.
(4): Lựa chọn phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp dựa trên kết quả của bước 3 (dự thảo lần 1).
(5): Kiểm chứng độ tin cậy độ chính xác của phương pháp kiểm tra đánh giá thông qua bước 2 và 3.
(6): Quyết định lựa chọn phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp dựa trên kết quả của bước 5.
Bước 5: Đánh giá và xây dựng báo cáo đánh giá về tính hiệu quả của CTĐT đang thực hiện (đáp ứng so với CĐR và mục tiêu đã xác định; sự thống nhất và gắn kết giữa nội dung chương trình, phương pháp kiểm tra đánh giá, nguồn tài liệu phục vụ học tập và giảng dạy …); so sánh giữa kết quả nghiên cứu về yêu cầu phát triển CTĐT và mức độ đáp ứng yêu cầu của CTĐT đang thực hiện; dự kiến tác động của việc thay đổi, cập nhật đổi mới CTĐT (Phiếu khảo sát có nội dung tương tự phụ lục …);
Bước 6: Dự thảo những nội dung cần sửa đổi, cập nhật, đổi mới CTĐT và trình hội đồng khoa xem xét thông qua (Phụ lục …);
Bước 7: Hội đồng khoa xem xét, thông qua nội dung sửa đổi, cập nhật, đổi mới CTĐT và trình Hiệu trưởng ban hành CTĐT sửa đổi, bổ sung. Nếu cần thiết, Hội đồng khoa quyết định việc thẩm định CTĐT sửa đổi, bổ sung theo Điều 6 của Quy định này (Phụ lục …);

Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9: Tổ chức thực hiện
  1. CTĐT được ban hành là cơ sở pháp lý cho việc triển khai đào tạo
  2. Phòng Đào tạo có nhiệm vụ hướng dẫn các khoa xây dựng và phát triển CTĐT; tổ chức nghiệm thu CTĐT cấp trường, làm đầu mối phối hợp với Phòng Khảo thí &đảm bảo chất lượng, Phòng Tài chính – Kế toán và các đơn vị có liên quan xây dựng đề án mở ngành, CTĐT mới và trình Hiệu trưởng phê duyệt.
  3. Hằng năm các khoa xây dựng kế hoạch và hoàn thành công tác rà soát, phát triển CTĐT của đơn vị mình. Việc phát triển CTĐT được thực hiện theo Quy định này và Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT ngày 6/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học.
Điều 10: Hiệu lực của Quy định
Quy định này áp dụng từ ngày ký. Các quy định trước đây của Trường khác với Quy định này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện, tùy tình hình thực tế phát sinh sẽ nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
 
 
 
 

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background