Việt Nam cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII), nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia

Đăng ngày 19/01/2021
1.616 lượt xem
Đăng ngày 19/01/2021
1.616 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark

Chỉ số Sáng tạo Toàn cầu (GII - Global Innovation Index) được đưa ra năm 2007 bởi Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (World Intellectual Property Organization viết tắt là WIPO, thuộc Liên Hiệp Quốc), kết hợp với một số công ty lớn và tổ chức phi lợi nhuận khác. Mục đích của chỉ số này là đưa ra các đánh giá về độ sáng tạo/đổi mới của mỗi quốc gia một cách toàn diện nhất.

Theo cách đánh giá của WIPO, chỉ số sáng tạo/đổi mới của quốc gia dựa trên hai nhóm chỉ số: nhóm chỉ số đầu vào, và nhóm chỉ số đầu ra.

Nhóm chỉ số đầu vào gắn chặt với các yếu tố quốc dân, làm nền tảng và tiền đề cho các hoạt động đổi mới/sáng tạo. Gồm 5 chỉ số cơ bản:

1) Tổ chức (Institutions); 2) Nguồn nhân lực và nghiên cứu (Human capital and research); 3) Cơ sở hạ tầng (Infrastructure); 4) Độ chín của thị trường (Market sophistication); 5) Mức hoàn thiện kinh doanh (Business sophistication)

Nhóm chỉ số đầu ra biểu thị cho kết quả của quá trình đổi mới/sáng tạo. Gồm 2 chỉ số cơ bản:

1) Kết quả khoa học (Scientific outputs); 2) Thành quả sáng tạo (Creative outputs)

Bộ chỉ số này mang tính toàn diện, phản ánh được tất cả các khía cạnh của Hệ thống đổi mới sáng tạo Quốc gia, bao gồm cả yếu tố về thể chế, cơ sở hạ tầng, thị trường và liên tục được hoàn thiện. Nhiều người cho rằng chỉ số này thể hiện trình độ phát triển công nghệ của một quốc gia.

 Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam được đánh giá có thế mạnh trong 7 trụ cột, gồm: đầu ra tri thức và công nghệ; chỉ số phức tạp/đa dạng của thị trường; chỉ số phức tạp/đa dạng kinh doanh; chỉ số đầu ra sáng tạo và chỉ số tăng trưởng đầu tư cho giáo dục.

Nhóm chỉ số đầu vào, đầu ra và GII của Việt Nam từ năm 2013-2017

( Nguồn: theo Vietnam NEW )

Kể từ năm 2017 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu như một công cụ quản lí điều hành quan trọng và đã phân công các Bộ, các ngành địa phương trong việc cải thiện Chỉ số đổi mới sáng tạo. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và sự vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành, địa phương, các trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp … Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam đã liên tục được cải thiện, từ vị trí 59 năm 2016 lên 42 năm 2020.

      

Bảng xếp hạng về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam. (Nguồn: Theo Vietnam New)

Với sự cải thiện thứ hạng về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII), nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia, Việt Nam đã chứng tỏ là một Quốc gia đang phát triển mạnh mẽ, từng bước hội nhập vào nền kinh tế tri thức.

                                                                                            Viện Đào tạo Sau đại học

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background