Vì sao ngành Truyền thông đa phương tiện lại được ví là “tắc kè hoa” của giới truyền thông?

Điều này đòi hỏi cả người dạy và người học phải rất nhiệt huyết, ham học hỏi, yêu thích cái mới để biến đổi linh hoạt tích cực, phù hợp hơn mỗi ngày. Không có gì là ngạc nhiên khi ngành học này được giới truyền thông yêu thích và ví von là "tắc kè hoa".
Đa sắc màu sáng tạo, mới mẻ và linh hoạt
Ngành Truyền thông đa phương tiện là ngành tích hợp kiến thức giữa báo chí, truyền thông và công nghệ thông tin. Nội dung ngành học truyền thông đa phương tiên có mục đích thiết kế, sáng tạo và xây dựng nên các sản phẩm truyền thông số mang tính ứng dụng đa phương tiện trong lĩnh vực truyền thông, như: Báo chí, PR- Quảng cáo, Sản xuất phim…
Thầy trò khoa Truyền thông Đại học Đại Nam.
Tại Đại học Đại Nam, phương châm “Học để thay đổi” và với định hướng phát triển “mô hình đại học ứng dụng” được quán triệt rõ ràng. Toàn bộ các ngành học đều được thiết kế bám sát mục tiêu chiến lược này. Chính vì vậy, nội dung chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện được xây dựng phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng, triết lý giáo dục của trường Đại học Đại Nam.
Chương trình cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện theo định hướng phát triển ứng dụng đồ họa báo chí, truyền thông tương tác và thiết kế sản phẩm đồ họa quảng cáo truyền thông. Mục tiêu đào tạo ra những nhà chuyên môn có năng lực tốt, khả năng thích ứng cao, thành thạo về truyền thông đa phương tiện. Nội dung chương trình bao gồm khối kiến thức nền tảng về thiết kế website, công cụ đồ họa cơ bản đến nâng cao, phát triển game, các ứng dụng đa nền tảng, thiết kế quảng cáo, xử lý kỹ xảo đa phương tiện (Xử lý âm thanh -Working with Audio; Biên tập video - Video Streaming and Editing; Ánh sáng trường quay và ghi hình - Light Camera & Action…, xây dựng phim hoạt hình 2D, 3D - các kỹ thuật dựng hình, thiết kế 3D, mô phỏng chuyển động – animation, trailer, phim quảng cáo TVC)….
Các nhà khoa học đánh giá cao chương trình đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện trong buổi thẩm định chương trình đào tạo
Nội dung giảng dạy của ngành Truyền thông đa phương tiện tại trường Đại học Đại Nam còn cung cấp cho người học khả năng lập kế hoạch, lên khung ý tưởng cho các chiến dịch truyền thông và quảng cáo, thiết kế ra những sản phẩm mang tính ứng dụng cao trong mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội..
Cấu trúc chương trình đào tạo gồm 141 tín chỉ (52 tín chỉ lý thuyết và 89 tín chỉ thực hành) đảm bảo sự sắp xếp hợp lý, cân bằng ở từng học kỳ của năm học và từng khối kiến thức. Chương trình bố trí các môn học từ cơ bản đến nâng cao và từng khối kiến thức được liên tục, mức độ tăng dần và đủ thời gian tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng, đạo đức, thái độ cần thiết để làm việc. Đồng thời chương trình cũng được thiết kế đảm bảo tính chuyên sâu cho lĩnh vực chuyên ngành và có khả năng mở rộng cho nhiều chuyên ngành khác.
Những vị trí công việc sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau với mức lương vô cùng hấp dẫn. Dưới đây là một vài gợi ý công việc để chúng ta có thể hình dung một cách rõ hơn về cơ hội nghề nghiệp của bản thân khi lựa chọn ngành Truyền thông đa phương tiện:
- Biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách (tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản)
- Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, xử lý âm thanh hay làm các kỹ xảo điện ảnh (tại các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim)
- Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu (tại các công ty quảng cáo, PR)
- Thiết kế, giao diện, thiết kế chức năng, xây dựng nội dung website (tại các công ty phát triển phần mềm, tạo dựng Website)
- Thiết kế đồ họa, mô phỏng, ứng dụng trong y học, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giáo dục,… (tại các công ty về thiết kế đồ họa).
- Chuyên viên truyền thông, Quản trị các kênh truyền thông trực tuyến, Biên tập viên quảng cáo, Chuyên viên marketing trực tuyến, Chuyên viên/giám đốc tổ chức sự kiện, Chuyên viên đối ngoại và quan hệ công chúng, Chuyên viên quản lý mạng xã hội (trong bộ phận Truyền thông của doanh nghiệp)
- Cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu
Học truyền thông đa phương tiện có thể làm thiết kế đồ họa.
Ngành Truyền thông đa phương tiện Đại học Đại Nam đào tạo những gì?
- Sinh viên theo học ngành Truyền thông đa phương tiện tại DNU sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về mỹ thuật và công nghệ thông tin, kiến thức chuyên sâu cùng những kỹ năng thuần thục về báo chí, truyền thông và quảng cáo để có thể sáng tạo các ấn phẩm báo chí, biên tập và thiết kế sách báo, chế bản điện tử, sáng tạo nội dung video, làm phong phú nội dung website bằng cách ứng dụng, hiệu ứng đồ họa hiện đại.
Sinh viên khoa Truyền thông thực hành tác nghiệp báo chí
- Ngoài ra, sinh viên còn được tiếp cận những kỹ thuật xử lý hình ảnh, âm thanh, video; kỹ năng thiết kế, tạo ra các sản phẩm đồ họa phục vụ cho truyền thông, quảng cáo, giải trí. Kỹ năng tạo ra sản phẩm đồ họa đa phương tiện tương tác như: Kỹ xảo điện ảnh, phim hoạt hình, game, website, đồ họa mô phỏng,… để có thể đáp ứng tốt và toàn diện những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại. Và cũng như các môn học khác, ở ngành Truyền thông đa phương tiện cũng sẽ có những kỳ thực tập thực tế để sinh viên có cơ hội cọ sát, trải nghiệm nhằm chuẩn bị hành trang cho sinh viên tự tin, vững bước vào môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên khoa Truyền thông thực hành kỹ năng tại cơ sở thực hành
- Sinh viên còn được trau dồi, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc tập thể, phẩm chất cần có của nhà truyền thông. Bên cạnh đó, sinh viên thể sử dụng truyền thông đa phương tiện như một nghề nghiệp, hay một công cụ hỗ trợ để học tập, nghiên cứu các chuyên ngành khác. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia, các nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
Sinh viên Khoa Truyền thông tổ chức thành công sự kiện quy mô nhiều trường Đại học.
Nhận xét, đánh giá về chương trình đào tạo Cử nhân Truyền thông đa phương tiện của trường Đại học Đại Nam, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực báo chí truyền thông tại Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện ngày 28/3/2021 đều cho rằng, chương trình không chỉ thể hiện sự kế thừa, tích luỹ các kinh nghiệm của các trường Đại học uy tín trong và ngoài nước mà nội dung phát triển, sáng tạo được biên soạn phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng, mục đích, mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trường Đại học Đại Nam.
Bên cạnh đó, chương trình còn được thiết kế theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy gắn liền với thực tiễn giảm giờ lý thuyết, tăng giờ thực hành, lấy người học làm trung tâm. Đồng thời chương trình được biên soạn đảm bảo sự liên thông với các ngành đào tạo khác.
Chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện 2021 của Đại học Đại Nam còn chú trọng vào các kỹ năng mềm, ngoại ngữ, được biên soạn trên nhu cầu thực tiễn của xã hội, xu thế phát triển của công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam./.
ThS. Ngô Hồng Hạnh - Giảng viên khoa Truyền thông Đại học Đại Nam
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
