Ứng dụng mô hình kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp xây lắp ở Việt Nam
Đăng ngày 16/01/2018
1.562 lượt xem

Kế toán quản trị chi phí là một công cụ vô cùng quan trọng trong công tác điều hành hoạt động sản xuất và hoạch định chiến lược của các nhà quản trị. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam chưa quan tâm đúng mức.
TS. Lê Thế Anh
Đại học Đại Nam
Đại học Đại Nam
Kế toán quản trị chi phí là một công cụ vô cùng quan trọng trong công tác điều hành hoạt động sản xuất và hoạch định chiến lược của các nhà quản trị. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam chưa quan tâm đúng mức. Các doanh nghiệp đang rất lúng túng trong việc xây dựng mô hình thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin linh hoạt hiệu quả cho các nhà quản trị. Điều đó đã làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của các quyết định quản trị, làm cho khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bị hạn chế khi tham gia vào thị trường xây dựng quốc tế. Do vậy, các doanh nghị xây lắp đang rất cần có một mô hình kế toán quản trị chi phí đơn giản cơ bản để cung cấp được những thông tin hữu hiệu cho các nhà quản trị.
Từ khóa: Kế toán quản trị, Kế toán quản trị chi phí, Mô hình kế toán
1. Thực trạng áp dụng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp
Các doanh nghiệp xây lắp thường sản xuất theo đơn đặt hàng giá cả và chất lượng công trình đã được định đoạt trước nên tính chất hàng hóa của sản phẩm xây dựng giao thông không rõ rệt. Mỗi sản phẩm có đặc điểm riêng về kết cấu, về quy trình và công nghệ sản xuất, về địa điểm xây lắp điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết lập quy trình cung cấp thông tin kế toán, đặc biệt là kế toán quản trị chi phí.
Qua khảo sát thực tế có tới 97% doanh nghiệp sử dụng thông tin của kế toán chính để tổng hợp và cung cấp thông tin về chi phí xây lắp, chỉ có 3% doanh nghiệp xây lắp có tổ chức kế toán quản trị chi phí. Các doanh nghiệp này sử dụng mô hình kết hợp để tổng hợp và cung cấp thông tin về chi phí xây lắp.
Mô hình kết hợp là sự gắn kết hệ thống kế toán quản tri chi phí với hệ thống kế toán tài chính trong cùng một hệ thống kế toán thống nhất của bộ máy kế toán chung và công tác kế toán chung. Trong mô hình này không có sự phân chia giữa kế toán quản tri chi phí và kế toán tài chính nhưng có sự phân công nhiệm vụ cho các bộ phận kế toán. Người làm kế toán ở các bộ phận thực hiện đồng thời cả công việc của kế toán quản tri chi phí và công việc của kế toán tài chính. Thực hiện mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận hành hệ thống kế toán nhưng hiệu quả sẽ không cao vì kế toán quản tri chi phí có thể không tuân thủ những nguyên tắc theo quy định của pháp luật kế toán giống như kế toán tài chính do đó nếu thực hiện trên cùng một hệ thống thì khó có thể thực hiện được.
2. Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam thì mô hình hỗn hợp là phù hợp và hiệu quả. Mô hình kế toán quản trị chi phí hỗn hợp sẽ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho các nhà quản trị. Mô hình này được khái quát bằng sơ đồ sau:
Từ khóa: Kế toán quản trị, Kế toán quản trị chi phí, Mô hình kế toán
1. Thực trạng áp dụng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp
Các doanh nghiệp xây lắp thường sản xuất theo đơn đặt hàng giá cả và chất lượng công trình đã được định đoạt trước nên tính chất hàng hóa của sản phẩm xây dựng giao thông không rõ rệt. Mỗi sản phẩm có đặc điểm riêng về kết cấu, về quy trình và công nghệ sản xuất, về địa điểm xây lắp điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết lập quy trình cung cấp thông tin kế toán, đặc biệt là kế toán quản trị chi phí.
Qua khảo sát thực tế có tới 97% doanh nghiệp sử dụng thông tin của kế toán chính để tổng hợp và cung cấp thông tin về chi phí xây lắp, chỉ có 3% doanh nghiệp xây lắp có tổ chức kế toán quản trị chi phí. Các doanh nghiệp này sử dụng mô hình kết hợp để tổng hợp và cung cấp thông tin về chi phí xây lắp.
Mô hình kết hợp là sự gắn kết hệ thống kế toán quản tri chi phí với hệ thống kế toán tài chính trong cùng một hệ thống kế toán thống nhất của bộ máy kế toán chung và công tác kế toán chung. Trong mô hình này không có sự phân chia giữa kế toán quản tri chi phí và kế toán tài chính nhưng có sự phân công nhiệm vụ cho các bộ phận kế toán. Người làm kế toán ở các bộ phận thực hiện đồng thời cả công việc của kế toán quản tri chi phí và công việc của kế toán tài chính. Thực hiện mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận hành hệ thống kế toán nhưng hiệu quả sẽ không cao vì kế toán quản tri chi phí có thể không tuân thủ những nguyên tắc theo quy định của pháp luật kế toán giống như kế toán tài chính do đó nếu thực hiện trên cùng một hệ thống thì khó có thể thực hiện được.
2. Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam thì mô hình hỗn hợp là phù hợp và hiệu quả. Mô hình kế toán quản trị chi phí hỗn hợp sẽ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho các nhà quản trị. Mô hình này được khái quát bằng sơ đồ sau:
.png)
Theo mô hình này, kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của kế toán doanh nghiệp. Mô hình này sẽ phát huy được chức năng kiểm tra, giám sát của kế toán toàn diện và hiệu quả hơn. Bộ máy kế toán của doanh nghiệp xây lắp bao gồm hai bộ phận: Kế toán tài chính và kế toán quản trị chi phí sẽ tiết kiệm chi phí vận hành nhưng vẫn đảm tính hiệu quả của chức năng thông tin. Thông tin kế toán sẽ được xử lý như sau:
.png)
(1) Đội xây lắp lập tiến độ và kế hoạch thi công chi tiết nộp cho phòng kế hoạch để theo dõi làm cơ sở nghiệm thu thanh toán và nộp cho phòng kế toán làm cơ sở tạm ứng vốn. Định kỳ, kế toán đội lập bảng kê chứng từ chi phí phát sinh tại công trường nộp cho phòng kế toán qua hệ thống online. Thông tin về tiến độ và kế hoạch thi công chi tiết của kế toán đội cung cấp cho Ban chỉ huy công trường để điều hành hoạt động xây lắp hàng ngày;
(2) Định kỳ, phòng kế toán đối chiếu khối lượng với phòng kế hoạch để kiểm soát tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng vốn của đội xây lắp;
(3) Phòng kế toán thực hiện ứng vốn cho đội xây lắp theo kế hoạch;
(4) Khi công trình hoàn thành, đội thi công lập bảng quyết toán kinh phí giao khoán với phòng kế toán và phòng kế hoạch.
(5) Phòng kế toán căn cứ vào chứng từ do các đội xây lắp nộp cập nhật vào hệ thống phần mềm kế toán. Từ cơ sở dữ liệu trên phần mềm, kế toán sẽ kết xuất dữ liệu phù hợp để lập báo cáo theo yêu cầu của nhà quản trị. Những thông tin từ báo cáo này được các chuyên gia tổng hợp và phân tích để đưa ra các thông tin tư vấn cho nhà quản trị ra quyết định. Cuối kỳ, kế toán kế toán tổng hợp thông tin để lập hệ thống Báo cáo tài chính theo chế độ kế toán quy định.
3. Những điều kiện cần thiết để áp dụng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam
Để vận hành mô hình kế toán quản trị một cách hiệu quả trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông Việt Nam như trên cần có sự chủ động từ nội bộ doanh nghiệp, sự hỗ trợ của các đơn vị đào tạo và Nhà nước.
Một là, đối với cơ quan quan lý nhà nước. Nhà nước cần ban hành chính sách kế toán để phân định riêng phạm vi phản ánh của kế toán quản trị cùng với các văn bản hướng dẫn thực hiện kế toán quản trị tại doanh nghiệp. Nhằm định hướng cho các doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng trong việc thực hiện kế toán quản trị cho doanh nghiệp mình. Hiện tại văn bản pháp lý về kế toán quản trị mới chỉ dừng lại ở Luật kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015 bằng việc đưa ra khái niệm kế toán quản trị và mới chỉ có Thông tư 53/2006/TT-BTC hướng dẫn kế toán quản trị cho các doanh nghiệp. Nội dung của Thông tư 53/2006 hướng dẫn chi tiết hóa cho kế toán tài chính hơn việc hướng dẫn xây dựng, phát triển kế toán quản trị ở các doanh nghiệp theo đúng bản chất của nó. Do đó, để kế toán quản trị ở các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng hoạt động phát huy được vai trò cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn nhằm giúp các doanh nghiệp xây dựng kế toán quản trị phù hợp, hữu ích cho hoạt động của doanh nghiệp. Nhà nước chỉ cần mô tả ra bức tranh tổng thể để từng loại hình doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng cho phù hợp với tình hình thực tế ở doanh nghiệp mình. Nhà nước cũng không nên ràng buộc và can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ kỹ thuật kế toán quản trị chi phí của doanh nghiệp vì thông tin kế toán quản trị mang tính nội bộ của doanh nghiệp.
Hai là, đối với Hội kế toán Việt Nam. Việc xây dựng và vận hành hệ thống kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp là một cơ hội để nâng cao vị thế của tổ chức hội. Do đó Hội kế toán Việt Nam cần tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tổ chức thực hiện kế toán quản trị chi phí. Hội có thể tổ chức các khóa tập huấn cho lãnh đạo các doanh nghiệp nhận thức được vai trò cung cấp thông tin của kế toán quản trị chí để họ thay đổi nhận thức, thay đổi cách làm việc và quyết định theo cảm tính theo kinh nghiệm. Hội tổ chức các khóa học nghiệp vụ và nghiệp vụ nâng cao cho kế toán quản trị trong các doanh nghiệp, tiến tới tổ chức các kỳ thi để cấp chứng chỉ kế toán quản trị viên và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao này.
Ba là, đối với cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành kế toán quản trị. Các cơ sở đào tạo cần có những khảo sát thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có những cải tiến chương trình và phương pháp đào tạo chuyên ngành kế toán quản trị theo hướng thực hành và ứng dụng thực tế. Với chương trình đào tạo kế toán tài chính các cơ sở đào tạo đã xây dựng được giáo trình theo chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành nên kiến thức được đào tào cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên, do tính chất linh hoạt của kế toán quản trị chi phí cùng với kinh nghiệm thực tế cũng như kinh nghiệm giảng dạy của giảng viên ở các cơ sở đào tạo dẫn đến chất lượng đào tạo rất khác nhau. Do đó, các cơ sở đào tạo cần nghiên cứu tìm ra giải pháp để xây dựng mô hình đào tạo kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Cơ sở đào tạo cần xây dựng phòng thực hành kế toán quản trị chi phí. Phòng thực hành sẽ do những giáo viên có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp để sinh viên thực hành với các tình huống thực tế. Việc chủ động trong việc đổi mới chương trình của các cơ sở đào tạo là cơ sở quan trọng để học viên phát huy vai trò chủ động, kỹ năng tư duy khoa học và ứng dụng kiến thức được đào tạo vào thực tiễn.
4. Giải pháp áp dụng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các nhà quản trị doanh nghiệp về kế toán quản trị chi phí. Doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức và trình độ quản lý cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Các nhà quản trị doanh nghiệp cần chủ động đưa ra yêu cầu và sử dụng thông tin kế toán quản trị chi phí vào điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, hoàn thiện quy trình sản xuất. Doanh nghiệp xây dựng giao thông cần hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh, xác lập hệ thống quản trị sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển hệ thống quản lý để làm cơ sở xác lập, định hướng thiết kế, xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho doanh nghiệp.
Thứ ba, tổ chức bộ máy. Doanh nghiệp cần phải tổ chức, sắp xếp lại bộ máy kế toán doanh nghiệp theo hướng kết hợp bộ phận kế toán quản trị chi phí và kế toán tài chính trong cùng bộ máy kế toán. Phân công chức năng nhiệm vụ rõ ràng cho từng nhân viên kế toán. Bố trí những nhân viên có trình độ chuyên môn phụ trách công tác kế toán tại đội xây lắp. Thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các bộ phận khác trong doanh nghiệp để tạo thuận lợi cho việc thu thập thông tin cho kế toán quản trị. Tuy nhiên, để thông tin kế toán quản trị cần được bảo mật nên doanh nghiệp cần bố trí phòng làm việc riêng và các công cụ hỗ trợ khác cho bộ phận này.
Thứ tư, chính sách đào tạo và tuyển dụng. Doanh nhiệp cần xây dựng chính sách đào tạo lại cũng như bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về kế toán quản trị cho đội ngũ nhân viên kế toán của doanh nghiệp. Việc đào tạo lại được thực hiện bởi các chuyên gia về kế toán quản trị chi phí nhằm trang bị những kiến thức cập nhật mới nhất cho đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp xây dựng giao thông cũng cần xây dựng những tiêu chí cụ thể về kế toán quản trị chi phí khi đăng thông báo tuyển dụng. Các nhân viên mới được tuyển dụng cần được đạo tạo các kỹ năng và quy trình kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp.
Thứ năm, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán được xem như một thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì kế toán là một công cụ quản lý tài chính vô cùng hiệu quả, việc ứng dụng công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ đắc lực để trong việc xử lý số liệu kế toán và lập các báo cáo. Do đó, để ứng dụng hệ thống kế toán quản trị vào thực tế đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp cần lựa chọn phần mềm xử lý kế toán có khả năng thích ứng với đặc thù của doanh nghiệp và sự thay đổi về yêu cầu quản lý của nhà nước. Khi cần thêm thông tin do yêu cầu của nhà quản thì kế toán quản trị có thể khai thác một số chức năng quản trị để cung cấp thông tin từ hệ thống này. Phần mềm kế toán phải được thiết kế đầy đủ các cơ sở để có thể kết xuất được các báo cáo quản trị cần thiết. Khi mua hoặc tự thiết kế phần mềm kế toán phục vụ việc cung cấp thông tin nội bộ, nhà quản trị phải đưa ra hai yêu cầu chính yếu là: thiềt kế chương trình phải đảm bảo chức năng phân quyền và tính bí mật của thông tin ở mỗi cấp phân quyền. Tuy nhiên, trong thực tế chưa có phần mềm nào có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của nhà quản trị. Các phần phần mềm mới đáp ứng được các yêu cầu của kế toán tài chính. Để thiết lập các báo cáo quản trị, người làm kế toán cần kết xuất những dữ liệu ra Excel và kết hợp với các thông tin bổ sung mới lập được đầy đủ các báo cáo quản trị linh hoạt.
5. Kết luận
Tóm lại, để mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp vận dụng thành công thì các kiến nghị cần phải được thực hiện một cách đồng bộ. Ở cấp quản lý vĩ mô, đòi hỏi phải có sự hướng dẫn của nhà nước và các cơ sở quản lý tào tạo chuyên ngành để doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng và hiệu quả mang lại khi vận dụng kế toán quản trị chi phí. Ở cấp vi mô, khi các nhà quản trị nhận thức được vai trò của thông tin kế toán quản trị chi phí mới xây dựng hệ thống thông tin thông suốt trong nội bộ doanh nghiệp mình, mạnh dạn cải tiến, sắp xếp lại bộ máy kế toán cho phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường. Sự phối hợp của các cơ quan chức năng và doanh nghiệp là cơ sở quan trọng quyết định sự thành công khi vận dụng mô hình kế toán quản trị chi phí vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp Việt Nam. Mô hình được áp dụng sẽ là một công cụ quản trị chi phí vô cùng hiệu quả trong việc kiểm soát được chi phí, nâng cao chất lượng công trình góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
6. Tài liệu tham khảo:
1. Bộ tài chính, Thông tư 53/2006/TT-BTC, Hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán quản trị trong doanh hiệp, ngày 12/6/2006
2. Phạm Quang (2002), Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị và tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3. Atkinson, Kaplan & Young (2004), Management Accounting. Prentice Hall. Fouth Edition.
4. Cheryl L. Dunn & William E. McCarthy, The REA Accounting Model, https://msu.edu/user/mccarth4/DUNN&MC.htm.
5. Powers, M., Needles, B. and Crosson, S. (2010). Principles of financial and managerial accounting. Mason, Ohio: South-Western.
(2) Định kỳ, phòng kế toán đối chiếu khối lượng với phòng kế hoạch để kiểm soát tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng vốn của đội xây lắp;
(3) Phòng kế toán thực hiện ứng vốn cho đội xây lắp theo kế hoạch;
(4) Khi công trình hoàn thành, đội thi công lập bảng quyết toán kinh phí giao khoán với phòng kế toán và phòng kế hoạch.
(5) Phòng kế toán căn cứ vào chứng từ do các đội xây lắp nộp cập nhật vào hệ thống phần mềm kế toán. Từ cơ sở dữ liệu trên phần mềm, kế toán sẽ kết xuất dữ liệu phù hợp để lập báo cáo theo yêu cầu của nhà quản trị. Những thông tin từ báo cáo này được các chuyên gia tổng hợp và phân tích để đưa ra các thông tin tư vấn cho nhà quản trị ra quyết định. Cuối kỳ, kế toán kế toán tổng hợp thông tin để lập hệ thống Báo cáo tài chính theo chế độ kế toán quy định.
3. Những điều kiện cần thiết để áp dụng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam
Để vận hành mô hình kế toán quản trị một cách hiệu quả trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông Việt Nam như trên cần có sự chủ động từ nội bộ doanh nghiệp, sự hỗ trợ của các đơn vị đào tạo và Nhà nước.
Một là, đối với cơ quan quan lý nhà nước. Nhà nước cần ban hành chính sách kế toán để phân định riêng phạm vi phản ánh của kế toán quản trị cùng với các văn bản hướng dẫn thực hiện kế toán quản trị tại doanh nghiệp. Nhằm định hướng cho các doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng trong việc thực hiện kế toán quản trị cho doanh nghiệp mình. Hiện tại văn bản pháp lý về kế toán quản trị mới chỉ dừng lại ở Luật kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015 bằng việc đưa ra khái niệm kế toán quản trị và mới chỉ có Thông tư 53/2006/TT-BTC hướng dẫn kế toán quản trị cho các doanh nghiệp. Nội dung của Thông tư 53/2006 hướng dẫn chi tiết hóa cho kế toán tài chính hơn việc hướng dẫn xây dựng, phát triển kế toán quản trị ở các doanh nghiệp theo đúng bản chất của nó. Do đó, để kế toán quản trị ở các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng hoạt động phát huy được vai trò cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn nhằm giúp các doanh nghiệp xây dựng kế toán quản trị phù hợp, hữu ích cho hoạt động của doanh nghiệp. Nhà nước chỉ cần mô tả ra bức tranh tổng thể để từng loại hình doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng cho phù hợp với tình hình thực tế ở doanh nghiệp mình. Nhà nước cũng không nên ràng buộc và can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ kỹ thuật kế toán quản trị chi phí của doanh nghiệp vì thông tin kế toán quản trị mang tính nội bộ của doanh nghiệp.
Hai là, đối với Hội kế toán Việt Nam. Việc xây dựng và vận hành hệ thống kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp là một cơ hội để nâng cao vị thế của tổ chức hội. Do đó Hội kế toán Việt Nam cần tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tổ chức thực hiện kế toán quản trị chi phí. Hội có thể tổ chức các khóa tập huấn cho lãnh đạo các doanh nghiệp nhận thức được vai trò cung cấp thông tin của kế toán quản trị chí để họ thay đổi nhận thức, thay đổi cách làm việc và quyết định theo cảm tính theo kinh nghiệm. Hội tổ chức các khóa học nghiệp vụ và nghiệp vụ nâng cao cho kế toán quản trị trong các doanh nghiệp, tiến tới tổ chức các kỳ thi để cấp chứng chỉ kế toán quản trị viên và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao này.
Ba là, đối với cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành kế toán quản trị. Các cơ sở đào tạo cần có những khảo sát thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có những cải tiến chương trình và phương pháp đào tạo chuyên ngành kế toán quản trị theo hướng thực hành và ứng dụng thực tế. Với chương trình đào tạo kế toán tài chính các cơ sở đào tạo đã xây dựng được giáo trình theo chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành nên kiến thức được đào tào cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên, do tính chất linh hoạt của kế toán quản trị chi phí cùng với kinh nghiệm thực tế cũng như kinh nghiệm giảng dạy của giảng viên ở các cơ sở đào tạo dẫn đến chất lượng đào tạo rất khác nhau. Do đó, các cơ sở đào tạo cần nghiên cứu tìm ra giải pháp để xây dựng mô hình đào tạo kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Cơ sở đào tạo cần xây dựng phòng thực hành kế toán quản trị chi phí. Phòng thực hành sẽ do những giáo viên có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp để sinh viên thực hành với các tình huống thực tế. Việc chủ động trong việc đổi mới chương trình của các cơ sở đào tạo là cơ sở quan trọng để học viên phát huy vai trò chủ động, kỹ năng tư duy khoa học và ứng dụng kiến thức được đào tạo vào thực tiễn.
4. Giải pháp áp dụng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các nhà quản trị doanh nghiệp về kế toán quản trị chi phí. Doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức và trình độ quản lý cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Các nhà quản trị doanh nghiệp cần chủ động đưa ra yêu cầu và sử dụng thông tin kế toán quản trị chi phí vào điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, hoàn thiện quy trình sản xuất. Doanh nghiệp xây dựng giao thông cần hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh, xác lập hệ thống quản trị sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển hệ thống quản lý để làm cơ sở xác lập, định hướng thiết kế, xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho doanh nghiệp.
Thứ ba, tổ chức bộ máy. Doanh nghiệp cần phải tổ chức, sắp xếp lại bộ máy kế toán doanh nghiệp theo hướng kết hợp bộ phận kế toán quản trị chi phí và kế toán tài chính trong cùng bộ máy kế toán. Phân công chức năng nhiệm vụ rõ ràng cho từng nhân viên kế toán. Bố trí những nhân viên có trình độ chuyên môn phụ trách công tác kế toán tại đội xây lắp. Thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các bộ phận khác trong doanh nghiệp để tạo thuận lợi cho việc thu thập thông tin cho kế toán quản trị. Tuy nhiên, để thông tin kế toán quản trị cần được bảo mật nên doanh nghiệp cần bố trí phòng làm việc riêng và các công cụ hỗ trợ khác cho bộ phận này.
Thứ tư, chính sách đào tạo và tuyển dụng. Doanh nhiệp cần xây dựng chính sách đào tạo lại cũng như bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về kế toán quản trị cho đội ngũ nhân viên kế toán của doanh nghiệp. Việc đào tạo lại được thực hiện bởi các chuyên gia về kế toán quản trị chi phí nhằm trang bị những kiến thức cập nhật mới nhất cho đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp xây dựng giao thông cũng cần xây dựng những tiêu chí cụ thể về kế toán quản trị chi phí khi đăng thông báo tuyển dụng. Các nhân viên mới được tuyển dụng cần được đạo tạo các kỹ năng và quy trình kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp.
Thứ năm, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán được xem như một thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì kế toán là một công cụ quản lý tài chính vô cùng hiệu quả, việc ứng dụng công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ đắc lực để trong việc xử lý số liệu kế toán và lập các báo cáo. Do đó, để ứng dụng hệ thống kế toán quản trị vào thực tế đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp cần lựa chọn phần mềm xử lý kế toán có khả năng thích ứng với đặc thù của doanh nghiệp và sự thay đổi về yêu cầu quản lý của nhà nước. Khi cần thêm thông tin do yêu cầu của nhà quản thì kế toán quản trị có thể khai thác một số chức năng quản trị để cung cấp thông tin từ hệ thống này. Phần mềm kế toán phải được thiết kế đầy đủ các cơ sở để có thể kết xuất được các báo cáo quản trị cần thiết. Khi mua hoặc tự thiết kế phần mềm kế toán phục vụ việc cung cấp thông tin nội bộ, nhà quản trị phải đưa ra hai yêu cầu chính yếu là: thiềt kế chương trình phải đảm bảo chức năng phân quyền và tính bí mật của thông tin ở mỗi cấp phân quyền. Tuy nhiên, trong thực tế chưa có phần mềm nào có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của nhà quản trị. Các phần phần mềm mới đáp ứng được các yêu cầu của kế toán tài chính. Để thiết lập các báo cáo quản trị, người làm kế toán cần kết xuất những dữ liệu ra Excel và kết hợp với các thông tin bổ sung mới lập được đầy đủ các báo cáo quản trị linh hoạt.
5. Kết luận
Tóm lại, để mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp vận dụng thành công thì các kiến nghị cần phải được thực hiện một cách đồng bộ. Ở cấp quản lý vĩ mô, đòi hỏi phải có sự hướng dẫn của nhà nước và các cơ sở quản lý tào tạo chuyên ngành để doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng và hiệu quả mang lại khi vận dụng kế toán quản trị chi phí. Ở cấp vi mô, khi các nhà quản trị nhận thức được vai trò của thông tin kế toán quản trị chi phí mới xây dựng hệ thống thông tin thông suốt trong nội bộ doanh nghiệp mình, mạnh dạn cải tiến, sắp xếp lại bộ máy kế toán cho phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường. Sự phối hợp của các cơ quan chức năng và doanh nghiệp là cơ sở quan trọng quyết định sự thành công khi vận dụng mô hình kế toán quản trị chi phí vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp Việt Nam. Mô hình được áp dụng sẽ là một công cụ quản trị chi phí vô cùng hiệu quả trong việc kiểm soát được chi phí, nâng cao chất lượng công trình góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
6. Tài liệu tham khảo:
1. Bộ tài chính, Thông tư 53/2006/TT-BTC, Hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán quản trị trong doanh hiệp, ngày 12/6/2006
2. Phạm Quang (2002), Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị và tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3. Atkinson, Kaplan & Young (2004), Management Accounting. Prentice Hall. Fouth Edition.
4. Cheryl L. Dunn & William E. McCarthy, The REA Accounting Model, https://msu.edu/user/mccarth4/DUNN&MC.htm.
5. Powers, M., Needles, B. and Crosson, S. (2010). Principles of financial and managerial accounting. Mason, Ohio: South-Western.
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh
36 ngành đào tạo
thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
