Tuyển sinh 2021: Chọn ngành, chọn trường đúng sẽ không lo thất nghiệp

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2021 đang cận kề. Làm thế nào để lựa chọn được ngành học phù hợp, có việc làm tốt sau khi ra trường? Làm thế nào để chọn được trường đại học “trong mơ” phù hợp với năng lực của bản thân? Dưới đây là những mách nhỏ giúp bạn chọn ngành, chọn trường tốt nhất cho bản thân mình.
Chọn ngành yêu thích, hợp xu hướng xã hội
Thí sinh cả nước đã chính thức bước vào giai đoạn quan trọng của mùa tuyển sinh 2020.
Khảo sát thực tế cho thấy, hầu hết thí sinh có suy nghĩ chọn trường rồi mới chọn ngành học. Thí sinh thường chọn những trường đại học danh tiếng sau đó chọn những ngành học có điểm xét tuyển thấp nhất để tăng khả năng đỗ đại học, dù ngành học đó không phù hợp với sở trường của mình, xã hội ít có nhu cầu tuyển dụng, đó là một sai lầm lớn. Bởi việc học và theo đuổi một lĩnh vực mà bản thân không có sở trường, xã hội ít có nhu cầu tuyển dụng sẽ dẫn đến hệ lụy không những có thể thất nghiệp sau khi tốt nghiệp mà ít có cơ hội thăng tiến khi bản thân không có đam mê hoặc sở trường vào ngành học mà mình đã trót lựa chọn...
Chọn ngành theo sở trường, chọn trường theo năng lực là một trong những “nguyên tắc” thí sinh phải bắt buộc phải ghi nhớ để chọn ngành chọn trường đảm bảo việc làm trong tương lai
“Lựa chọn ngành học và trường học là một quyết định rất lớn trong cuộc đời. Bởi điều này tác động rất nhiều đến việc ta sẽ trở thành ai, làm gì, và sống như thế nào trong suốt cuộc đời. Vì vậy, khi chọn ngành, chọn trường thí sinh cần căn cứ vào sở trường của mình để sau khi ra trường có việc làm tốt thay vì chọn ngành, chọn trường theo tâm lý đám đông…”, thầy Lương Cao Đông – Hiệu trưởng Trường Đại học Đại Nam chia sẻ.
Không chọn trường theo tâm lý đám đông
Đại học không phải là con đường học tập duy nhất nhưng học đại học là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công cho mỗi người
Bên cạnh điểm chuẩn, thí sinh cần tìm hiểu môi trường học tập, chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, điều kiện thực hành, cơ hội trải nghiệm thực tế của trường đại học mình quan tâm. Đây là những tiền đề vô cùng cần thiết và quan trọng cho việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Đặc biệt, thí sinh cần tìm hiểu về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành của trường đó bởi đây là căn cứ phản ánh chính xác, khách quan nhất về chất lượng đào tạo của trường đại học.
Cơ sở vật chất, điều kiện thực hành, cơ hội trải nghiệm thực tế là một trong những tiêu chí chọn trường của thí sinh
Đừng bó hẹp phạm vi tìm hiểu
Hiện nay, mỗi ngành học thường có nhiều trường đào tạo với định hướng và thế mạnh riêng. Chẳng hạn, nếu yêu thích ngành Y - Dược, ngoài các trường Top đầu như: ĐH Dược Hà Nội, ĐH Y Dược TPHCM, ĐH Y Hà Nội… thí sinh có thể tham khảo Khoa Y và Khoa Dược của ĐH Đại Nam - cơ sở đào tạo được đánh giá tốt từ chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, đặc biệt là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc thực hành.
“Hiện thí sinh ngoài Bắc vẫn mang nặng tư tưởng chọn trường công vì danh tiếng, thậm chí chọn những khoa có học phí rất cao hoặc rất ít cơ hội việc làm chỉ để lấy cái danh trường… Việt Nam rồi sẽ như thế giới, các trường tư thục mới là các trường thực sự có chất lượng bởi cơ chế các trường tư rất mở, được đầu tư rất quyết liệt để thay đổi cách dạy cũng như cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu người học. Phụ huynh và người học đã thay đổi cách nhìn đối với trường tư bậc trung học phổ thông và trung học cơ sở, và đang có cái nhìn nhìn khách quan với các trường tư thục bậc đại học”, thầy Lương Cao Đông nhận định.
Hệ thống thực hành của khối sức khỏe của ĐH Đại Nam được ví như bệnh viện thu nhỏ, doanh nghiệp dược thu nhỏ trong lòng Đại Nam.
Sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên
Nếu xét tuyển học bạ thí sinh có thể đăng ký vào nhiều ngành, nếu trúng tuyển nhiều ngành thì được chọn ngành yêu thích nhất, còn với phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh sẽ chỉ được công nhận trúng tuyển 01 nguyện vọng ở thứ tự ưu tiên cao nhất. Vì vậy, khi đặt bút điền hồ sơ cần đăng ký theo thứ tự từ trên xuống. Nghĩa là, nếu “trót yêu” ngành nào, trường nào nhất thì nên đăng ký ngành và trường đó ở nguyện vọng ưu tiên.
Tận dụng triệt để các phương thức xét tuyển để tăng cơ hội trúng tuyển
Năm nay, các trường đại học sử dụng đa dạng các phương thức xét tuyển khác nhau, gồm: xét tuyển nguyện vọng dựa trên kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2021, xét tuyển học lớp 12, xét tuyển thẳng… Để tăng cơ hội tuyển thí sinh nên tận dụng triệt để các phương thức xét tuyển, thậm chí có thể xét song song các phương thức.
Sinh viên Khoa Du lịch được thực hành nghiệp vụ tại các khách sạn 3 sao, 4 sao và 5 sao hiện đại của nhà trường trong suốt quá trình học.
Thực tế cho thấy, với phương thức xét tuyển học bạ, thí sinh chủ động hơn rất nhiều trong việc lựa chọn ngành học, trường học đa dạng hơn; giảm thiểu được áp lực thi cử. Năm 2021, ĐH Đại Nam xét tuyển hệ đại học chính quy ở 17 ngành đào tạo theo hai hình thức xét tuyển: Xét tuyển dựa trên kết quà kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 (50%) và xét tuyển học bạ lớp 12 (50%).
Môi trường học tập năng động, hiện đại của ĐH Đại Nam giúp phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng cá nhân.
Điền hồ sơ chuẩn xác
Thí sinh cần phải điền thông tin chuẩn xác vào hồ sơ đăng ký dự thi Tốt nghiệp THPT 2021 và xét tuyển nguyện vọng. Những hạng mục thông tin cá nhân, mã tỉnh/thành, mã trường, khu vực, cũng như các thông tin đăng ký xét tuyển nguyện vọng: mã ngành, mã trường, thứ tự nguyện vọng… cần được đảm bảo chuẩn xác, tránh những rắc rối sau này.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn ghi phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi đặt bút điền hồ sơ và “check” lại thật kỹ trước khi nộp các bạn nhé!
Hy vọng rằng những bí quyết trên đây sẽ giúp các sĩ tử cân nhắc lựa chọn phương án xét tuyển thông minh, hiệu quả nhất.
Trường ĐH Đại Nam (mã trường DDN) ngay từ những ngày đầu thành lập đã xác định và kiên định phương châm đào tạo “kiềng 3 chân” giúp sinh viên trang bị vững Kiến thức - Kỹ năng và Trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Hơn 90% sinh viên ĐH Đại Nam tốt nghiệp ra trường có việc làm đúng chuyên ngành và được doanh nghiệp đánh giá cao. Đây là con số mong ước của không ít trường đại học. Năm 2021, ĐH Đại Nam xét tuyển 2.280 chỉ tiêu đại học chính quy ở 17 ngành đào tạo theo hai hình thức xét tuyển: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT (50%) và xét tuyển học bạ lớp 12 (50%). >>> Xem chi tiết chỉ tiêu và các phương thức xét tuyển TẠI ĐÂY. Đặc biệt, năm học 2021 - 2022, Hội đồng Quản trị trường ĐH Đại Nam quyết định cấp học bổng Khuyến tài trị giá 100% và 50% học phí không giới hạn số lượng cho tân sinh viên khóa 15 khi đăng ký theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. >>> Xem chi tiết Học bổng Khuyến tài 2021 TẠI ĐÂY. Trong những năm qua, nhà trường đã triển khai nhiều chương trình ký kết hợp tác với doanh nghiệp, tập đoàn, bệnh viện,… nhằm hỗ trợ đầu ra cho sinh viên. Nhiều ngành học cam kết đảm bảo 100% sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm gồm: Ngôn ngữ Hàn Quốc, Đông Phương học – chuyên ngành Nhật Bản, Tài chính - Ngân hàng… |
Ban TT
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
