Truyền thông – ngành thời thượng và những lý do làm nên “đẳng cấp” của khoa Truyền thông Trường Đại học Đại Nam

Theo số liệu thống kê nguyện vọng của 15 trên tổng số 24 nhóm ngành tuyển sinh năm 2021 của Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD&ĐT, so sánh tỷ lệ NV1/chỉ tiêu, khối ngành Báo chí và truyền thông đứng thứ 2 trong Top những ngành học có nhiều thí sinh đăng ký nhất. Tuy nhiên, không phải thí sinh nào khi đăng xét tuyển vào khối ngành này cũng có kiến thức và hiểu biết đúng về ngành. Bài viết dưới đây là những hỏi - đáp thường gặp của các bạn thí sinh khi tìm hiểu về ngành Quan hệ công chúng (QHCC) và Truyền thông đa phương tiện (TTĐPT) của Trường Đại học Đại Nam.
ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA KHOA TRUYỀN THÔNG - ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
- Học Truyền thông - DNU có gì mới và khác biệt so với các cơ sở đào tạo khác?
1. Chương trình đào tạo ưu việt 70% thực hành.
Với mục tiêu đào tạo ngành học Truyền thông khác biệt, vượt trội so với các cơ sở đào tạo khác, đáp ứng tối đa nhu cầu học tập tăng cao của người học và nhu cầu tuyển dụng thực tế của xã hội, Khoa Truyền thông Trường Đại học Đại Nam đã xây dựng chương trình đào tạo 2 ngành: TĐPT và QHCC dựa trên kết quả nghiên cứu thực tiễn của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực truyền thông.
>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE VÀO KHOA TRUYỀN THÔNG DNU TẠI ĐÂY
Từ năm học 2021-2022, chương trình đào tạo Truyền thông - DNU thay đổi, phù hợp với xu hướng hiện đại. Chương trình đào tạo được thiết kế tinh giản, loại bỏ các nội dung lạc hậu, phát triển hướng tới yêu cầu thực tế và nâng cao chất lượng để đón đầu các xu hướng hiện đại.
Các chuyên gia, nhà khoa học trong hội đồng thẩm định chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện của Trường Đại học Đại Nam.
Chương trình đào tạo Truyền thông - DNU được đánh giá cao bởi tính ứng dụng thực tiễn và thiên về đào tạo thực hành. Tính ứng dụng thực tiễn thể hiện ở các hoạt động thực hành tại cơ sở thực tế: công ty truyền thông, toà soạn báo, bộ phận truyền thông của các doanh nghiệp. Thực hành không chỉ thể hiện ở kết cấu những môn học như: kỹ năng chụp ảnh, kỹ năng quay/dựng, kỹ năng dẫn chương trình, sản xuất video, audio, nhiếp ảnh, biên tập multimedia, thiết kế đồ họa …mà còn được thể hiện rõ trong từng đề cương chi tiết của mỗi học phần, khi phân bổ thực hành chiếm đến 70% trong chương trình giảng dạy. Vì vậy, dù đó là những môn học lý thuyết tưởng chừng nặng tính hàn lâm khô cứng thì ở Đại học Đại Nam, sinh viên vẫn được dẫn dắt vào những hoạt động thực hành, thực tế đầy hứng khởi.
2. Áp dụng quy trình thực hành “Ngày làm việc 3h” cho sinh viên từ năm thứ nhất.
Với phương châm học đến đâu thực hành đến đó, Khoa Truyền thông, Đại học Đại Nam áp dụng chương trình thực hành “Ngày làm việc 3h” đối với sinh viên từ năm thứ nhất. Theo đó, mỗi tuần, sinh viên được thực hành 3 buổi làm việc 3h/ngày theo đúng quy trình, với nội dung công việc thực tế giống như ở doanh nghiệp.
Sinh viên khoa Truyền thông, ĐH Đại Nam được các giảng viên cầm tay chỉ việc thực hành công việc thực tế:
- Tại công ty Công ty Cổ phần Giải pháp truyền thông Đại Nam (trực thuộc khoa Truyền thông): sinh viên được thực hành tổ chức sự kiện, viết bài PR, viết báo, biên tập nội dung fanpgage, biên tập nội dung website,….;
- Tại Tạp chí Tự động hoá ngày nay (trong khuôn viên trường): sinh viên theo phóng viên đi thực tế lấy tin tại hiện trường, viết bài, biên tập hàng ngày tại văn phòng tạp chí;
- Tại Studio (nơi dành riêng cho SV truyền thông): sinh viên thực hành các dự án quay phim, chụp ảnh, tiền kỳ, hậu kỳ, MC, sản xuất các sản phẩm đa phương tiện,… quy trình thực hành “Ngày làm việc 3h” hoạt động vô cùng bổ ích để sinh viên được rèn nghề từ năm đầu tiên.
Giảng viên khoa Truyền thông cầm tay chỉ việc cho sinh viên.
Ngoài ra, Khoa Truyền thông còn thường xuyên tổ chức hoạt động ký kết, cung ứng việc làm cho các đơn vị đối tác, là những công ty truyền thông chuyên nghiệp: công ty cổ phần Truyền thông Phúc Thịnh, Công ty Truyền thông Soldo, Công ty cổ phần truyền thông Netviet,… Nhiều sinh viên đã có thu nhập tốt từ những việc làm thêm đúng chuyên ngành ngay trong ghế nhà trường.
>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE VÀO KHOA TRUYỀN THÔNG DNU TẠI ĐÂY
3. Tăng cường học hỏi thông qua hình thức trao đổi sinh viên
Với mong muốn tăng cường học hỏi, giao lưu và kết nối cộng đồng sinh viên Truyền thông. Khoa Truyền thông Đại học Đại Nam đã ký kết hợp tác với khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại, Học viện Ngoại giao về các vấn đề nhằm tăng cường chất lượng đào tạo 2 bên, trong đó có hình thức trao đổi sinh viên. Sinh viên khoa Truyền thông học một số môn chuyên ngành tại giảng đường Học viện Ngoại giao và được công nhận điểm như học tại trường Đại học Đại Nam và ngược lại.
Ngoài ra, nội dung hợp tác cũng đề cập đến các hoạt động để xây dựng một sân chơi chung cho cộng đồng sinh viên truyền thông như: cùng tham gia vào các dự án truyền thông thực tế, cùng tổ chức các cuộc thi về truyền thông,…Đó là cơ hội để sinh viên hai trường cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường học hỏi, hướng đến sự phát triển toàn diện cho mỗi sinh viên.
Sinh viên Khoa Truyền thông Trường ĐH Đại Nam theo chương trình trao đổi sinh viên.
4. Hoạt động thường xuyên các câu lạc bộ chuyên môn, các cuộc thi chuyên môn, các chương trình khởi nghiệp sáng tạo
Sự ra đời của câu lạc bộ (CLB) chuyên môn D+PR một lần nữa khẳng định phương châm: học tới đâu thực hành tới đó của Khoa Truyền thông.
Dưới sự góp ý của Ban cố vấn là các thầy cô trong Khoa, mỗi bạn sẽ có vai trò riêng trong việc tham gia set-up những sự kiện từ lớn đến nhỏ của Khoa, Trường. Sinh viên được trực tiếp chủ động trong các khâu: từ liên hệ với khách mời, chốt hợp đồng, lên kịch bản chương trình, kịch bản MC đến việc tham gia thiết kế, lễ tân, hậu cần, lên kinh phí,viết bài truyền thông….để tổ chức được một sự kiện hoàn chỉnh.
CLB D+PR và Ban cố vấn.
Với mỗi sự kiện diễn ra, thành viên CLB không chỉ được rèn luyện nhiều kỹ năng mềm, như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng lên kế hoạch,… Đó còn là cơ hội thực hành nghề nghiệp: tổ chức sự kiện, quản trị nội dung fanpage, dẫn chương trình, viết nội dung website, quay, chụp, dựng,…. Đó là những giá trị cốt lõi mà CLB muốn mang lại cho các thành viên của mình, cũng là những giá trị mà hoạt động học tập đơn thuần không thể mang lại được.
Có thể xem CLB Truyền thông D+PR như một doanh nghiệp truyền thông thu nhỏ. Nơi sinh viên chính là người điều hành, thực hiện các nhiệm vụ truyền thông.
Để tạo sân chơi nghề nghiệp cho sinh viên, Khoa Truyền thông thường xuyên tổ chức các cuộc thi chuyên môn: Thi Dẫn chương trình, thi sáng tạo tác phẩm Truyền thông, thi Viết báo,…nhằm giúp sinh viên có nhiều cơ hội thể hiện mình hơn trong lĩnh vực Truyền thông của mình.
Cuộc thi MC “Speak up – Đại Nam 2020” thu hút đông đảo sinh viên trong và ngoài trường.
5. Đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, tận tâm và thương yêu học trò.
Trải qua quá trình gần 10 năm hình thành và phát triển, khoa Truyền thông, Đại học Đại Nam trở thành nơi kết tinh và hội tụ nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Truyền thông. Xác định được rằng, đội ngũ giảng viên là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo, Khoa Truyền thông, trường Đại học Đại Nam đã xây dựng đội ngũ giảng viên có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng nghề nghiệp, và nhất là có đạo đức nghề nghiệp…. Các giảng viên được đào tạo từ nhiều nước ở châu Âu, châu Á và Việt Nam có lý thuyết đa dạng, tiến tiến.
Đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết của khoa Truyền thông DNU.
Giảng viên Khoa Truyền thông, Đại học Đại Nam đồng thời cũng là những phóng viên, biên tập viên, MC truyền hình, những chuyên gia truyền thông trong các tổ chức. Vì vậy, trong mỗi bài giảng của họ, không chỉ là truyền tải, hướng dẫn khai thác kiến thức mà còn là chia sẻ kinh nghiệm thực tế của các thầy cô dành cho sinh viên. Bởi vậy, sinh viên luôn cảm thấy bổ ích và hào hứng trong mỗi giờ lên lớp với thầy cô.
Đặc biệt, Giảng viên Khoa Truyền thông là những người thật ấm áp, gần gũi và yêu thương sinh viên. Sinh viên thường gọi thầy cô là Bố, mẹ, là u, là những người thân yêu, ruột thịt. Sinh viên có thể tâm sự, chia sẻ mọi điều trong cuộc sống với thầy cô. Đó là một trong những động lực để sinh viên thêm yêu trường, yêu lớp, yêu nghề.
- Định hướng ứng dụng theo yêu cầu của doanh nghiệp thể hiện thế nào trong chương trình đào tạo của Khoa Truyền thông-DNU?
1. Trước hết, nội dung chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên ý kiến đóng góp của nhiều chuyên gia truyền thông của các doanh nghiệp.
Chương trình đào tạo mang tính ứng dụng cao, được xây dựng và không ngừng cập nhật bởi những giáo sư đầu ngành, uy tín trong các trường đại học lớn nhất ở VN và các chuyên gia giàu kinh nghiệm đang hoạt động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, công ty truyền thông uy tín như Đài Truyền hình Việt Nam, Tổng Công ty Bảo hiểm VietinBank, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình, Hội Tin học, VTC News... liên tục cải tiến nội dung (chủ yếu là các nội dung thực hành và công nghệ mới) theo yêu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia đào tạo trong một số môn, sinh viên có cơ hội tham gia các dự án hợp tác phát triển công nghệ của Khoa và các doanh nghiệp.
Sinh viên được áp dụng quy trình thực hành “Ngày làm việc 3h” từ sinh viên năm thứ nhất với các cơ sở thực hành truyền thông để được trải nghiệm những công việc thực tế dựa vào từng bậc năng lực. Từ đó dần dần xây dựng được kiến thức vững chắc, rèn luyện kỹ năng và thực hành thái độ chuyên cần, nghiêm túc với công việc ngay từ năm đầu tiên. Đó là mấu chốt cho sự phát triển nhân cách và sự nghiệp bản thân.
>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE VÀO KHOA TRUYỀN THÔNG DNU TẠI ĐÂY
2. Chương trình đào tạo đáp ứng tốt các tiêu chí doanh nghiệp cần
Hoạt động liên kết hoạt động chặt chẽ, thường xuyên với các doanh nghiệp là cơ hội để Khoa Truyền thông hiểu rõ những gì doanh nghiệp cần để có thể điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp nhất, thích ứng với xu hướng mỗi thời kỳ. Khoa truyền thông nhận định doanh nghiệp cần những sinh viên biết làm việc ngay, biết viết một bài báo cụ thể, biết lên kế hoạch cho một nội dung truyền thông cụ thể, biết viết bài SEO, biết chụp ảnh sự kiện, biết sản xuất video theo đúng yêu cầu,…là những việc làm tuy nhỏ nhưng sát sườn.
Các doanh nghiệp luôn mong muốn tuyển dụng được những sinh viên đã tiếp cận tốt môi trường làm việc, có thể thích ứng ngay những công việc được giao mà không phải đào tạo lại.
Chương trình đào tạo Khoa Truyền thông Đại học Đại Nam được thiết kế không chỉ chú trọng vào các học phần thực hành mà còn xây dựng hệ thống đề cương chi tiết với cơ cấu nội dung thực hành cao, cho sinh viên tiếp cận tối đa với thực tế doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông. Đó là điều những doanh nghiệp cần nhất”.
Ths. Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Trưởng phòng truyền thông tập đoàn Hoà bình đánh giá cao nội dung thực hành của chương trình đào tạo.
3. Hợp tác đào tạo doanh nghiệp mang đến môi trường thực hành, trải nghiệm hiện đại, chuyên nghiệp cho sinh viên.
Hằng năm, Khoa Truyền thông luôn có các sự kiện hợp tác với các doanh nghiệp Truyền thông nhằm tạo cơ hội cho sinh viên có thể tham gia đi làm tại các công ty Truyền thông với những hạng mục công việc phù hợp. Sinh viên có thể tham gia vào hoạt động của các công ty đối tác với công việc cụ thể như: MC, setup sự kiện, chạy kỹ thuật sự kiện, viết content, hậu cần, chụp ảnh, quay phim, dựng phim,…. Nhiều sinh viên sau một thời gian làm part time tại công ty đối tác, sau khi ra trường đã được công ty nhận về làm full time với mức lương mơ ước.
Lễ ký kết hợp tác của Trường Đại học Đại Nam với các doanh nghiệp Truyền thông.
- Em sẽ được học những gì để làm Truyền thông tốt?
1. Kiến thức chuyên ngành chuyên sâu
Chương trình đào tạo của khoa Truyền thông, Đại học Đại Nam cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về các loại hình báo chí truyền thông, quảng cáo, marketing... Từ đó làm cơ sở tiếp thu kiến thức ngành và chuyên ngành về Truyền thông đa phương tiện và ngành Quan hệ công chúng.
Người học sẽ nắm vững khối kiến thức, kỹ năng chuyên sâu của ngành Truyền thông từ phương thức xây dựng kế hoạch đến việc triển khai kế hoạch; thực hiện các nghiệp vụ truyền thông cơ bản như viết, sản xuất video, audio, nhiếp ảnh, biên tập multimedia, digital marketing, thiết kế đồ họa, MC… trên các kênh truyền đa dạng, hiện đại nhất hiện nay áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như truyền thông doanh nghiệp, chính phủ, xã hội, đối ngoại…
Sinh viên Khoa truyền thông thực hành chuyên môn.
2. Chú trọng kỹ năng mềm và ngoại ngữ
Bên cạnh đó, người học cũng được trau dồi các kĩ năng mềm quan trọng, như: kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, khả năng tư duy, phân tích và tổng hợp,... Đồng thời được tăng cường khả năng về công nghệ thông tin, trình độ tiếng Anh tương đương với chuẩn B1 theo tham chiếu của châu Âu để ứng dụng trong các hoạt động thực tiễn nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học về Truyền thông đa phương tiện và Quan hệ công chúng.
3. Rèn luyện thái độ nghiêm túc và đam mê với công việc
Yếu tố then chốt dẫn đến thành công là sinh viên có thái độ nghiêm túc và đam mê với công việc. Ở Khoa Truyền thông, với phương châm truyền lửa cho sinh viên, mỗi thầy cô là một minh chứng cho một tấm gương truyền thông đầy hăng hái, nhiệt huyết và đam mê. Thông qua các bài giảng, bài thực hành và hệ thống đánh giá chặt chẽ, sinh viên được rèn luyện từng ngày để thích nghi với kỷ luật, với thái độ nghiêm túc trong công việc, từ đó càng say mê hơn với sự nghiệp truyền thông mà mình đã chọn
Sinh viên khoa Truyền thông trải nghiệm thực tế.
- Khoa Truyền thông - DNU có những chuyên ngành nào?
Khoa Truyền thông đào tạo trình độ Cử nhân 2 chuyên ngành:
1. Ngành Truyền thông đa phương tiện
2. Ngành Quan hệ công chúng
- Phương pháp giảng dạy của khoa Truyền thông - DNU có gì khác biệt so với các trường khác?
Nhận xét về chương trình đào tạo Truyền thông đa phương tiện, Đại học Đại Nam, TS. Trần Bá Dung - Trưởng ban nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: “Một số trường đại học đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện hiện nay có xu hướng bị thiên về đào tạo báo chí hoặc công nghệ thông tin. Với chương trình đào tạo của Đại học Đại Nam, tôi thấy cơ cấu kiến thức của hai lĩnh vực này rất hợp lý. Một sinh viên khi ra trường có thể hiểu được về truyền thông, báo chí và sản xuất những sản phẩm đa phương tiện cho truyền thông đúng và trúng mục tiêu truyền thông...”
CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGÀNH TRUYỀN THÔNG
- Cơ hội việc làm của ngành truyền thông hiện nay như thế nào?
Sản phẩm TTĐPT ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề: Văn hoá, giáo dục, kinh tế, chính trị, nghệ thuật, giải trí, du lịch… kéo theo nhu cầu nhân lực rất lớn cho ngành này.
Với sự hấp dẫn như vậy, TTĐPT thu hút một số lượng lớn các bạn trẻ đăng kí ngành học này.
Khối ngành Báo chí – Thông tin đứng thứ 2 trong tổng 24 nhóm ngành tuyển sinh 2021.
QHCC chuyên nghiệp có mặt tại Việt Nam từ khoảng 15 năm trước, được đánh giá là một ngành mới mẻ. Đến nay, nhiều người thậm chí vẫn nhầm lẫn QHCC với Marketing hay Quảng cáo. Trong khi đó, nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, kéo theo nhu cầu khẳng định giá trị thương hiệu ngày càng cấp thiết, không chỉ dừng lại ở doanh nghiệp mà ở tất cả các các tổ chức Nhà nước, Chính phủ, phi chính phủ…. Do vậy, nhu cầu nhân lực ngành QHCC được đánh giá là rất lớn và còn tiếp tục tăng trưởng hơn nữa trong nhiều năm tiếp theo.
>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE VÀO KHOA TRUYỀN THÔNG DNU TẠI ĐÂY
- Học Truyền thông ở DNU xong có thể làm ở những vị trí nào, công việc gì, ở đâu trong doanh nghiệp?
1. Đối với ngành TTĐPT:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành TTĐPT có thể làm việc tại rất nhiều ngành nghề khác nhau ở các vị trí việc làm thú vị với các công việc cụ thể như:
- Biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách (tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản)
- Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, xử lý âm thanh hay làm các kỹ xảo điện ảnh (tại các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim)
- Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu (tại các công ty quảng cáo, PR)
- Thiết kế, giao diện, thiết kế chức năng, xây dựng nội dung website (tại các công ty phát triển phần mềm, tạo dựng Website)
- Thiết kế đồ họa, mô phỏng, ứng dụng trong y học, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giáo dục,… (tại các công ty về thiết kế đồ họa).
2. Đối với ngành QHCC
* Nhóm việc làm Chuyên viên PR trong các tổ chức/doanh nghiệp
Chuyên viên PR thường phụ trách các công việc như: quan hệ báo chí, quan hệ nội bộ, tổ chức sự kiện, quan hệ cộng đồng, biên tập nội dung các sản phẩm xuất bản, hỗ trợ các hoạt động Marketing: sản xuất sản phẩm quảng cáo, biên tập nội dung (content),…… tại các cơ quan, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế và các tổ chức xã hội, phi chính phủ…
*Nhóm việc làm chuyên viên trong các công ty Truyền thông chuyên nghiệp (PR Agency)
Với các tổ chức truyền thông chuyên nghiệp, bạn có thể đảm nhiệm một trong những vị trí sau: Tư vấn/Nội dung (content)/tổ chức sự kiện/quan hệ báo chí/Hợp đồng,kinh doanh… với nhiệm vụ cùng thực hiện các dự án Quan hệ công chúng cho khách hàng. Những khách hàng là cá nhân/tổ chức muốn tổ chức/sản xuất những sản phẩm/dịch vụ truyền thông chuyên nghiệp, quy mô và yêu cầu chuyên môn cao.
* Nhóm việc làm trong các cơ quan báo chí
Sinh viên hoàn toàn có thể tự tin trong các vai trò: MC truyền hình, phóng viên, biên tập viên, biên kịch,… trong các cơ quan báo chí như: tạp chí, báo in, báo mạng, đài phát thanh, đài truyền hình.
Minh Trang – cựu sinh viên Khoa Truyền thông với vai trò MC, BTV Truyền hình Quốc hội
- Sinh viên khoa Truyền thông DNU có thể đi làm thêm đúng chuyên ngành từ năm thứ mấy?
Với chương trình học hiện đại, sinh viên được học những môn chuyên ngành ngay từ năm đầu tiên, vì vậy, sau khi kết thúc năm thứ nhất, sinh viên hoàn toàn có thể áp dụng kiến thức để làm thêm những công việc để rèn nghề như: Quay phim, chụp ảnh, dẫn chương trình, phụ trách nội dung fanpage, chỉnh âm thanh cho các sự kiện, tham gia các hoạt động team building,…
Hết năm thứ hai: sinh viên có thể làm Biên tập viên tại tòa soạn, tham gia khâu lên chương trình, trưởng nhóm hậu cần, phụ trách âm thanh, phụ trách khách mời,.. trong các sự kiện,
Hết năm ăm thứ ba: Sinh viên có thể làm tại các công ty truyền thông với các nhiệm vụ khó hơn: thương lượng, trao đổi với khách hàng, lên ý tưởng, sơ thảo nội dung,…
Sau khi ra trường: Sinh viên hoàn toàn tự tin làm việc tại Đài truyền hình, các công ty truyền thông, các doanh nghiệp với CV kinh nghiệm 4 năm trong ngành truyền thông.
MỨC THU NHẬP SAU KHI TỐT NGHIỆP
- Mức lương sau khi tốt nghiệp đại học ngành truyền thông là bao nhiêu?
Không có con số cụ thể, bởi vì có rất nhiều tham số. Tuy nhiên sau thời gian thử việc, lương khởi điểm trung bình của ngành Truyền thông hiện nay là từ 10-12 triệu/tháng. Mức lương sẽ tăng rất nhanh tùy theo kinh nghiệm.
Khoa Truyền thông-DNU đã có các chương trình hợp tác với doanh nghiệp để em có thể tích lũy kinh nghiệm ngay từ sau năm thứ nhất, có thể giúp em tìm việc làm có mức lương cao hơn.
CƠ HỘI HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC
- Cử nhân khoa Truyền thông DNU có thể học tập nâng cao trình độ và bằng cấp như thế nào?
Sinh viên Khoa Truyền thông có tri thức toàn diện và cơ bản để tiếp tục học cao. Ưu thế về kỹ năng CNTT, sử dụng tài liệu tiếng Anh, văn hóa hội nhập sẽ là điểm cộng của sinh viên Khoa Truyền thông.
Sinh viên có thể học thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo mà Khoa Truyền thông –DNU đã liên kết: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, trường ĐH KH Xã hội và Nhân văn Hà Nội, ĐH Tổng hợp Quốc gia Moscow (LB Nga)...
Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow (LB Nga).
HỌC BỔNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH VIÊN CỦA KHOA TRUYỀN THÔNG -DNU
- Trong quá trình học tập, sinh viên khoa Truyền thông sẽ nhận được sự hỗ trợ như thế nào từ phía khoa và nhà trường?
Các thầy, cô của Khoa Truyền thông luôn theo dõi sâu sát việc học tập của sinh viên, có thể tổ chức phụ đạo, kèm cặp đặc biệt tới học sinh kém.
Bên cạnh đó, cộng đồng học tập của khoa quy tụ những sinh viên ưu tú sẽ giúp kèm cặp những sinh viên yếu kém để học tập đạt hiệu quả tốt nhất.
Đội ngũ thầy, cô là cố vấn học tập nhiệt tình, sâu sát với từng hoàn cảnh sinh viên trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, sinh viên Khoa Truyền thông - ĐH Đại Nam còn có cơ hội nhận những suất học bổng giá trị như: Học bổng Khuyến tài trị giá 100% và 50% học phí; Học bổng khuyến khích học tập, học bổng doanh nghiệp…
Năm học 2021, Trường Đại học Đại Nam cấp học bổng Khuyến tài trị giá 100% và 50% học phí học kỳ I năm học 2021-2022 không giới hạn số lượng cho tân sinh viên K15.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH SINH VIÊN TRUYỀN THÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM?
- Khoa Truyền thông DNU sử dụng các phương thức xét tuyển nào?
Để trở thành sinh viên của ngành TTĐPT và QHCC Trường Đại học Đại Nam, bạn có thể đăng ký xét tuyển theo hai phương thức dưới đây:
1. Phương thức xét tuyển học bạ:
- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
- Tổng điểm trung bình năm lớp 12 theo tổ hợp 3 môn xét tuyển ≥ 18 điểm
C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý)
C19 (Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
D15 (Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh)
>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE VÀO KHOA TRUYỀN THÔNG DNU TẠI ĐÂY
2. Phương thức xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
- Tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021
- Đạt điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đại học do Đại học Đại Nam quy định
C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý)
C19 (Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
D15 (Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh)
>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE VÀO KHOA TRUYỀN THÔNG DNU TẠI ĐÂY
KHOA TRUYỀN THÔNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
