Trao đổi về phương pháp đào tạo kế toán theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
Đăng ngày 29/11/2017
12.589 lượt xem

Để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán, Bộ Tài chính đã định hướng và xây dựng lộ trình áp dụng IFRS vào Việt Nam. Theo đó, hệ thống chuẩn mực kế toán sẽ được xây dựng tiệm cần với hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Khi hệ thống khung pháp lý về kế toán thay đổi đòi hỏi chất lượng nguồn lao động nghề kế toán cũng phải thay đổi tương ứng.
TS. Lê Thế Anh
TÓM TẮT
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán, Bộ Tài chính đã định hướng và xây dựng lộ trình áp dụng IFRS vào Việt Nam. Theo đó, hệ thống chuẩn mực kế toán sẽ được xây dựng tiệm cần với hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Khi hệ thống khung pháp lý về kế toán thay đổi đòi hỏi chất lượng nguồn lao động nghề kế toán cũng phải thay đổi tương ứng.
Chất lượng nguồn lao động kế toán góp phần quan trọng trong việc triển khai thành công IFRS vào thực tế hoạt động của các doanh nghiệp. Sự chung tay của các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức nghề nghiệp, đặc biệt là các cơ sở đào tạo ngành kế toán sẽ nâng cao được chất lượng của đội ngũ lao động này. Trong phạm vi bài viết này, để nâng cao chất lượng nguồn lao động kế toán thì các cơ sở đào tạo cần triển khai động bộ nhiều giải pháp như: đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới tiêu chí đánh giá năng lực người học, tăng cường thực hành kỹ năng nghề nghiệp thông qua sự trải nghiệm tại các phòng thực hành ảo, định hướng cho người học nghiên cứu tìm hiểu rõ bản chất hoạt động kinh tế và vận dụng sáng tạo những nguyên tắc kế toán theo IFRS.
Từ khóa: Chương trình đào tạo theo IFRS, hội nhập kế toán, đổi mới phương pháp kế toán, nghệ thuật kế toán
1. Giới thiệu
Từ khi chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống chế độ kế toán đã có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, hệ thống chế độ kế toán và những chuẩn mực kế toán ban hành từ những năm 2000 có nhiều nội dung không phản ánh được những nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh của nền kinh tế. Do đó, Vụ chế độ Kế toán – Bộ Tài chính và các cơ quan chuyên môn, các trường đại học, viên nghiên cứu đã dành nhiều thời gian nghiên cứu để xây dựng và áp dụng hệ thống chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) phù hợp với đặc điểm tổ chức và quản lý nền kinh tế của Việt Nam.
Hệ thống chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là một bộ chuẩn mực kế toán được thiết kế và phát triển bởi một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận được gọi là Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB). IFRS tập trung vào các hướng dẫn, diễn giải chung nhất về cách lập báo cáo tài chính hơn là thiết lập các quy tắc lập báo cáo ngành cụ thể. Hệ thống IFRS được áp dụng phổ biến tại các nước phát triển. Theo số liệu thống kê của IFRS Foundation, tính đến năm 2016 trên thế giới có 131 quốc gia áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, trong đó có những quốc gia mới bắt đầu áp dụng, có quốc gia áp dụng từng phần hay toàn bộ. Báo cáo tài chính được lập theo IFRS hướng tới việc cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư trở nên minh bạch hơn góp phần làm ổn định thị trường tài chính. Khi đó, kế toán thực sự trở thành một công cụ đắc lực cho quản trị doanh nghiệp thay vì kế toán chỉ hoàn thành các báo cáo theo yêu cầu thực hiện nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp. Những kết quả nghiên cứu được công bố tại hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp đào tạo, cập nhật giáo trình giảng dạy kế toán phù hợp với yêu cầu cải cách kế toán trong giai đoạn mới” do Bộ Tài chính tổ chức vào ngày 07/7/2017 tại Học viện Ngân hàng Hà Nội cho thấy những lợi ích của việc áp dụng IFRS như: chất lượng của báo cáo tài chính của doanh nghiệp được nâng lên đảm bảo yêu cầu tăng cường trách nhiệm giải trình, tăng cường tính minh bạch, khả năng so sánh và cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà quản trị và các nhà đầu tư và tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro… Bên cạnh những lợi ích của việc áp dụng IFRS, lãnh đạo Bộ Tài chính và các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện, đó là thị trường tài chính còn nhiều hạn chế, nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp Nhà nước nên thông tin còn thiếu minh bạch, một số kỹ thuật lập báo cáo tài chính theo IFRS khá phức tạp, rào cản về ngôn ngữ cũng là một vấn đề khó khăn và đặc biệt là nguồn nhân lực về kế toán chưa được đào tạo về IFRS. Đây chính là một trong những vấn đề cấp thiết được đặt ra cho các cơ sở đạo tạo trong việc đổi mới phương pháp đào tạo kế toán nhằm cung cấp nguồn lao động đáp ứng được những yêu cầu hội tụ của IFRS.
2. Đổi mới phương pháp đào tạo kế toán truyền thống đặt trọng tâm vào việc ghi Nợ - Có sang vận dụng nguyên tắc để ghi sổ và lập Báo cáo tài chính.
Theo số liệu của Bộ giáo dục và Đào tạo tổng hợp đến kết năm học 2016 – 2017 cả nước có 235 trường đại học và 208 trường cao đẳng. Trong số đó có tới trên 200 trường Đại học và Cao đẳng đào tạo nghề kế toán. Mỗi năm các trường này cung cấp hàng ngàn cử nhân ngành kế toán cho thị trường lao động. Việc đào tạo kế toán đã có nhiều đổi mới như hướng đến việc nghiên cứu, phân tích các chuẩn mực, nguyên tắc kế toán và làm rõ bản chất các giao dịch kinh tế làm cơ sở ghi sổ kế toán. Tuy nhiên, phương pháp dạy kế toán của các trường chủ yếu vẫn theo lối mòn truyền thống đặt trọng tâm vào việc ghi Nợ - Có theo các hướng dẫn chi tiết trong các chế độ kế toán và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính ban hành. Do đó bên cạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy, các trường đại học và cao đẳng vẫn phải triển khai hướng dẫn, giảng dạy theo những nội dụng cụ thể để người học có thể thực hiện được những công việc kế toán theo yêu cầu chủ yếu của doanh nghiệp về thực hiện nghĩa vụ thuế. Chế độ kế toán Việt Nam được ban hành theo các quy định cụ thể hay theo hệ thống chuẩn mực kế toán căn cứ vào các nguyên tắc sẽ tác động trực tiếp đến việc hình thành phương pháp đào tạo kế toán. Từ năm 1945 đến 2014, Chế độ kế toán Việt Nam đã từng bước đổi mới trên cơ sở áp dụng chuẩn mực kế toán dựa trên các quy định cụ thể nhấn mạnh vào việc ghi sổ kế toán và chủ yếu phục vụ công tác quản lý của các cơ quan Nhà nước. Người học kế toán phải học thuộc các quy định mang nặng tính pháp lý được quy định trong chế độ kế toán. Khi chế độ kế toán thay đổi thì người học và người dạy lại phải thay đổi và cập nhật bổ sung kiến thức mới. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm nảy sinh nhiều hoạt động kinh tế mới và có những hoạt động chưa được quy định trong chế độ kế toán làm ảnh hưởng trực tiếp đến người làm kế toán và người dạy thường cập nhật thiếu thời. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy kế toán từ việc dạy theo chế độ kế toán sang dạy theo hệ thống các nguyên tắc sẽ tạo ra sự sáng tạo và tăng tính nghệ thuật của nghề kế toán. Theo phương pháp này, người dạy dễ dàng dẫn dắt người học hiểu sâu sắc về bản chất của hoạt động kinh tế hơn việc yêu cầu người học phải nhớ tên gọi của các giao dịch. Về phía người học được tiếp cận theo các hoạt động kinh tế, hiểu rõ bản chất của hoạt động kinh tế sẽ không chỉ ghi nhận thông tin vào sổ kế toán phù hợp mà còn có những thông tin hữu ích phục vụ các nhà quản trị doanh nghiệp. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và làm kế toán theo các nguyên tắc chuẩn mực sẽ làm gia tăng tính khoa học và đặc biệt là tính nghệ thuật của kế toán. Kế toán sẽ không tập trung vào việc hoàn thành các báo cáo phục vụ cơ quan quản lý thuế mà kế toán hướng đến cung cấp thông tin trung thực, minh bạch và được trình bày một cách nhất quán tạo thuận lợi cho người sử dụng thông tin.
Hệ thống chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được thiết kế trên cơ sở những nguyên tắc kế toán nên khi Bộ Tài chính có chủ trương xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam tiến tới hội tụ với IFRS thì việc giảng dạy và học tập kế toán dựa trên những quy định cụ thể theo chế độ kế toán sẽ không còn phù hợp. Hệ thống chuẩn mực kế toán xây dựng theo các nguyên tắc sẽ ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật. Khuyến khích kế toán vận dụng những nguyên tắc trong những hoạt động cụ thể để trình bày báo cáo tài chính phù hợp. Do đó, người dạy và người làm kế toán phải hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực lập và trình bày báo cáo tài chính. Khi đó, người dạy cần thay đổi tiêu chí đánh giá khả năng của người học, người làm kế toán cũng phải theo phương pháp dựa trên những nguyên tắc. Người dạy cần giúp người học hiểu rõ bản chất của các khái niệm, các giao dịch kinh tế thay vì nhớ tên gọi của các giao dịch và các bút toán cụ thể, giúp người học tự giải quyết vấn đề trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên tắc kế toán. Như vậy, các cơ sở đào tạo phải nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng khơi dậy tư duy sáng tạo của người học, xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực người học theo hướng phân tích làm rõ bản chất của hoạt động, đánh giá khả năng xử lý vấn đề của người làm kế toán chứ không phải kiểm tra việc thực hiện ghi Nợ - Có.
3. Một sô đề xuất đổi mới phương pháp giảng dạy kế toán theo IFRS
Áp dụng IFRS vào Việt Nam sẽ tạo ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế tế và phát triển thị trường tài chính minh bạch. Tuy nhiên, để áp dụng đươc IFRS vào các doanh nghiệp bên cạnh sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp như: Hội kế toán Việt Nam, Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA)… thì các cơ sở đào tạo cần đẩy mạnh việc đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và đánh giá năng lực của người học kế toán theo những nguyên tắc.
Một là, đổi mới chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo kế toán cần điều chỉnh giảm thời lượng lý thuyết trên lớp, tăng cường thực hành kỹ năng nghề kế toán cho người học. Theo kết quả nghiên cứu thì chương trình đào tạo kế toán vẫn năng về ký thuyết hàn lâm nên người học kế toán khi ra trường rất thiếu kỹ năng nghề. Do đó, cơ sở đào tạo có thể cắt giảm thời gian học lý thuyết trên lớp bằng cách vận dụng phương pháp MOOC – Massive Open Online Course và dành nhiều thời gian cho người học được thực hành, trải nghiệm các hoạt động thực tế của doanh nghiệp tại phòng thực hành ảo. Phòng thực hành ảo cần xây dựng cơ sở dữ liệu phong phú về các loại hình doanh nghiệp, các lĩnh vực hoạt động thực tế. Các tài liệu cần được biên soạn nên có ý kiến của các chuyên gia và cần đảm bảo tính hệ thống, dễ hiểu để người học nghiên cứu vận dụng những nguyên tắc kế toán để giải quyết một cách sáng tạo.
Hai là, đổi mới phương pháp giảng dạy: Phương pháp giảng dạy truyền thống coi trọng lý thuyết và tuân thủ những quy định cụ thể của chế độ kế toán cần được thay thế bằng phương pháp giảng dạy tích cực phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Các phương pháp giảng dạy tích cực như: lấy người học làm trung tâp, phương pháp MOOC, phương pháp tình huống… cần được giảng viên phối hợp và vận dụng linh hoạt, hiệu quả trong từng bài giảng. Mục tiêu của IFRS là hướng tới việc lập và trình bày báo cáo tài chính nên ngoài kỹ năng nghề kế toán cần truyền tải, các cơ sở đào tạo còn cần bổ sung những kỹ năng cho người học như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin, kỹ năng giao tiếp… và đặc biệt là việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người học.
Ban là, đổi mới phương pháp đánh giá năng lực người học: Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đặt trọng tâm vào việc lập và trình bày báo cáo tài chính nên việc đánh giá năng lực của người học kế toán theo hai tiêu chí định tính và định lượng. Hai tiêu chí này đã được nhiều trường đài học trên thế giới và Việt Nam áp dụng. Tiêu chí định lượng được tổng hợp từ các chỉ tiêu chuyên cần, thuyết trình, kiểm tra giữa kỳ, thi cuối kỳ… Tiêu chí định tính được tổng hợp từ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kiến thức tổ chức, khả năng tư duy sáng tạo.
4. Kết luận
Đào tạo kế toán theo xu hướng hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu và cần có sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp và đặc biệt là các cơ sở đào tạo kế toán. Các cơ sở đào tạo hàng năm cung cấp hàng chục nghìn lao động kế toán. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động kế toán đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế thì các cơ sở đào tạo cần đổi mới phương pháp giảng dạy kế toán. Việc đổi mới từ chương trình đào tạo, tài liệu nghiên cứu, phương tiện giảng dạy, phương pháp đào tạo và đánh giá năng lực người học theo IFRS cần được thực hiện một cách đồng bộ. Thực hiện đổi mới toàn diện như vậy chúng ta mới có thể biến những thách thức khi áp dụng IFRS thành cơ hội tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển và làm minh bạch thị trường tài chính.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Hữu Ánh (2017). Đổi mới đào tạo ngành kế toán của các trường đại học ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu xã hội trong xu thế hội nhập, Kỷ yếu hội thảo quốc gia – Bộ Tài chính.
[2] GS.TS.NGND.Ngô Thế Chi, PGS.TS. Phạm Văn Đăng: “Kế toán Việt Nam – quá tình hình thành và phát triển”, NXB Tài chính, Hà nội – 2013
[3] Yuan, L., Powell, S. & Oliver, B. (2014). Beyond MOOCs: Sustaible Online Leaning in Institutions. Cetis. White paper.
[4]https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%91%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc,_h%E1%BB%8Dc_vi%E1%BB%87n_v%C3%A0_cao_%C4%91%E1%BA%B3ng_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam [3h ngày 08 tháng 11 năm 2017].
[5] http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/nhung-con-so-biet-noi-ve-giao-duc-dai-hoc-viet-nam-389870.html [3h15 ngày 08 tháng 11 năm 2017].
[6] http://ndh.vn/nganh-ke-toan-kiem-toan-bao-dong-do-vi-thua-so-luong-thieu-chat-luong--2017072804011169p125c135.news [3h30 ngày 08 tháng 11 năm 2017].
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán, Bộ Tài chính đã định hướng và xây dựng lộ trình áp dụng IFRS vào Việt Nam. Theo đó, hệ thống chuẩn mực kế toán sẽ được xây dựng tiệm cần với hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Khi hệ thống khung pháp lý về kế toán thay đổi đòi hỏi chất lượng nguồn lao động nghề kế toán cũng phải thay đổi tương ứng.
Chất lượng nguồn lao động kế toán góp phần quan trọng trong việc triển khai thành công IFRS vào thực tế hoạt động của các doanh nghiệp. Sự chung tay của các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức nghề nghiệp, đặc biệt là các cơ sở đào tạo ngành kế toán sẽ nâng cao được chất lượng của đội ngũ lao động này. Trong phạm vi bài viết này, để nâng cao chất lượng nguồn lao động kế toán thì các cơ sở đào tạo cần triển khai động bộ nhiều giải pháp như: đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới tiêu chí đánh giá năng lực người học, tăng cường thực hành kỹ năng nghề nghiệp thông qua sự trải nghiệm tại các phòng thực hành ảo, định hướng cho người học nghiên cứu tìm hiểu rõ bản chất hoạt động kinh tế và vận dụng sáng tạo những nguyên tắc kế toán theo IFRS.
Từ khóa: Chương trình đào tạo theo IFRS, hội nhập kế toán, đổi mới phương pháp kế toán, nghệ thuật kế toán
1. Giới thiệu
Từ khi chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống chế độ kế toán đã có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, hệ thống chế độ kế toán và những chuẩn mực kế toán ban hành từ những năm 2000 có nhiều nội dung không phản ánh được những nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh của nền kinh tế. Do đó, Vụ chế độ Kế toán – Bộ Tài chính và các cơ quan chuyên môn, các trường đại học, viên nghiên cứu đã dành nhiều thời gian nghiên cứu để xây dựng và áp dụng hệ thống chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) phù hợp với đặc điểm tổ chức và quản lý nền kinh tế của Việt Nam.
Hệ thống chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là một bộ chuẩn mực kế toán được thiết kế và phát triển bởi một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận được gọi là Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB). IFRS tập trung vào các hướng dẫn, diễn giải chung nhất về cách lập báo cáo tài chính hơn là thiết lập các quy tắc lập báo cáo ngành cụ thể. Hệ thống IFRS được áp dụng phổ biến tại các nước phát triển. Theo số liệu thống kê của IFRS Foundation, tính đến năm 2016 trên thế giới có 131 quốc gia áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, trong đó có những quốc gia mới bắt đầu áp dụng, có quốc gia áp dụng từng phần hay toàn bộ. Báo cáo tài chính được lập theo IFRS hướng tới việc cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư trở nên minh bạch hơn góp phần làm ổn định thị trường tài chính. Khi đó, kế toán thực sự trở thành một công cụ đắc lực cho quản trị doanh nghiệp thay vì kế toán chỉ hoàn thành các báo cáo theo yêu cầu thực hiện nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp. Những kết quả nghiên cứu được công bố tại hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp đào tạo, cập nhật giáo trình giảng dạy kế toán phù hợp với yêu cầu cải cách kế toán trong giai đoạn mới” do Bộ Tài chính tổ chức vào ngày 07/7/2017 tại Học viện Ngân hàng Hà Nội cho thấy những lợi ích của việc áp dụng IFRS như: chất lượng của báo cáo tài chính của doanh nghiệp được nâng lên đảm bảo yêu cầu tăng cường trách nhiệm giải trình, tăng cường tính minh bạch, khả năng so sánh và cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà quản trị và các nhà đầu tư và tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro… Bên cạnh những lợi ích của việc áp dụng IFRS, lãnh đạo Bộ Tài chính và các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện, đó là thị trường tài chính còn nhiều hạn chế, nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp Nhà nước nên thông tin còn thiếu minh bạch, một số kỹ thuật lập báo cáo tài chính theo IFRS khá phức tạp, rào cản về ngôn ngữ cũng là một vấn đề khó khăn và đặc biệt là nguồn nhân lực về kế toán chưa được đào tạo về IFRS. Đây chính là một trong những vấn đề cấp thiết được đặt ra cho các cơ sở đạo tạo trong việc đổi mới phương pháp đào tạo kế toán nhằm cung cấp nguồn lao động đáp ứng được những yêu cầu hội tụ của IFRS.
2. Đổi mới phương pháp đào tạo kế toán truyền thống đặt trọng tâm vào việc ghi Nợ - Có sang vận dụng nguyên tắc để ghi sổ và lập Báo cáo tài chính.
Theo số liệu của Bộ giáo dục và Đào tạo tổng hợp đến kết năm học 2016 – 2017 cả nước có 235 trường đại học và 208 trường cao đẳng. Trong số đó có tới trên 200 trường Đại học và Cao đẳng đào tạo nghề kế toán. Mỗi năm các trường này cung cấp hàng ngàn cử nhân ngành kế toán cho thị trường lao động. Việc đào tạo kế toán đã có nhiều đổi mới như hướng đến việc nghiên cứu, phân tích các chuẩn mực, nguyên tắc kế toán và làm rõ bản chất các giao dịch kinh tế làm cơ sở ghi sổ kế toán. Tuy nhiên, phương pháp dạy kế toán của các trường chủ yếu vẫn theo lối mòn truyền thống đặt trọng tâm vào việc ghi Nợ - Có theo các hướng dẫn chi tiết trong các chế độ kế toán và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính ban hành. Do đó bên cạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy, các trường đại học và cao đẳng vẫn phải triển khai hướng dẫn, giảng dạy theo những nội dụng cụ thể để người học có thể thực hiện được những công việc kế toán theo yêu cầu chủ yếu của doanh nghiệp về thực hiện nghĩa vụ thuế. Chế độ kế toán Việt Nam được ban hành theo các quy định cụ thể hay theo hệ thống chuẩn mực kế toán căn cứ vào các nguyên tắc sẽ tác động trực tiếp đến việc hình thành phương pháp đào tạo kế toán. Từ năm 1945 đến 2014, Chế độ kế toán Việt Nam đã từng bước đổi mới trên cơ sở áp dụng chuẩn mực kế toán dựa trên các quy định cụ thể nhấn mạnh vào việc ghi sổ kế toán và chủ yếu phục vụ công tác quản lý của các cơ quan Nhà nước. Người học kế toán phải học thuộc các quy định mang nặng tính pháp lý được quy định trong chế độ kế toán. Khi chế độ kế toán thay đổi thì người học và người dạy lại phải thay đổi và cập nhật bổ sung kiến thức mới. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm nảy sinh nhiều hoạt động kinh tế mới và có những hoạt động chưa được quy định trong chế độ kế toán làm ảnh hưởng trực tiếp đến người làm kế toán và người dạy thường cập nhật thiếu thời. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy kế toán từ việc dạy theo chế độ kế toán sang dạy theo hệ thống các nguyên tắc sẽ tạo ra sự sáng tạo và tăng tính nghệ thuật của nghề kế toán. Theo phương pháp này, người dạy dễ dàng dẫn dắt người học hiểu sâu sắc về bản chất của hoạt động kinh tế hơn việc yêu cầu người học phải nhớ tên gọi của các giao dịch. Về phía người học được tiếp cận theo các hoạt động kinh tế, hiểu rõ bản chất của hoạt động kinh tế sẽ không chỉ ghi nhận thông tin vào sổ kế toán phù hợp mà còn có những thông tin hữu ích phục vụ các nhà quản trị doanh nghiệp. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và làm kế toán theo các nguyên tắc chuẩn mực sẽ làm gia tăng tính khoa học và đặc biệt là tính nghệ thuật của kế toán. Kế toán sẽ không tập trung vào việc hoàn thành các báo cáo phục vụ cơ quan quản lý thuế mà kế toán hướng đến cung cấp thông tin trung thực, minh bạch và được trình bày một cách nhất quán tạo thuận lợi cho người sử dụng thông tin.
Hệ thống chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được thiết kế trên cơ sở những nguyên tắc kế toán nên khi Bộ Tài chính có chủ trương xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam tiến tới hội tụ với IFRS thì việc giảng dạy và học tập kế toán dựa trên những quy định cụ thể theo chế độ kế toán sẽ không còn phù hợp. Hệ thống chuẩn mực kế toán xây dựng theo các nguyên tắc sẽ ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật. Khuyến khích kế toán vận dụng những nguyên tắc trong những hoạt động cụ thể để trình bày báo cáo tài chính phù hợp. Do đó, người dạy và người làm kế toán phải hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực lập và trình bày báo cáo tài chính. Khi đó, người dạy cần thay đổi tiêu chí đánh giá khả năng của người học, người làm kế toán cũng phải theo phương pháp dựa trên những nguyên tắc. Người dạy cần giúp người học hiểu rõ bản chất của các khái niệm, các giao dịch kinh tế thay vì nhớ tên gọi của các giao dịch và các bút toán cụ thể, giúp người học tự giải quyết vấn đề trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên tắc kế toán. Như vậy, các cơ sở đào tạo phải nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng khơi dậy tư duy sáng tạo của người học, xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực người học theo hướng phân tích làm rõ bản chất của hoạt động, đánh giá khả năng xử lý vấn đề của người làm kế toán chứ không phải kiểm tra việc thực hiện ghi Nợ - Có.
3. Một sô đề xuất đổi mới phương pháp giảng dạy kế toán theo IFRS
Áp dụng IFRS vào Việt Nam sẽ tạo ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế tế và phát triển thị trường tài chính minh bạch. Tuy nhiên, để áp dụng đươc IFRS vào các doanh nghiệp bên cạnh sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp như: Hội kế toán Việt Nam, Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA)… thì các cơ sở đào tạo cần đẩy mạnh việc đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và đánh giá năng lực của người học kế toán theo những nguyên tắc.
Một là, đổi mới chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo kế toán cần điều chỉnh giảm thời lượng lý thuyết trên lớp, tăng cường thực hành kỹ năng nghề kế toán cho người học. Theo kết quả nghiên cứu thì chương trình đào tạo kế toán vẫn năng về ký thuyết hàn lâm nên người học kế toán khi ra trường rất thiếu kỹ năng nghề. Do đó, cơ sở đào tạo có thể cắt giảm thời gian học lý thuyết trên lớp bằng cách vận dụng phương pháp MOOC – Massive Open Online Course và dành nhiều thời gian cho người học được thực hành, trải nghiệm các hoạt động thực tế của doanh nghiệp tại phòng thực hành ảo. Phòng thực hành ảo cần xây dựng cơ sở dữ liệu phong phú về các loại hình doanh nghiệp, các lĩnh vực hoạt động thực tế. Các tài liệu cần được biên soạn nên có ý kiến của các chuyên gia và cần đảm bảo tính hệ thống, dễ hiểu để người học nghiên cứu vận dụng những nguyên tắc kế toán để giải quyết một cách sáng tạo.
Hai là, đổi mới phương pháp giảng dạy: Phương pháp giảng dạy truyền thống coi trọng lý thuyết và tuân thủ những quy định cụ thể của chế độ kế toán cần được thay thế bằng phương pháp giảng dạy tích cực phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Các phương pháp giảng dạy tích cực như: lấy người học làm trung tâp, phương pháp MOOC, phương pháp tình huống… cần được giảng viên phối hợp và vận dụng linh hoạt, hiệu quả trong từng bài giảng. Mục tiêu của IFRS là hướng tới việc lập và trình bày báo cáo tài chính nên ngoài kỹ năng nghề kế toán cần truyền tải, các cơ sở đào tạo còn cần bổ sung những kỹ năng cho người học như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin, kỹ năng giao tiếp… và đặc biệt là việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người học.
Ban là, đổi mới phương pháp đánh giá năng lực người học: Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đặt trọng tâm vào việc lập và trình bày báo cáo tài chính nên việc đánh giá năng lực của người học kế toán theo hai tiêu chí định tính và định lượng. Hai tiêu chí này đã được nhiều trường đài học trên thế giới và Việt Nam áp dụng. Tiêu chí định lượng được tổng hợp từ các chỉ tiêu chuyên cần, thuyết trình, kiểm tra giữa kỳ, thi cuối kỳ… Tiêu chí định tính được tổng hợp từ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kiến thức tổ chức, khả năng tư duy sáng tạo.
4. Kết luận
Đào tạo kế toán theo xu hướng hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu và cần có sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp và đặc biệt là các cơ sở đào tạo kế toán. Các cơ sở đào tạo hàng năm cung cấp hàng chục nghìn lao động kế toán. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động kế toán đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế thì các cơ sở đào tạo cần đổi mới phương pháp giảng dạy kế toán. Việc đổi mới từ chương trình đào tạo, tài liệu nghiên cứu, phương tiện giảng dạy, phương pháp đào tạo và đánh giá năng lực người học theo IFRS cần được thực hiện một cách đồng bộ. Thực hiện đổi mới toàn diện như vậy chúng ta mới có thể biến những thách thức khi áp dụng IFRS thành cơ hội tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển và làm minh bạch thị trường tài chính.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Hữu Ánh (2017). Đổi mới đào tạo ngành kế toán của các trường đại học ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu xã hội trong xu thế hội nhập, Kỷ yếu hội thảo quốc gia – Bộ Tài chính.
[2] GS.TS.NGND.Ngô Thế Chi, PGS.TS. Phạm Văn Đăng: “Kế toán Việt Nam – quá tình hình thành và phát triển”, NXB Tài chính, Hà nội – 2013
[3] Yuan, L., Powell, S. & Oliver, B. (2014). Beyond MOOCs: Sustaible Online Leaning in Institutions. Cetis. White paper.
[4]https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%91%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc,_h%E1%BB%8Dc_vi%E1%BB%87n_v%C3%A0_cao_%C4%91%E1%BA%B3ng_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam [3h ngày 08 tháng 11 năm 2017].
[5] http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/nhung-con-so-biet-noi-ve-giao-duc-dai-hoc-viet-nam-389870.html [3h15 ngày 08 tháng 11 năm 2017].
[6] http://ndh.vn/nganh-ke-toan-kiem-toan-bao-dong-do-vi-thua-so-luong-thieu-chat-luong--2017072804011169p125c135.news [3h30 ngày 08 tháng 11 năm 2017].
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh
36 ngành đào tạo
thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
