Tổ chức thông tin kế toán quản trị chi phí tại các Doanh nghiệp xây lắp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Đăng ngày 16/01/2018
1.045 lượt xem

Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Theo đó, ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực về vốn, công nghệ và kỹ năng quản trị tốt tham gia, tạo nên một sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong một sân chơi chung bình đẳng.
TS. Lê Thế Anh
Trường Đại học Đại Nam
Trường Đại học Đại Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Theo đó, ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực về vốn, công nghệ và kỹ năng quản trị tốt tham gia, tạo nên một sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong một sân chơi chung bình đẳng. Các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam muốn đứng vững và phát triển bền vững trên thị trường cần phải có định hướng chiến lược đúng đắn cũng như kiểm soát được chi phí sản xuất. Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xây lắp cần xây dựng cho mình một hệ thống thông tin kế toán quản trị linh hoạt và hiệu quả để phân tích, xử lý và cung cấp các thông tin kịp thời cho nhà quản trị. Căn cứ vào các thông tin hữu ích đó nhà quản trị mới có thể hoạch định chiến lược kinh doanh và kiểm soát hiệu quả quá trình hoạt động đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra. Do vậy, việc xây lắp và hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp xây lắp giao thông là cần thiết.
1. Vai trò của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí
Hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí có thể được định nghĩa là những thông kế toán được sử dụng bởi các nhà quản trị người sử dụng thông tin của kế toán để đưa ra quyết định quan trọng của họ. Điều này sẽ giúp các nhà quản trị phải có sự hiểu biết tốt hơn về tổ chức và thực hiện các chức năng kiểm soát hiệu quả hơn. Hệ thống thông tin kế toán quản trị giúp nhà quản trị ra các quyết định như:
Quản trị chiến lược: Các quyết định quản trị chiến lược của một tổ chức có thể được thực hiện bởi các nhà quản trị của các tổ chức sử dụng thông tin kế toán quản trị.
Quản lý hiệu quả: Hiệu suất của tổ chức có thể được quản lý bằng cách sử dụng thông tin kế toán quản trị. Nó sẽ giúp nhà quản trị ra được các quyết định quan trọng cho tổ chức.
Quản lý rủi ro: Thông tin kế toán quản trị sẽ cung cấp một khuôn khổ giúp các nhà quản trong việc xác định, quản lý rủi ro và báo cáo. Điều đó vô cùng hữu ích trong việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức.
2. Phân tích SWOT về xu hướng phát triển của các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam
Điểm mạnh
- Hệ thống chính sách mới và quy hoạch cụ thể mở ra nhiều cơ hội cho việc phát triển cho doanh nghiệp xây lắp.
- Với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, và chiến lược đầu tư của chính phủ cho các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm.
- Nguồn lao động tại chỗ có giá rẻ.
Điểm yếu
- Một số DN Nhà nước có nhiều lợi thế khi tham gia đấu thầu các công trình xây dựng có vốn đầu tư Nhà Nước làm giảm tính hiệu quả đấu thầu và có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng và tiến độ xây lắp đối với các nhà thầu không đủ năng lực thực hiện.
- Tiến độ cải thủ tục hành chính cách chậm là rào cản rất lớn tới các nhà đầu tư. Mặc dù có hiều nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính nhưng tổng thời gian nộp thuế còn 247 giờ là mức rất cao so với các nước trong khu vực. Thời gian thông quan của Việt Nam là 21 ngày cao hơn mức trung bình 13-14 ngày của các nước ASEAN-6.
- Hầu hết các nhà thầu trong nước là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có năng lực cạnh tranh yếu kém, công nghệ xây lắp lạc hậu.
- Trình độ quản lý của các nhà thầu còn nhiều hạn chế thiếu các nhà quản lý giỏi và thiếu đội ngũ công nhân lành nghề.
Cơ hội
- Nhu cầu về xây lắp dự đoán sẽ tăng cao trong thời gian sắp tới do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh.
- Sự phục hồi trở lại của thị trường bất động sản.
- Sự nỗ lực của Chính phủ trong việc đổi mới chính sách góp phần làm minh bạch thị trường và thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Thực hiện tốt việc triển khai thông quan tự động VNACCS/VCIS và áp dụng cơ chế hải quan một của (NSW), thời gian thông quan của hàng hóa giảm được 3,5 – 4 ngày và chi phí giản 10-20% sẽ cải thiện môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp FDI.
- Kênh đầu tư tiền gửi đang trở nên kém hấp dẫn hơn do lãi suất giảm. Dòng tiền có thể sẽ chuyển vào các kênh đầu tư khác hiệu quả hơn như bất động sản. Đồng thời, chi phí lãi vay của các DN xây dựng giao thông cũng giảm góp phần làm giảm chi phí.
- Hành lang pháp lý cho hình thức PPP (Mô hình hợp tác Công-Tư) ngày càng được cải thiện hơn, tạo điều kiện thu hút mạnh vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Trong thời gian gần đây, một số dự án PPP lớn cũng đã được triển khai như cao tốc Nha Trang–Phan Thiết (46-47 nghìn tỷ), cao tốc Trung Lương –Mỹ Thuận giai đoạn 1 (14,6 nghìn tỷ), cao tốc Bắc Giang –Lạng Sơn (13 nghìn tỷ), và Cầu Mỹ Thuận 2 (9,8 nghìn tỷ). Tuy nhiên, một nhược điểm của hình thức PPP là Nhà Nước vẫn phải bỏ vốn tham gia vào các dự án PPP. Do vậy, việc huy động thêm vốn vay đối ứng, đặc biệt là vốn ODA là cũng một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay.
- Trong thời gian gần đây Việt Nam đã ký kết các hiệp định kinh tế sẽ tạo tiền đề thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực xây dựng.
Thách thức
- Việc không minh bạch và sự độc quyền của chính phủ trong lĩnh vực năng lượng tạo ra những rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân.
- Những ảnh hưởng tiêu cực do thiếu hụt năng lượng và sự yếu kém của cơ sở hạ tầng ảnh hưởng tới dòng vốn FDI.
- Chi phí đầu tư của các doanh nghiệp FDI tăng do năng suất lao động thấp.
- Sự bất cập và thiếu minh bạch của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực thuế và đăng ký kinh doanh.
Như vậy, phân tích SWOT cho thấy các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như những thách thức. Để có thể tận dụng được những cơ hội đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam cần có những quyết định đúng đắn trong quản trị điều hành doanh nghiệp. Những quyết định đó chỉ có thể được đưa ra khi nhà quản trị có được những thông tin đầy đủ, kịp thời và hiệu quả. Thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những thông tin vô cùng quan trọng trong hệ thống thông tin của doanh nghiệp.
Để thực hiện xây dựng các công trình các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các yếu tố đầu vào như: Vật liệu, nhân công và máy xây dựng. Các yếu tố chi phí này hình thành nên giá thành của công trình xây dựng. Theo số liệu khảo sát, giá thành của một công trình xây dựng thông thường bao gồm 60-70% chi phí vật liệu, 10-20% chi phí nhân công, và 10-20% chi phí máy xây dựng, trong đó thép chiếm 60-70% và Xi măng.
Với đặc điểm chi phí phát sinh trong quá trình xây lắp rất lớn nên doanh nghiệp cần xây dựng được hệ thống thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phù hợp mới có thể kiểm soát được chi phí. Hệ thống thông tin kế toán quản trị bao gồm con người, các thủ tục thiết bị và hệ thống sổ sách được một tổ chức sử dụng để:
+ Phát triển các thông tin kế toán;
+ Truyền tải các thông tin kế toán tới những người ra quyết định.
1. Vai trò của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí
Hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí có thể được định nghĩa là những thông kế toán được sử dụng bởi các nhà quản trị người sử dụng thông tin của kế toán để đưa ra quyết định quan trọng của họ. Điều này sẽ giúp các nhà quản trị phải có sự hiểu biết tốt hơn về tổ chức và thực hiện các chức năng kiểm soát hiệu quả hơn. Hệ thống thông tin kế toán quản trị giúp nhà quản trị ra các quyết định như:
Quản trị chiến lược: Các quyết định quản trị chiến lược của một tổ chức có thể được thực hiện bởi các nhà quản trị của các tổ chức sử dụng thông tin kế toán quản trị.
Quản lý hiệu quả: Hiệu suất của tổ chức có thể được quản lý bằng cách sử dụng thông tin kế toán quản trị. Nó sẽ giúp nhà quản trị ra được các quyết định quan trọng cho tổ chức.
Quản lý rủi ro: Thông tin kế toán quản trị sẽ cung cấp một khuôn khổ giúp các nhà quản trong việc xác định, quản lý rủi ro và báo cáo. Điều đó vô cùng hữu ích trong việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức.
2. Phân tích SWOT về xu hướng phát triển của các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam
Điểm mạnh
- Hệ thống chính sách mới và quy hoạch cụ thể mở ra nhiều cơ hội cho việc phát triển cho doanh nghiệp xây lắp.
- Với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, và chiến lược đầu tư của chính phủ cho các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm.
- Nguồn lao động tại chỗ có giá rẻ.
Điểm yếu
- Một số DN Nhà nước có nhiều lợi thế khi tham gia đấu thầu các công trình xây dựng có vốn đầu tư Nhà Nước làm giảm tính hiệu quả đấu thầu và có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng và tiến độ xây lắp đối với các nhà thầu không đủ năng lực thực hiện.
- Tiến độ cải thủ tục hành chính cách chậm là rào cản rất lớn tới các nhà đầu tư. Mặc dù có hiều nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính nhưng tổng thời gian nộp thuế còn 247 giờ là mức rất cao so với các nước trong khu vực. Thời gian thông quan của Việt Nam là 21 ngày cao hơn mức trung bình 13-14 ngày của các nước ASEAN-6.
- Hầu hết các nhà thầu trong nước là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có năng lực cạnh tranh yếu kém, công nghệ xây lắp lạc hậu.
- Trình độ quản lý của các nhà thầu còn nhiều hạn chế thiếu các nhà quản lý giỏi và thiếu đội ngũ công nhân lành nghề.
Cơ hội
- Nhu cầu về xây lắp dự đoán sẽ tăng cao trong thời gian sắp tới do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh.
- Sự phục hồi trở lại của thị trường bất động sản.
- Sự nỗ lực của Chính phủ trong việc đổi mới chính sách góp phần làm minh bạch thị trường và thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Thực hiện tốt việc triển khai thông quan tự động VNACCS/VCIS và áp dụng cơ chế hải quan một của (NSW), thời gian thông quan của hàng hóa giảm được 3,5 – 4 ngày và chi phí giản 10-20% sẽ cải thiện môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp FDI.
- Kênh đầu tư tiền gửi đang trở nên kém hấp dẫn hơn do lãi suất giảm. Dòng tiền có thể sẽ chuyển vào các kênh đầu tư khác hiệu quả hơn như bất động sản. Đồng thời, chi phí lãi vay của các DN xây dựng giao thông cũng giảm góp phần làm giảm chi phí.
- Hành lang pháp lý cho hình thức PPP (Mô hình hợp tác Công-Tư) ngày càng được cải thiện hơn, tạo điều kiện thu hút mạnh vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Trong thời gian gần đây, một số dự án PPP lớn cũng đã được triển khai như cao tốc Nha Trang–Phan Thiết (46-47 nghìn tỷ), cao tốc Trung Lương –Mỹ Thuận giai đoạn 1 (14,6 nghìn tỷ), cao tốc Bắc Giang –Lạng Sơn (13 nghìn tỷ), và Cầu Mỹ Thuận 2 (9,8 nghìn tỷ). Tuy nhiên, một nhược điểm của hình thức PPP là Nhà Nước vẫn phải bỏ vốn tham gia vào các dự án PPP. Do vậy, việc huy động thêm vốn vay đối ứng, đặc biệt là vốn ODA là cũng một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay.
- Trong thời gian gần đây Việt Nam đã ký kết các hiệp định kinh tế sẽ tạo tiền đề thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực xây dựng.
Thách thức
- Việc không minh bạch và sự độc quyền của chính phủ trong lĩnh vực năng lượng tạo ra những rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân.
- Những ảnh hưởng tiêu cực do thiếu hụt năng lượng và sự yếu kém của cơ sở hạ tầng ảnh hưởng tới dòng vốn FDI.
- Chi phí đầu tư của các doanh nghiệp FDI tăng do năng suất lao động thấp.
- Sự bất cập và thiếu minh bạch của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực thuế và đăng ký kinh doanh.
Như vậy, phân tích SWOT cho thấy các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như những thách thức. Để có thể tận dụng được những cơ hội đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam cần có những quyết định đúng đắn trong quản trị điều hành doanh nghiệp. Những quyết định đó chỉ có thể được đưa ra khi nhà quản trị có được những thông tin đầy đủ, kịp thời và hiệu quả. Thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những thông tin vô cùng quan trọng trong hệ thống thông tin của doanh nghiệp.
Để thực hiện xây dựng các công trình các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các yếu tố đầu vào như: Vật liệu, nhân công và máy xây dựng. Các yếu tố chi phí này hình thành nên giá thành của công trình xây dựng. Theo số liệu khảo sát, giá thành của một công trình xây dựng thông thường bao gồm 60-70% chi phí vật liệu, 10-20% chi phí nhân công, và 10-20% chi phí máy xây dựng, trong đó thép chiếm 60-70% và Xi măng.
Với đặc điểm chi phí phát sinh trong quá trình xây lắp rất lớn nên doanh nghiệp cần xây dựng được hệ thống thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phù hợp mới có thể kiểm soát được chi phí. Hệ thống thông tin kế toán quản trị bao gồm con người, các thủ tục thiết bị và hệ thống sổ sách được một tổ chức sử dụng để:
+ Phát triển các thông tin kế toán;
+ Truyền tải các thông tin kế toán tới những người ra quyết định.
.png)
Sơ đồ: Hệ thống thông tin kế toán quản trị
3. Các tiêu chí đánh giá đối với hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp xây lắp
Trong quản trị doanh nghiệp xây lắp, thông tin là nguồn lực, là tài sản ngày càng có vai trò quan trọng. Trong đó thông tin kế toán quản trị là một trong những công cụ quan trọng phục vụ cho việc điều hành, ra các quyết định. Để đảm bảo nhu cầu thông tin cho nhà quản trị trong việc ra quyết định đúng đắn kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn, chiến lược kinh doanh trong dài hạn đòi hỏi Hệ thống thông tin kế toán quản trị phải đảm bảo, chất lượng thông tin được cung cấp ở mức độ cao. Một hệ thống thông tin kế toán quản trị được coi là hoàn thiện phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
(1) Đảm bảo tính đầy đủ của thông tin: Xây lắp đầy đủ về hệ thống báo cáo, về các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu chi tiết cần thiết cho quản trị nghiệp vụ, cho quản trị chi phí, cho quản trị rủi ro, cho việc xác định hiệu quả kinh doanh của từng bộ phận thi công, từng hạng mục, từng công trình.
(2) Đảm bảo tính kịp thời của thông tin: Là một ngành kinh tế đặc thù chịu nhiều tác động của môi trường tự nhiên, địa hình thi công …nên thông tin kế toán quản trị trong xây lắp giao thông đòi hỏi tính kịp thời ở mức tương đối cao. Ví dụ, các công trình xây lắp cảng biển chịu tác động của thủy triều hay những công trình xây lắp trong mùa mưa bão cần được cung cấp kịp thời thông tin về tiến độ thi công để nhà quản trị phân tích, xem xét quyết định điều hành sản xuất… Nhìn chung, định kỳ lập các báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp xây lắp giao thông sẽ linh hoạt hơn để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhà quản trị.
(3) Đảm bảo thông tin trung thực, hợp lý: Thông tin kế toán quản trị cần trung thực, hợp lý để ban lãnh đạo đơn vị biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của chính đơn vị mình, xác định chính xác hiệu quả hoạt động của từng tổ, đội thi công phục vụ cho việc ra quyết định cơ cấu tổ chức thi công đạt hiệu quả.
(4) Đảm bảo tính hiệu quả: Nghĩa là, thông tin đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác nhưng chi phí để có thông tin phải hợp lý, không tốn kém chi phí thời gian và chi phí vật chất trong việc thu thập, xử lý, cung cấp thông tin. Chủ đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp xây lắp giao thông không chỉ phải đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, đảm bảo về chất lượng và tiến độ thi công mà còn phải giá thành hợp lý và thể hiện được giá có tính cạnh tranh trên thị trường xây lắp.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán quản trị
Có hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán quản trị đó là: các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Một là, nhận thức của Ban lãnh đạo: Để hoàn thiện tốt hệ thống thông tin kế toán quản trị, yếu tố ảnh hưởng đầu tiên là nhận thức của ban lãnh đạo các cấp của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo có nhận thức được tầm quan trọng, vai trò của hệ thống thông tin kế toán quản trị thì việc xây lắp và hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị mới có hiệu quả, có chất lượng. Bởi các thông tin từ hệ thống thông tin kế toán quản trị phục vụ trực tiếp cho chính ban lãnh đạo doanh nghiệp để ra quyết định về kế hoạch sản xuất kinh doanh, hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy ngay từ khâu xác định nhu cầu thông tin, ban lãnh đạo doanh nghiệp đã cần phải nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của từng bộ phận, từng tổ đội thi công, dự án nào, công trình nào mang lại lợi ích cho doanh nghiệp ít hay nhiều sẽ ảnh hưởng đến quyết định việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị.
Hai là, năng lực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ: Với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh phân tán, nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ nên những ý tưởng, những yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp về hệ thống thông tin kế toán quản trị cần phải cụ thể hoá bằng hề thống các chỉ tiêu và được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp. Các cán bộ cần có đủ kiến thức và kỹ năng để đảm bảo từ khâu thu thập thông tin từ các dự án, các công trình, nhập dữ liệu vào trong hệ thống thông tin đến việc xử lý dữ liệu, xây lắp hệ thống kế toán quản trị phải đảm bảo sự thống nhất, chính xác, đầy đủ, kịp thời cho hệ thống thông tin kế toán quản trị. Trong quá trình phát triển hệ thống thông tin kế toán quản trị việc cập nhật kiến thức, tri thức mới cho những cán bộ đặc biệt là các cán bộ làm việc trực tiếp tại các công trường xây lắp cũng góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán quản trị.
Ba là, nền tảng công nghệ thông tin: hệ thống thông tin kế toán quản trị chỉ có thể áp dụng tại các doanh nghiệp mà tại doanh nghiệp đó có được một hệ thống công nghệ thông thi đạt tới trình độ nhất định: hệ thống công nghệ thông tin quản lý tập trung (online) trên toàn doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp mà hệ thống công nghệ thông tin chưa phát triển, phân tán, chưa xử lý trực tuyến (online) thì có mong muốn cũng không thể triển khai được hệ thống thông tin kế toán quản trị một cách hiệu quả. Đồng hành với hệ thống công nghệ thông tin, việc quản lý dữ liệu tập trung đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính để xây lắp hệ thống.
Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Một là, sự cạnh tranh giữa các xây lắp: Yếu tố quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp trong thương trường phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh và việc phân bổ, sử dụng nguồn lực có phù hợp, hiệu quả hay không. Hệ thống thông tin kế toán quản trị là một công cụ đắc lực phục vụ cho ban lãnh đạo hoạt động điều hành nội bộ của mỗi doanh nghiệp nên thường không có những tiêu chuẩn chung. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải đầu tư nhiều thời gian, nguồn lực để xây lắp, củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị mang tính đặc thù đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều phải giữ, phải xây lắp cho riêng mình những thông tin để đưa ra những quyết định nhằm chiếm được nhiều lợi thế trên thị trường, trong đó quan trọng nhất chính là những thông tin từ hệ thống thông tin kế toán quản trị. Vì vậy không một doanh nghiệp nào có thể chuyển giao dễ dàng những kinh nghiệm, công nghệ của hệ thống thông tin kế toán quản trị cho một doanh nghiệp khác.
Hai là, hệ thống luật pháp: hệ thống pháp luật có tác dụng định hướng cho các doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật như luật kế toán và hệ thống các thông tư hướng dẫn và các văn bản hướng dẫn khác được xây dựng hoàn chỉnh và ổn định sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xây dựng được mô hình kế toán quản trị chi phí phù hợp và hiệu quả. Ngược lại, nếu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thiếu đồng bộ và thiếu tính ổn định sẽ là một rào cản khá lớn đối với doanh doanh nghiệp khi triển khai. Việc luật hóa và mức độ chi tiết cần căn cứ vào từng loại kế toán. Với kế toán tài chính đã được luật hóa và quy định cần chi tiết, cụ thể. Tuy nhiên, với kế toán quản trị chi phí thì chỉ cần có các văn bản hướng dẫn những nội dung cơ bản mà không cần luật hóa và cũng không nên luật hóa, vì thông tin kế toán quản trị chi phí phục vụ nội bộ doanh nghiệp. Do đó, với hệ thống luật pháp hiện tại, các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí thì cần phải hoàn thiện đầy đủ hơn. Đối với các doanh nghiệp chưa có hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí thì có định hướng để tập trung nguồn lực để xây dựng.
Tóm lại, trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp xây lắp cần phải xây dựng được hệ thống thông tin kế toán quản trị. Hệ thống đó sẽ giúp các nhà quản trị có được những thông tin để khai thác và sử dụng tối đa nguồn lực sẵn có và quản trị tốt rủi ro có thể sảy ra. Do đó, việc nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin kế toán quản trị yêu cầu bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp xây lắp. Hệ thống thông tin linh hoạt và hiệu quả sẽ là một công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị điều hành, ra các quyết định đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là an toàn và lợi nhuận./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Quang Vinh, Báo cáo ngành xây dựng 2015.
2. Bộ tài chính, Thông tư 53/2006/TT-BTC, Hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán quản trị trong doanh hiệp, ngày 12/6/2006
3. Cheryl L. Dunn & William E. McCarthy, The REA Accounting Model
Trong quản trị doanh nghiệp xây lắp, thông tin là nguồn lực, là tài sản ngày càng có vai trò quan trọng. Trong đó thông tin kế toán quản trị là một trong những công cụ quan trọng phục vụ cho việc điều hành, ra các quyết định. Để đảm bảo nhu cầu thông tin cho nhà quản trị trong việc ra quyết định đúng đắn kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn, chiến lược kinh doanh trong dài hạn đòi hỏi Hệ thống thông tin kế toán quản trị phải đảm bảo, chất lượng thông tin được cung cấp ở mức độ cao. Một hệ thống thông tin kế toán quản trị được coi là hoàn thiện phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
(1) Đảm bảo tính đầy đủ của thông tin: Xây lắp đầy đủ về hệ thống báo cáo, về các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu chi tiết cần thiết cho quản trị nghiệp vụ, cho quản trị chi phí, cho quản trị rủi ro, cho việc xác định hiệu quả kinh doanh của từng bộ phận thi công, từng hạng mục, từng công trình.
(2) Đảm bảo tính kịp thời của thông tin: Là một ngành kinh tế đặc thù chịu nhiều tác động của môi trường tự nhiên, địa hình thi công …nên thông tin kế toán quản trị trong xây lắp giao thông đòi hỏi tính kịp thời ở mức tương đối cao. Ví dụ, các công trình xây lắp cảng biển chịu tác động của thủy triều hay những công trình xây lắp trong mùa mưa bão cần được cung cấp kịp thời thông tin về tiến độ thi công để nhà quản trị phân tích, xem xét quyết định điều hành sản xuất… Nhìn chung, định kỳ lập các báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp xây lắp giao thông sẽ linh hoạt hơn để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhà quản trị.
(3) Đảm bảo thông tin trung thực, hợp lý: Thông tin kế toán quản trị cần trung thực, hợp lý để ban lãnh đạo đơn vị biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của chính đơn vị mình, xác định chính xác hiệu quả hoạt động của từng tổ, đội thi công phục vụ cho việc ra quyết định cơ cấu tổ chức thi công đạt hiệu quả.
(4) Đảm bảo tính hiệu quả: Nghĩa là, thông tin đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác nhưng chi phí để có thông tin phải hợp lý, không tốn kém chi phí thời gian và chi phí vật chất trong việc thu thập, xử lý, cung cấp thông tin. Chủ đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp xây lắp giao thông không chỉ phải đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, đảm bảo về chất lượng và tiến độ thi công mà còn phải giá thành hợp lý và thể hiện được giá có tính cạnh tranh trên thị trường xây lắp.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán quản trị
Có hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán quản trị đó là: các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Một là, nhận thức của Ban lãnh đạo: Để hoàn thiện tốt hệ thống thông tin kế toán quản trị, yếu tố ảnh hưởng đầu tiên là nhận thức của ban lãnh đạo các cấp của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo có nhận thức được tầm quan trọng, vai trò của hệ thống thông tin kế toán quản trị thì việc xây lắp và hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị mới có hiệu quả, có chất lượng. Bởi các thông tin từ hệ thống thông tin kế toán quản trị phục vụ trực tiếp cho chính ban lãnh đạo doanh nghiệp để ra quyết định về kế hoạch sản xuất kinh doanh, hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy ngay từ khâu xác định nhu cầu thông tin, ban lãnh đạo doanh nghiệp đã cần phải nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của từng bộ phận, từng tổ đội thi công, dự án nào, công trình nào mang lại lợi ích cho doanh nghiệp ít hay nhiều sẽ ảnh hưởng đến quyết định việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị.
Hai là, năng lực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ: Với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh phân tán, nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ nên những ý tưởng, những yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp về hệ thống thông tin kế toán quản trị cần phải cụ thể hoá bằng hề thống các chỉ tiêu và được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp. Các cán bộ cần có đủ kiến thức và kỹ năng để đảm bảo từ khâu thu thập thông tin từ các dự án, các công trình, nhập dữ liệu vào trong hệ thống thông tin đến việc xử lý dữ liệu, xây lắp hệ thống kế toán quản trị phải đảm bảo sự thống nhất, chính xác, đầy đủ, kịp thời cho hệ thống thông tin kế toán quản trị. Trong quá trình phát triển hệ thống thông tin kế toán quản trị việc cập nhật kiến thức, tri thức mới cho những cán bộ đặc biệt là các cán bộ làm việc trực tiếp tại các công trường xây lắp cũng góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán quản trị.
Ba là, nền tảng công nghệ thông tin: hệ thống thông tin kế toán quản trị chỉ có thể áp dụng tại các doanh nghiệp mà tại doanh nghiệp đó có được một hệ thống công nghệ thông thi đạt tới trình độ nhất định: hệ thống công nghệ thông tin quản lý tập trung (online) trên toàn doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp mà hệ thống công nghệ thông tin chưa phát triển, phân tán, chưa xử lý trực tuyến (online) thì có mong muốn cũng không thể triển khai được hệ thống thông tin kế toán quản trị một cách hiệu quả. Đồng hành với hệ thống công nghệ thông tin, việc quản lý dữ liệu tập trung đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính để xây lắp hệ thống.
Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Một là, sự cạnh tranh giữa các xây lắp: Yếu tố quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp trong thương trường phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh và việc phân bổ, sử dụng nguồn lực có phù hợp, hiệu quả hay không. Hệ thống thông tin kế toán quản trị là một công cụ đắc lực phục vụ cho ban lãnh đạo hoạt động điều hành nội bộ của mỗi doanh nghiệp nên thường không có những tiêu chuẩn chung. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải đầu tư nhiều thời gian, nguồn lực để xây lắp, củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị mang tính đặc thù đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều phải giữ, phải xây lắp cho riêng mình những thông tin để đưa ra những quyết định nhằm chiếm được nhiều lợi thế trên thị trường, trong đó quan trọng nhất chính là những thông tin từ hệ thống thông tin kế toán quản trị. Vì vậy không một doanh nghiệp nào có thể chuyển giao dễ dàng những kinh nghiệm, công nghệ của hệ thống thông tin kế toán quản trị cho một doanh nghiệp khác.
Hai là, hệ thống luật pháp: hệ thống pháp luật có tác dụng định hướng cho các doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật như luật kế toán và hệ thống các thông tư hướng dẫn và các văn bản hướng dẫn khác được xây dựng hoàn chỉnh và ổn định sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xây dựng được mô hình kế toán quản trị chi phí phù hợp và hiệu quả. Ngược lại, nếu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thiếu đồng bộ và thiếu tính ổn định sẽ là một rào cản khá lớn đối với doanh doanh nghiệp khi triển khai. Việc luật hóa và mức độ chi tiết cần căn cứ vào từng loại kế toán. Với kế toán tài chính đã được luật hóa và quy định cần chi tiết, cụ thể. Tuy nhiên, với kế toán quản trị chi phí thì chỉ cần có các văn bản hướng dẫn những nội dung cơ bản mà không cần luật hóa và cũng không nên luật hóa, vì thông tin kế toán quản trị chi phí phục vụ nội bộ doanh nghiệp. Do đó, với hệ thống luật pháp hiện tại, các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí thì cần phải hoàn thiện đầy đủ hơn. Đối với các doanh nghiệp chưa có hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí thì có định hướng để tập trung nguồn lực để xây dựng.
Tóm lại, trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp xây lắp cần phải xây dựng được hệ thống thông tin kế toán quản trị. Hệ thống đó sẽ giúp các nhà quản trị có được những thông tin để khai thác và sử dụng tối đa nguồn lực sẵn có và quản trị tốt rủi ro có thể sảy ra. Do đó, việc nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin kế toán quản trị yêu cầu bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp xây lắp. Hệ thống thông tin linh hoạt và hiệu quả sẽ là một công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị điều hành, ra các quyết định đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là an toàn và lợi nhuận./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Quang Vinh, Báo cáo ngành xây dựng 2015.
2. Bộ tài chính, Thông tư 53/2006/TT-BTC, Hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán quản trị trong doanh hiệp, ngày 12/6/2006
3. Cheryl L. Dunn & William E. McCarthy, The REA Accounting Model
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh
36 ngành đào tạo
thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
