Tiếng Hàn trở thành môn học “bắt buộc” từ lớp 3 đến lớp 12, cơ hội và thách thức với các cơ sở đào tạo đại học

Đăng ngày 17/03/2021
4.081 lượt xem
Đăng ngày 17/03/2021
4.081 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark

Tháng 3 năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 712/QĐ-BGDĐT đưa tiếng Hàn trở thành môn học “bắt buộc” ở các trường phổ thông. Như vậy, nghành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc sẽ trở thành ngành học Hot trong kì thi tuyển sinh đại học. Tuy nhiên, trên thực tế Quyết định này cũng khiến các cơ sở đào tạo bậc đại học phải đối mặt với không ít thách thức.

Trường Đại học Đại Nam là 1 trong 4 trường đại học đào tạo chuyên sâu về ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc tại miền Bắc.

Vậy, những cơ hội và thách thức mà các cơ sở đào tạo bậc đại học phải đối mặt khi tiếng Hàn trở thành môn ngoại ngữ “bắt buộc” là gì?

Cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo tiếng Hàn ở bậc đại học

Thứ nhất, nâng cao chất lượng người học. Việc tiếng Hàn được đưa vào giảng dạy ở bậc học phổ thông sẽ tạo nền móng kiến thức và kỹ năng vững chắc cho các thế hệ sinh viên tương lai. Cùng với đó sẽ giúp nâng cao khả năng tiếp thu, kỹ năng học tập và ứng dụng ngôn ngữ vào thực tiễn của người học; khắc phục tình trạng sinh viên thiếu hụt kiến thức căn bản, chưa từng học, tiếp xúc với tiếng Hàn khi học đại học như hiện nay.

Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc quy tụ được đội ngũ cán bộ, giảng viên giỏi, tâm huyết và giàu kinh nghiệm thực tiễn.

Thứ hai, mở rộng đầu ra cho sinh viên đang theo học các ngành liên quan đến ngôn ngữ Hàn tại các trường đại học. Năm 1992, Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ đó đến nay, hai nước không ngừng đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, giao lưu trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, xã hội… Đặc biệt, từ năm 2016, Hàn Quốc đã trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam. Tính đến năm 2020, có khoảng 210.000 công dân Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc, cùng hàng trăm các công ty, tập đoàn lớn nhỏ đang hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, sinh viên các ngành học có liên quan đến ngôn ngữ Hàn Quốc có nhiều cơ hội đi thực tập, đi làm với mức lương cao hơn so với một số khối ngành ngôn ngữ khác. Việc tiếng Hàn được đưa vào giảng dạy tại trường phổ thông sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các sinh viên đang theo học khối ngành này.

Thứ ba, là động lực để các cơ sở đào tạo tiếng Hàn tại đại học mở rộng quy mô đào tạo. Bên cạnh nhu cầu tuyển dụng nhân viên biết tiếng Hàn của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp của Hàn Quốc đã và đang đầu tư vào Việt Nam, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam có hoạt động hợp tác với đối tác Hàn Quốc, trong tương lai sắp tới các trường phổ thông sẽ cần một đội ngũ giáo viên tiếng Hàn lớn để phục vụ cho nhu cầu giảng dạy và học tập của trường khi tiếng Hàn trở thành ngôn ngữ “bắt buộc” tại đây.

Trường Đại học Đại Nam liên tục ký kết hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp Hàn Quốc lớn để tạo môi trường thực tập, trải nghiệm và đầu ra cho sinh viên ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc.

Thứ tư, làm tăng sức hút và vị thế của ngành tiếng Hàn trong hệ thống khối ngành ngôn ngữ tại Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để ngành ngôn ngữ Hàn Quốc và các cơ sở đào tạo đại học có thể tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ từ nhiều phía, trên nhiều phương diện nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển.

Thứ năm, là động lực để các cơ sở đào tạo tiếng Hàn tại đại học mở rộng quy mô, tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Hiện nay, để nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo thêm cơ hội học tập cho người học, nhiều cơ sở đào tạo tiếng Hàn ở các trường đại học không ngừng đẩy mạnh liên kết với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nước. Việc tiếng Hàn trở thành môn học “bắt buộc” là điều kiện tiên quyết để xây dựng hệ thống giáo dục đồng bộ, chất lượng tạo tiền đề đẩy mạnh hợp tác giáo dục trong và ngoài nước.

Những thách thức cho các cơ sở đào tạo đại học 

Trước tiên, các cơ sở đào tạo tiếng Hàn bậc đại học phải đối mặt với thách thức phải xây dựng được một chương trình đào tạo hợp lý. Nội dung chương trình đào tạo phải đáp ứng được yêu cầu mới của thực tiễn. Đồng thời phát huy tối đa năng lực người học.

Thứ hai, trong bối cảnh học sinh được đào tạo bài bản từ cấp học phổ thông thì việc kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên và đổi mới phương pháp giảng dạy là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng giáo dục.

Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho công tác dạy – học đạt được hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, trong điều kiện số lượng sinh viên có thể sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.

Trường Đại học Đại Nam là trường đại học đầu tiên được Đại sứ Park Noh Wan Hàn Quốc trực tiếp đón tiếp và làm việc cùng.

Đào tạo Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc tại Đại học Đại Nam

Nắm bắt được xu thế phát triển của ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc, Trường Đại học Đại Nam đã xây dựng các điều kiện cần và đủ để chính thức tuyển sinh ngành học này từ năm 2020. Tính đến thời điểm này, Trường Đại học Đại Nam là 1 trong 4 cơ sở đào tạo đại học đào tạo chuyên sâu về ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc tại miền Bắc.

Sinh viên khoa Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc DNU không chỉ có điểm đầu vào tốt mà còn rất tự tin, năng động.

Chương trình đào tạo Cử nhân Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc của Đại Nam thiên về thực hành với 60% thời lượng nhằm đào tạo ra những Cử nhân tiếng Hàn thông thạo các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết; có kiến thức nền về văn hóa Hàn Quốc; có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn vững vàng và có thái độ tốt.

Đặc biệt, khoa Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc DNU quy tụ được đội ngũ giảng viên giỏi là các giảng viên bản ngữ Hàn Quốc và các thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm trong lĩnh vực ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc.

Khẳng định mang đến cho sinh viên ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc môi trường học tập hiện đại, văn minh; mang đến chất lượng đào tạo bằng chuẩn đầu ra tiên tiến; đảm bảo 100% sinh viên có việc làm tại các Tập đoàn, công ty FDI Hàn Quốc ngay sau khi ra trường, Trường ĐH Đại Nam đã tiến hành liên kết đào tạo với nhiều doanh nghiệp lớn, như: Tập đoàn Sam sung, Tập đoàn LG Electronics, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc; Công ty Delta E&C Việt Nam; Công ty Heesung Việt Nam, Hiệp hội doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (VKBIA)…

Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc của Trường ĐH Đại Nam có rất nhiều sự khác biệt so với đơn vị đào tạo khác. Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc Đại Nam là đơn vị đào tạo đạt chuẩn, được Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam thừa nhận, được các tập toàn, công ty FDI của Hàn Quốc công nhận và sẵn sàng tạo điều kiện cho sinh viên phát triển. Theo đó, từ quá trình học cho đến khi ra trường, sinh viên sẽ được các Tập đoàn, doanh nghiệp của Hàn Quốc, FDI đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam sắp xếp và nhận vào làm việc cũng như tạo các cơ hội để sinh viên được cọ xát, làm quen với văn hóa Hàn Quốc, quy trình của doanh nghiệp, để sinh viên ra trường có thể làm đươc việc ngay…

Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên Đại Nam không chỉ ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc mà cả những nghành khác tại thời điểm hiện tại và trong tương lai rất rộng mở. Hiện Việt Nam đang có khoảng 9.000 doanh nghiệp FDI đầu tư của Hàn Quốc. ĐH Đại Nam lại rất chú trọng phát triển hoạt động liên kết đào tạo doanh nghiệp và đã có những nền tảng lớn là sự hỗ trợ của các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc lớn như: Sam Sung, LG, Huyndai, Lotte, Đại sứ quán Hàn Quốc…

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background