Thuế và sự cần biết về thuế đối với sinh viên ngành kinh tế

Đăng ngày 19/03/2018
4.994 lượt xem
Đăng ngày 19/03/2018
4.994 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Thuế là một từ rất quen thuộc, càng quen thuộc hơn với sinh viên chuyên ngành kinh tế. Hầu như, ai trong chúng ta cũng đã từng nghe nói đến nó, ai trong chúng ta cũng đều được tuyên truyền để biết rằng “nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của công dân”, “nộp thuế là để chúng ta xây dựng và bảo vệ quốc gia của mình” hay “Tiền thuế là của dân, do dân đóng góp để phục vụ cho lợi ích của nhân dân” nhưng thực sự chúng ta đã hiểu hết về thuế xung quanh các hoạt động hàng ngày của cuộc sống?
ThS. Vũ Thị Mai Nhi
Giảng viên Khoa Kế toán
Thuế là một từ rất quen thuộc, càng quen thuộc hơn với sinh viên chuyên ngành kinh tế. Hầu như, ai trong chúng ta cũng đã từng nghe nói đến nó, ai trong chúng ta cũng đều được tuyên truyền để biết rằng “nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của công dân”, “nộp thuế là để chúng ta xây dựng và bảo vệ quốc gia của mình” hay “Tiền thuế là của dân, do dân đóng góp để phục vụ cho lợi ích của nhân dân” nhưng thực sự chúng ta đã hiểu hết về thuế xung quanh các hoạt động hàng ngày của cuộc sống? Thực sự chúng ta có hiểu hết những khoản tiền thuế mà chúng ta phải nộp?. Đặc biệt, là các bạn sinh viên, dường như chẳng mấy bạn dành thời gian để tìm hiểu xem tại sao chúng ta lại đóng thuế, tiền thuế được dùng để làm gì? Càng không nói đến việc các bạn có bận tâm xem mình đã bao giờ đóng thuế hay chưa? Đóng những loại thuế nào? Điều đó tệ hơn với sinh viên chuyên ngành kinh tế. Bài viết dưới đây xin đưa ra một số nội dung cơ bản nhất về thuế để chúng ta thấy thuế thật sự rất gần.
Trước tiên, cần hiểu Thuế là một phần thu nhậptổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước theo Luật định, để đáp ứng nhu cầu thực hiện theo chức năng của Nhà nước”.
Nghĩa là, chỉ khi nào có thu nhập thì chúng ta mới phải nộp thuế. Và nếu ai mong mình không phải nộp thuế thì người đó mong mình không có thu nhập tức là mong mình sẽ trở thành người phụ thuộc vào những người khác. Nhưng xét cho cùng, có ai là không phải nộp thuế? Vậy thì trả lời câu hỏi: có ai từ khi sinh ra cho đến khi mất đi không tiêu dùng bất kỳ một sản phẩm, một dịch vụ, một hàng hóa nào thì người đó sẽ không phải nộp thuế. Khi đó, người ta sẽ quay về với thời kỳ “Ăn lông ở lỗ” mà lịch sử thì chẳng bao giờ lặp lại. Cho nên, những ai mong mình không nộp thuế, thay vì mong mình không nộp thuế, chúng ta hãy mong mình trở thành người có ích cho xã hội.
Mặt khác, chúng ta cần hiểu rằng thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc, chúng ta không có quyền từ chối nộp thuế bởi vì nó đã được quy định bằng pháp luật do cơ quan quyền lực cao nhất Nhà nước ban hành . Chúng ta tự hỏi, có ai sống trong một xã hội văn minh mà lại không tuân theo pháp luật?
Vậy chúng ta sẽ phải đóng những loại thuế nào?
Hiện nay, hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam bao gồm: Thuế thu nhập, thuế tiêu dùng và thuế tài sản.
Mỗi một loại thuế lại bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau. Mỗi sắc thuế lại tác động đến một khía cạnh khác nhau của cuộc sống.
Bạn lầm tưởng thuế giá trị gia tăng (GTGT) chỉ liên quan đến các doanh nghiệp? Thực chất thì không, chính bạn - người tiêu dùng cuối cùng mới là người phải chịu thuế. Hàng ngày, khi bạn mua một chiếc áo, mua một gói bánh hay uống một cốc cà phê bạn đều phải chịu thuế GTGT là một 0%.
Bạn nghĩ thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) thật xa vời, nó dường như chỉ dành cho những người giàu? Không hẳn là vậy, mỗi lít xăng bạn đi bạn phải trả một.380 đồng cho tiền thuế TTĐB (bao nhiêu người trong số chúng ta không đi lại bằng xe máy), mỗi điếu thuốc bạn hút bạn phải trả 70% tiền thuế TTĐB, …chúng ta chưa bàn đến những người có thể mua ô tô thì mức thuế TTĐB họ phải nộp là lớn hơn nhiều lần.
Bạn nghĩ, thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) chắc chỉ phải nộp khi có thu nhập từ tiền lương, tiền công lớn hơn 9 triệu đồng một tháng? Nhưng nếu ngày mai bạn được nhận thừa kế một mảnh đất hoặc ngày mai bạn trúng giải đặc biệt một 20 tỷ của tờ vé số Vietlott thì sao? chắc chắn bạn cũng sẽ phải nộp thuế TNCN cho Ngân sách Nhà nước.
Thuế tài nguyên, nghe có vẻ lạ và ít liên quan. Nhưng ai trong chúng ta không dùng điện, ở Việt Nam, điện được sản xuất chủ yếu từ thủy điện (tức từ nước). Mà nước là tài nguyên thiên nhiên và sử dụng tài nguyên thiên nhiên thì phải nộp thuế tài nguyên. Ở các thành phố, ai không dùng nước sạch? Ai chưa từng uống một chai lavie? Ai xây nhà mà không dùng cát và xi măng?... Chỉ những ai không dùng đến những thứ trên thì không phải nộp thuế tài nguyên.
Chúng ta thích hàng ngoại? chúng ta cho rằng chất lượng của hàng ngoại tốt hơn cho nên giá của nó cao hơn nhưng chúng ta có nghĩ giá của nó cao hơn vì ngoài chi phí vận chuyển nó còn phải chịu thuế GTGT, thuế TTĐB (nếu có) và cả thuế nhập khẩu?
Và còn rất rất nhiều những khía cạnh khác trong cuộc sống mà chúng ta thấy thuế có mặt ở đó.
Tuy nhiên, bài viết chỉ đưa ra để người đọc thấy và hiểu rằng “Tiền thuế là của dân, do dân đóng góp để phục vụ cho lợi ích của nhân dân”, để các bạn sinh viên có cái nhìn khác về thuế và để biết, mình cần hiểu hơn về những vấn đề mà mình đã, đang và sẽ học.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình nghiệp vụ Thuế, Học viện Tài chính ( PGS. TS. Nguyễn Thị Liên, PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu, 2010)
2. Thuế và Kế toán Thuế - Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
3. Các Luật thuế, Luật quản lý thuế và các văn bản pháp luật thuế hiện hành.

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background