ThS. Lê Văn Duy – quyền Trưởng khoa Khoa Điều dưỡng DNU: “Tôi đến với điều dưỡng như một DUYÊN PHẬN”

Đăng ngày 04/06/2019
1.659 lượt xem
Đăng ngày 04/06/2019
1.659 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
“Với tôi, học và nghiên cứu giảng dạy trong lĩnh vực điều dưỡng là một duyên phận. Qua thời gian, tình yêu nghề, trách nhiệm với sinh viên cứ thế lớn dần lên, thôi thúc và duy trì ngọn lửa đam mê. Khoa Điều dưỡng - ĐH Đại Nam chính là nơi "nối dài" và tiếp tục tình yêu ấy…”
“Với tôi, học và nghiên cứu giảng dạy trong lĩnh vực điều dưỡng là một duyên phận. Qua thời gian, tình yêu nghề, trách nhiệm với sinh viên cứ thế lớn dần lên, thôi thúc và duy trì ngọn lửa đam mê. Khoa Điều dưỡng - ĐH Đại Nam chính là nơi "nối dài" và tiếp tục tình yêu ấy…”

Đó là chia sẻ của ThS. Lê Văn Duy – quyền Trưởng khoa Khoa Điều dưỡng, Trường ĐH Đại Nam nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
 

ThS. Lê Văn Duy – quyền Trưởng khoa Khoa Điều dưỡng, Trường ĐH Đại Nam.
 
-Xin thầy cho biết cơ duyên nào đã đưa thầy đến với nghề điều dưỡng và Khoa Điều dưỡng - Trường ĐH Đại Nam?

Tôi tốt nghiệp Trường ĐH Y Hà Nội, chuyên ngành Sinh lý bệnh – môn học giúp trả lời câu hỏi nguyên nhân và cơ chế nhiễm bệnh của cơ thể; cơ sở để chẩn đoán và điều trị bệnh tật hiệu quả. Tiếp đó, tôi có một thời gian khá dài học tập, nghiên cứu tại Liên Xô. Năm 1991, tôi về nước và công tác tại Vụ Khoa học và Đào tạo – Bộ Y tế. Tại đây, tôi có được cơ hội làm việc với các chuyên gia trong nước và quốc tế để xây dựng và phát triển “Hội Điều dưỡng Việt Nam”. Đây chính là “cơ duyên” đưa tôi đến với lĩnh vực điều dưỡng.

Càng nghiên cứu về lĩnh vực này, tôi càng thấy thích thú và đam mê.  Xác định gắn bó lâu dài với nghề điều dưỡng, tôi xin đi học cử nhân điều dưỡng tại Thái Lan và học tiếp thạc sĩ điều dưỡng tại Hà Lan để hoàn thiện năng lực chuyên môn cho bản thân.

Khoa Điều dưỡng, Trường ĐH Đại Nam là nơi “nối dài” và tiếp tục tình yêu, khát khao cống hiến với nghề điều dưỡng của tôi. Đây chính là duyên phận của tôi.

 

Sinh viên Khoa Điều dưỡng - ĐH Đại Nam học thực hành trên mô hình.

-Điều dưỡng là một trong những nghề đặc thù nhất trong các nghề đặc thù. Theo thầy, người điều dưỡng trong thời đại 4.0 cần phải thỏa mãn những tiêu chí nào ạ?

Điều dưỡng là một nghề mang tính nhân văn rất cao, được xã hội tôn trọng. Trong thời đại 4.0 người điều dưỡng phải hội tụ được các yêu cầu: (1) Tri thức giỏi về khoa học điều dưỡng' (2) Tay nghề chuyên môn vững vàng; (3) Tâm phải sáng, phải biết thương yêu người bệnh, cùng với người bệnh và gia đình đấu tranh với bệnh tật, giành giật lại sự sống và sức khỏe của con người

-Được biết, đào tạo điều dưỡng yêu cầu thực hành rất cao. Tại Khoa Điều dưỡng, Trường ĐH Đại Nam, vấn đề thực hành được triển khai như thế nào, thưa thầy?

Theo kết quả nghiên cứu của Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo; Hội Điều dưỡng Việt Nam năm 2015, cứ 4 điều dưỡng ra trường thì chỉ có 1 điều dưỡng có cơ hội việc làm. Nguyên nhân được các chuyên gia cho rằng,“việc học không đi đôi với hành” khiến nhiều sinh viên học ngành điều dưỡng khi ra trường “bỡ ngỡ” và không bắt kịp được với công việc. 

Thực hành trong quá trình học có ý nghĩa rất quan trọng, giúp sinh viên nẵm chắc được kiến thức, không bị bỡ ngỡ khi đi thực tập và nhanh chóng bắt nhịp với công việc khi ra trường. Tay nghề chuyên môn của điều dưỡng viên phải được hình thành theo một quá trình thực hành, từng bước cầm tay chỉ việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Thầy cô hướng dẫn học từ các kỹ thuật đơn giản đến phức tạp dần tại các cơ sở thực hành kỹ năng của nhà trường để đạt đến một trình độ nhất định. Sau đó các em sinh viên mới đi học tiếp tại các bệnh viện để chăm sóc trực tiếp trên người bệnh dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các thầy cô tại bệnh viện.

Tại Khoa Điều Dưỡng, Trường ĐH Đại Nam, thời gian thực hành, thực tập của sinh viên chiếm 2/3 tổng thời gian học, tức là một tiết lý thuyết sẽ có ba tiết thực hành. Để giúp sinh viên được thực hành tốt, Nhà trường đang phát triển cơ sở thực hành có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, mô hình, dụng cụ giống như bệnh viên và đội ngũ giáo viên giỏi để các em sinh viên có đủ điều kiện học về tay nghề chuyên môn điều dưỡng tại nhà trường.

Đặc biệt, sinh viên còn được thực tập tại các bệnh viện trung ương lớn. Bên cạnh đó, sinh viên Khoa Điều Dưỡng, ĐH Đại Nam còn được học tiếng Nhật miễn phí và có cơ hội dành học bổng đi du học tại Nhật Bản nếu có thành tích xuất sắc. 

Đây là hướng tiếp cận mới, phù hợp với xu hướng hiện nay khi nhu cầu về điều dưỡng tại nhiều quốc gia, đặc biệt là tại các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, CHLB Đức...

-Thầy có thể chia sẻ đôi chút về chiến lược phát triển của Khoa Điều dưỡng – ĐH Đại Nam trong thời gian tới?


Sinh viên Khoa Điều dưỡng - ĐH Đại Nam học thực hành giải phẩu trên mô hình.

Chiến lược phát triển của Khoa Điều dưỡng nằm trong chiến lược phát triển chung của Nhà trường. Cụ thể, trong thời gian tới, Khoa Điều dưỡng sẽ tập trung đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo theo chuẩn của ASEAN mà cụ thể là của Thái Lan. Chương trình đào tạo đã được đổi mới theo chuẩn của Thái Lan và đã được Ban Giám hiệu Nhà trường phê duyệt và ban hành. Hiện nay, Khoa Điều dưỡng đang cập nhật các chương trình đào tạo theo chương trình chuẩn. Tiếp theo sẽ là phát triển giáo trình, tài liệu học tập, tập huấn giáo viên về phương pháp giảng dạy và đánh giá sinh viên. Chú trọng vào học thực hành cho sinh viên tại Skillslab (la bô kỹ năng), phấn đấu để ĐH Đại Nam trở thành một địa chỉ uy tín trong đào tạo nhân lực điều dưỡng của Việt Nam. Khoa Điều dưỡng đang xúc tiến các hoạt động liên kết đào tạo về chăm sóc Viện dưỡng lão với đối tác Nhật Bản để thiết lập đầu ra cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

-Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, thầy có tâm sự gì muốn nhắn nhủ đến sinh viên Điều dưỡng – những điều dưỡng viên tương lai của đất nước?

Nghề điều dưỡng rất vất vả song cũng rất cao quý.  Thày mong các em có được lòng yêu nghề, gắn kết và có tình thương yêu người bệnh. Các em hãy chủ động trong học tập, kết nối với các thày cô để học được mọi nơi và mọi lúc.

Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của thầy!

Điều dưỡng là một trong những ngành nghề đặc thù, đòi hỏi “học đi đôi với hành” rất cao. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hành đối với đào tạo điều dưỡng viên, TS. Lê Đắc Sơn - Chủ tịch HĐQT, Trường ĐH Đại Nam đặc biệt chỉ đạo Khoa Điều Dưỡng cần liên tục rà soát, thay đổi chương trình đào tạo; gắn đào tạo với thực tiễn, học đi đôi với hành… nhằm giúp sinh viên trang bị đầy đủ kiến thức về chuyên môn cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế, kiến tạo tương lai thành công, bền vững.

Hiện ĐH Đại Nam đang phối hợp với các cơ sở Viện dưỡng lão của Nhật Bản để cùng đào tạo và sử dụng nhân lực điều dưỡng Việt Nam thực hành tại các Viện dưỡng lão trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, ĐH Đại Nam còn tổ chức đào tạo tiếng Nhật miễn phí cho sinh viên Khoa Điều dưỡng.

Trong thời gian tới, để sinh viên có thể đáp ứng tốt hơn với công việc và bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới, ĐH Đại Nam sẽ trang bị thêm các mô hình 3D, 4D, đồng thời mở thêm phòng khám đa khoa để sinh viên có nhiều cơ hội thực tập trực tiếp.

Thu Hòe (thực hiện)

 
 

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background