Thêm một bài báo của giảng viên khoa Truyền thông được đăng lên tạp chí khoa học quốc tế

Đăng ngày 08/01/2022
1.648 lượt xem
Đăng ngày 08/01/2022
1.648 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Ngày  22/12/2021, bài báo “Podcast- xu hướng phát triển mới của truyền thông đa phương tiện Việt Nam” (Подкасты - новое направление развития мультимедиа во Вьетнаме) của đồng tác giả: Tiến sĩ Trần Bảo Khánh – Trưởng khoa Truyền thông và Tiến sĩ  Trần Văn Lệ - Phó trưởng khoa Truyền thông được đăng lên tạp chí khoa học Asen.

Đây là một trong những tạp chí khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, trực thuộc khoa Báo chí- Đại học Tổng hợp quốc gia Liên bang Nga đã đánh dấu một bước phát triển trong định hướng đào tạo nghiên cứu song song thực hành của khoa Truyền thông – Đại học Đại nam.

Bài báo “Podcast- xu hướng phát triển mới của truyền thông đa phương tiện Việt Nam” nghiên cứu về sự phát triển của podcast trong truyền thông tại Việt Nam như một sự tất yếu của xu hướng tiếp nhận thông tin trong công chúng. Thông qua nghiên cứu hoạt động podcast trên nhiều tờ báo, bài báo đã có những đánh giá về hoạt động và nhận định sâu sắc về xu hướng nội dung podcast trong thời gian tiếp theo.

(Tiến sĩ Trần Bảo Khánh (phát biểu) – Tác giả bài báo)

Bài báo cũng phát hiện, phân tích ba ưu thế trong việc tạo podcast của các sơ quan báo chí, truyền thông, đó là:

Thứ nhất, các tổ chức báo chí, truyền thông lớn có thể tạo podcast như một mục mở rộng trên các kênh tin tức của họ. Kinh nghiệm dày dặn trong ngành giúp họ có đủ các tài nguyên quý giá để tạo các nội dung podcast chất lượng.

Thứ hai, những tổ chức này đã có được một lượng độc giả “trung thành” và quan trọng nhất là niềm tin của độc giả với tòa soạn.

Thứ ba, các tổ chức báo chí, truyền thông có nhiều kinh nghiệm trong chuẩn bị phỏng vấn, tạo nội dung video hoặc âm thanh.

Những ưu thế này là tiền đề cho sự phát triển của một loại hình truyền thông tuy không phải là mới mẻ nhưng phải đến giai đoạn này mới phát huy hết những ưu thế của mình với xu hướng tiếp cận thông tin người dùng ngày nay.

(Tiến sĩ Trần Văn Lệ - đồng tác giả của bài báo)

Nếu như kiến thức, kinh nghiệm thực tế là cánh tay phải thì kiến thức từ nghiên cứu khoa học là cánh tay còn lại, làm nên sức mạnh toàn diện của phương châm đào tạo hiện đại. Nghiên cứu khoa học và giảng dạy là hai hoạt động có sự tương hỗ lẫn nhau. Kết quả nghiên cứu khoa học có ý nghĩa làm cơ sở cho việc cải tiến, đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Những kiến thức, kinh nghiệm thu thập được trong quá trình nghiên cứu khoa học sẽ bổ sung, tạo điều kiện để giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; bổ sung tài liệu thực tế cho bài giảng, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.

Việc này đòi hỏi mỗi giảng viên cần phải nỗ lực tập trung thời gian, công sức vào những công trình nghiên cứu khoa học của mình. Mỗi người sẽ phải trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Từ đó đưa đến chất lượng bài giảng được sâu, rộng và thú vị hơn.

Thanh Huệ

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background