Tân sinh viên xa nhà chi tiêu thế nào để không “cháy túi”?
Đăng ngày 31/08/2019
4.154 lượt xem

Trong số rất nhiều những bối rối tân sinh viên sẽ gặp phải khi bắt đầu cuộc sống tự lập xa nhà, việc quản lý và sử dụng tiền sinh hoạt phí hàng tháng là bài toán không hề đơn giản. Thực tế cho thấy, chỉ vì không biết cách chi tiêu hợp lý, rất nhiều bạn đã tự đẩy mình vào những tình huống dở khóc dở cười, thậm chí ghi tên mình vào những khoản nợ khổng lồ.
Trong số rất nhiều những bối rối tân sinh viên sẽ gặp phải khi bắt đầu cuộc sống tự lập xa nhà, việc quản lý và sử dụng tiền sinh hoạt phí hàng tháng là bài toán không hề đơn giản. Thực tế cho thấy, chỉ vì không biết cách chi tiêu hợp lý, rất nhiều bạn đã tự đẩy mình vào những tình huống dở khóc dở cười, thậm chí ghi tên mình vào những khoản nợ khổng lồ.
Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp các bạn tân sinh viên có kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn, tránh tình trạng chưa hết tháng đã hết tiền.
Không lãng phí tiền cho nhà trọ
Đối với các bạn sinh viên trọ học xa nhà, tiền thuê nhà trọ chiếm một phần rất lớn trong sinh hoạt phí hàng tháng. Nếu thuê trọ ở một mình, mỗi tháng bạn sẽ phải chi trả từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng tiền thuê nhà, chưa tính điện nước đắt đỏ (4.000 đồng/số điện, 27.000 – 30.000 đồng/khối nước).
Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp các bạn tân sinh viên có kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn, tránh tình trạng chưa hết tháng đã hết tiền.
Không lãng phí tiền cho nhà trọ
Đối với các bạn sinh viên trọ học xa nhà, tiền thuê nhà trọ chiếm một phần rất lớn trong sinh hoạt phí hàng tháng. Nếu thuê trọ ở một mình, mỗi tháng bạn sẽ phải chi trả từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng tiền thuê nhà, chưa tính điện nước đắt đỏ (4.000 đồng/số điện, 27.000 – 30.000 đồng/khối nước).

Ở trong ký túc xá của trường giúp tân sinh viên tiết kiệm đáng kế chi phí sinh hoạt.
Lời khuyên dành cho các bạn tân sinh viên K13 là đừng quá lãng phí tiền bạc vào nhà trọ. Những bạn học tại cơ sở 1 nên đăng ký ở trong ký túc xá của trường. Với mức thuê phòng chỉ từ 300.000 – 400.000 đồng/tháng/người và cam kết không tăng giá trong suốt khóa học, các bạn có thể tiết kiệm được 60% chi phí sinh hoạt.
Những tân sinh viên học tại cơ sở 2 có thể tiết kiệm chi phí nhà trọ bằng cách đăng ký ở trong Làng sinh viên Hacinco (Thanh Xuân) – đơn vị liên kết của ĐH Đại Nam. Giá thuê phòng ở đây chỉ từ 300.000 - 500.000 đ/tháng/người, điện nước giá dân rất rẻ.
Những bạn thuê trọ bên ngoài nên chọn thuê những phòng trọ có giá hợp lý, điện nước phải chăng, an ninh tốt, đảm bảo được các điều kiện sinh hoạt tối thiểu nhất, không cách quá xa trường, đường lớn và bến xe buýt. Để tiết kiệm chi phí, các bạn có thể ở ghép 2-3 người/phòng tùy diện tích để chia tiền phòng. Tuy nhiên cần tìm những người bạn thật sự đáng tin cậy, tránh ở cùng với người lạ để tránh hiểu lầm, xích mích, lừa đảo…
Tự nấu ăn
Để tiết kiệm chi phí, những bạn thuê trọ bên ngoài nên mua đồ về tự nấu ăn. Không chỉ no bụng, đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tự nấu ăn còn giúp bạn tận dụng được nguồn lương thực, thực phẩm gửi từ quê lên và kiểm soát chi phí ăn uống hàng tháng hiệu quả, tránh được tình trạng “vung tay quá trán”.

Tân sinh viên nên tự nấu ăn để đảm bảo sức khỏe và tiết kiệm chi phí
Liệt kê các danh mục cần chi tiêu trong 1 tháng
Đây là việc làm vô cùng cần thiết giúp bạn định hướng cách chi tiêu đúng mục đích. Hãy liệt kê những khoản cần chi trong tháng càng cụ thể càng tốt, từ đó phân biệt đâu là thứ bản thân cần, đâu là những thứ chưa cần thiết. Những món đồ phục vụ cho việc học tập và cuộc sống sinh hoạt nên đầu tư mua sắm đầy đủ. Những món đồ chỉ đơn giản là sở thích nhất thời thì nên suy nghĩ thật kỹ trước khi mua. Thay vì mua mới những món đồ đắt tiền như tủ lạnh, bếp ga, máy giặt, máy tính… bạn nên mua đồ thanh lý. Hiện có rất nhiều nhóm trao đổi mua bán đồ thanh lý chất lượng tốt, bạn có thể tham khảo để tận dụng với giá hời.
Sống tối giản
Tân sinh viên hoàn toàn có thể tiết kiệm chi phí sinh hoạt từ việc sống tối giản như đi bộ, đi xe đạp, xe buýt đến trường; hạn chế tụ tập vui chơi, ăn uống ở những hàng quán đắt tiền; không chạy theo công nghệ; mua sắm quần áo, giày dép đủ dùng; mua lại giáo trình, tài liệu cũ; tận dụng tối đa thời gian học trên thư viện trường;…
Nỗ lực dành học bổng
Việc dành được những suất học bổng sau mỗi kỳ học hoặc các chương trình học bổng liên kết của trường sẽ giúp bạn có thêm động lực học tập và một khoản tiền kha khá để trang trải cuộc sống sinh hoạt ở thủ đô.
Không để bị thi lại, học lại
Thi lại, học lại không chỉ làm ảnh hưởng đến kết quả học tập, lãng phí thời gian mà còn cực kỳ lãng phí tiền bạc. Do vậy, đừng bao giờ để bản thân rơi vào cảnh thi lại, học lại tân sinh viên K13 nhé!

Có một công việc làm thêm phù hợp vừa giúp sinh viên năng động hơn vừa giúp có thêm một khoản tiền để trang trải việc học tập.
Tìm việc làm thêm
Đi làm thêm vừa giúp bạn có thêm những trải nghiệm bổ ích, vừa giúp bạn có thêm một khoản thu nhập để trang trải cuộc sống sinh hoạt trọ học xa nhà. Tuy nhiên, bạn cần cân đối thời gian một cách hợp lý, việc học vẫn phải đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu...
Thu Hòe
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh
36 ngành đào tạo
thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
