Tại sao nói kiến trúc sư là nghề hào hoa nhất?
Đăng ngày 01/07/2016
2.910 lượt xem

Nếu như nhạc sĩ có thể sáng tác ra những ca khúc bất hủ, họa sĩ có thể để lại những bức tranh để đời, thì Kiến trúc sư cũng có thể tạo ra những dấu ấn mạnh mẽ cho riêng mình, thông qua những công trình kiến trúc để lại cho hậu thế. Là sự tổng hòa giữa nghệ thuật và kỹ thuật, thật không ngoa khi nói rằng, kiến trúc sư chính là nghề hào hoa nhất.
Nếu như nhạc sĩ có thể sáng tác ra những ca khúc bất hủ, họa sĩ có thể để lại những bức tranh để đời, thì Kiến trúc sư cũng có thể tạo ra những dấu ấn mạnh mẽ cho riêng mình, thông qua những công trình kiến trúc để lại cho hậu thế. Là sự tổng hòa giữa nghệ thuật và kỹ thuật, thật không ngoa khi nói rằng, kiến trúc sư chính là nghề hào hoa nhất.Sự giao thoa giữa nghệ thuật và kỹ thuật
Kiến trúc nằm ở ranh giới giữa hai lĩnh vực: Nghệ thuật và kỹ thuật. Ở một kiến trúc sư (KTS) vừa có sự sáng tạo, lãng mạn lại vừa phải gò mình vào các tính toán, khuôn mẫu khô cứng. Người ta thường ví KTS giống như những nhà toán học mang tâm hồn nghệ sĩ. Bởi ngoài khả năng tính toán chính xác, KTS cần có tính thẩm mỹ cao để cho ra đời những sản phẩm kiến trúc đẹp, an toàn và đạt tỉ lệ vàng (golden ratio). Chính hai mặt mâu thuẫn ấy lại hỗ trợ nhau, giúp KTS tạo ra những công trình hài hòa, hoàn mỹ.

Môi trường làm việc linh hoạt
Là một công việc ưu tiên sự sáng tạo, môi trường làm việc của các KTS cũng khá linh hoạt. Họ thường xuyên phải xa nhà để thực địa, giám sát thi công… nhưng cũng có những lúc họ ở lỳ cả ngày trong các xưởng thiết kế để hoàn thành bản vẽ. Phòng làm việc của các KTS cũng không bị gò bó theo khuôn mẫu văn phòng thông thường mà được thiết kế, bài trí độc đáo, mang dấu ấn riêng của mỗi người.

Không gian làm việc ở một công ty kiến trúc
Do đặc thù nghề nghiệp, nhiều KTS còn trở thành nhà hoạt động xã hội. Những chương trình như “Đền ơn đáp nghĩa, xây nhà tình thương”, “1.000 trường học cho thiếu niên vùng sâu vùng xa”..., vừa là cơ hội để các KTS đóng góp cho xã hội, vừa là cơ hội để bạn thực hành kỹ năng chuyên môn của mình.
Cơ hội nghề nghiệp không giới hạn
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu kiến trúc càng lớn và đa dạng, cơ hội để KTS có việc làm càng nhiều.
Cử nhân Kiến trúc có thể làm việc ở nhiều vị trí như: Kiến trúc sư công trình, kiến trúc sư quy hoạch, kiến trúc sư nội thất và có thể tham gia vào rất nhiều các lĩnh vực thiết kế quản lý khác. Các bạn sinh viên có thể làm việc trong các công ty tư vấn kiến trúc, các viện trực thuộc Bộ, ngành, các tổng công ty lớn của Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa…
Ngoài ra cơ hội việc làm của các bạn cũng rất rộng mở trong điều kiện hiện nay khi các công ty kiến trúc nước ngoài vào Việt Nam rất nhiều. Bên cạnh đó, còn rất nhiều cơ hội làm việc cho các công ty tư nhân, các tập đoàn đầu tư, đơn vị kinh doanh Bất động sản (Quản lý dự án, quản lý công trình)…
Mặt khác, sinh viên Kiến trúc có thể tự tạo cơ hội cho mình bằng cách thiết kế không gian sống cho gia đình, họ hàng, bạn bè, người quen… Đây là cơ hội để bạn bộc lộ năng lực cá nhân, giúp bạn sớm khẳng định mình. Có nhiều sinh viên đã đạt được giải thưởng quốc tế về kiến trúc. Các bạn hoàn toàn có thể làm được điều ấy nếu mạnh dạn, nỗ lực và tự tin.
Càng chăm “cày” càng nhiều tiền
Thu nhập khởi điểm của các KTS mới ra trường trung bình dao động từ 5-7 triệu đồng/tháng. Với các kiến trúc sư có năng lực tốt có thể có mức thu nhập cao hơn từ gấp rưỡi đến gấp đôi sau một thời gian làm việc, bởi đây là nghề nghiệp mà thu nhập đến từ dự án, công trình. Nói chung, càng chăm “cày cuốc” thì bạn càng có nhiều tiền. Đây cũng là một lý do nghề nghiệp này hợp với giới trẻ – những người dựa vào năng lực chuyên môn để phát triển.
Ngoài ra, biết tiếng Anh cũng là một ưu thế rất lớn trong nghề này. Theo chia sẻ của anh Đức Anh – Trưởng một nhóm KTS tự do, chuyên nhận các công trình của khách nước ngoài gửi về Việt Nam. Anh chủ yếu làm việc với khách hàng qua mạng bằng tiếng Anh. Tuy công việc khá áp lực nhưng thu nhập trung bình của các thành viên trong nhóm đều ổn định, dao động từ 2.000 – 2.500 USD/tháng.
Khi bạn đã có đủ kinh nghiệm và mối quan hệ, bạn hoàn toàn có thể từ bỏ kiếp “làm thuê” và chuyển sang “làm chủ” một công ty thiết kế nhà ở hoặc công ty kinh doanh nội thất…
Học kiến trúc ở đâu?
Hiện nay, tại Việt Nam có khá nhiều cơ sở đào tạo ngành Kiến trúc. Trong đó, Khoa Xây dựng – Kiến trúc, ĐH Đại Nam đang là một cái tên nổi bật trong thời gian gần đây. Đội ngũ cán bộ giảng viên của Khoa đều là các GS, PGS, TS, GVC, ThS, các cán bộ đầu ngành từ các trường đại học lớn như ĐH Xây dựng, ĐH GTVT, ĐH Kiến trúc, Học viện kỹ thuật quân sự…
Ngoài những kỹ năng chuyên môn cần thiết để phát triển tối đa năng lực của bản thân, sinh viên ngành Kiến trúc của ĐH Đại Nam còn được trang bị kỹ năng tiếng Anh chuẩn đầu ra 400 TOEIC.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được đào tạo kỹ năng thực hành cơ bản trong hầu hết các lĩnh vực của kiến trúc; các kỹ năng tổ chức và làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, trình bày, thuyết phục…

Sinh viên khoa Kiến trúc làm mô hình nhà Rông trong chương trình hội trại truyền thống
Với chương trình giảng dạy được thiết kế khoa học cùng đội ngũ giảng viên tâm huyết, ĐH Đại Nam kỳ vọng sẽ mang lại sự đột phá mới về chương trình đào tạo, đóng góp cho xã hội những kiến trúc sư thật sự có năng lực làm việc, tâm huyết với nghề và khả năng hội nhập quốc tế cao.Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh
36 ngành đào tạo
thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
