Sự trở về của số phận
Đăng ngày 24/11/2017
2.785 lượt xem

Lúc nhỏ, tôi ước mơ là nhà báo. Nhưng rồi do hoàn cảnh gia đình, ước mơ làm báo đã không được thực hiện mà thay vào đó tôi vào trường Sư phạm.
Cao Thị Hòa – Phó Hiệu trưởng Nhà trường
Lúc nhỏ, tôi ước mơ là nhà báo. Nhưng rồi do hoàn cảnh gia đình, ước mơ làm báo đã không được thực hiện mà thay vào đó tôi vào trường Sư phạm.
Khó có thể nói khác hai từ “số phận” bởi khi chúng tôi đến với nhau nên vợ, nên chồng thì chồng tôi, TS. Lê Đắc Sơn sau 4 năm “chinh chiến” tại binh đoàn Dầu khí lại trở về mái trường xưa, Đại học Bách khoa Hà Nội làm cán bộ giảng dạy. Có lẽ trong cái ngày “xác pháo đỏ đường” ấy chẳng bao giờ chúng tôi nghĩ rằng mình lại rời bỏ giảng đường rời bỏ học sinh thân yêu để cả hai chúng tôi đến với ngành nghề khác, ở một quốc gia khác…
Sau 12 năm sống và làm việc tại Ba Lan, chúng tôi trở về Việt Nam để rồi số phận lại đẩy mỗi người theo một hướng khác nhau. Chồng tôi làm Tổng Giám đốc Ngân hàng VPbank và tôi, mong muốn theo nghề mà mình yêu thích từ thưở thiếu thời nên đã làm nhà báo tại báo Gia đình & Xã hội.
Nhưng rồi, có lẽ số phận “làm thầy” đã không buông bỏ chúng tôi nên đến năm 2007, chúng tôi cùng nhau trở lại giảng đường và đó chính là Đại học Đại Nam thân yêu. Và tôi chợt hiểu, nghề nhà giáo đã chọn chúng tôi như một sự “nghề chọn người” vậy.
Ai cũng biết, làm giáo dục nói chung và làm nghề dạy học nói riêng phải có đam mê mới có thể dấn thân bởi nghề này quá đỗi vất vả, nhất là trong xã hội ngày càng phát triển theo chiều hướng kinh tế thị trường.
Nói như vậy không phải để “phàn nàn” mà cái chính là để động viên mình tiếp tục đi trên con đường mà “số phận” đã lựa chọn. Con đường đó, khác hẳn với các con đường khác, không thể thoắt thích thì đến, thoắt chán thì đi. Muốn thì mở, không thì đóng...
Làm giáo dục, làm thầy, sự nghiệp đó không chỉ là miếng cơm, manh áo của bản thân, gia đình mà nó liên quan đến số phận nhiều người và cao hơn nữa, là của cộng đồng.
Nó không chỉ là tình yêu, là sở thích, là tình cảm mà ở đó là trách nhiệm với xã hội.
Nó không chỉ đòi hỏi tâm huyết, quyết tâm, tài năng, kinh nghiệm mà còn đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại bởi “trồng người” là sự nghiệp “trăm năm”.
Mỗi khi buồn hay áp lực vì rất nhiều thứ, tôi thường dành cho mình một khoảng lặng để suy tư và hình dung trên con đường này, bao bàn chân của các thế hệ sinh viên đã đi qua từ những bước đầu tiên chập chững và non nớt để rồi khi từ nơi này đi ra, các em như những cánh chim đủ lông đủ cánh bay ra bầu trời cao rộng tự kiếm cơm cho mình và là chỗ dựa của cả gia đình…
Những bước chân đó, những hình ảnh đó như những thước phim quay chậm ngọt ngào chảy trong trái tim tôi để mỗi khi mệt mỏi, tôi lại gượng dậy, lại cố gắng và tiếp tục nắn nót từng viên gạch, từng hàng cây ngọn cỏ, từng chương trình, từng kế hoạch để làm sao mang những gì tốt nhất có thể cho lớp lớp các thế hệ sinh viên Đại Nam thân yêu. Để người đang học hay người đã đi ra luôn được tự hào về cái nôi của mình, về nơi mình đã trải qua thời tuổi trẻ và nơi đó, mãi mãi như thể một quê hương, đọng mãi trong trái tim mình.
Và tôi càng hiểu, Đại Nam không chỉ là tình yêu, là tâm huyết, là “tài sản” mà còn là số phận của chúng tôi.
Khó có thể nói khác hai từ “số phận” bởi khi chúng tôi đến với nhau nên vợ, nên chồng thì chồng tôi, TS. Lê Đắc Sơn sau 4 năm “chinh chiến” tại binh đoàn Dầu khí lại trở về mái trường xưa, Đại học Bách khoa Hà Nội làm cán bộ giảng dạy. Có lẽ trong cái ngày “xác pháo đỏ đường” ấy chẳng bao giờ chúng tôi nghĩ rằng mình lại rời bỏ giảng đường rời bỏ học sinh thân yêu để cả hai chúng tôi đến với ngành nghề khác, ở một quốc gia khác…
Sau 12 năm sống và làm việc tại Ba Lan, chúng tôi trở về Việt Nam để rồi số phận lại đẩy mỗi người theo một hướng khác nhau. Chồng tôi làm Tổng Giám đốc Ngân hàng VPbank và tôi, mong muốn theo nghề mà mình yêu thích từ thưở thiếu thời nên đã làm nhà báo tại báo Gia đình & Xã hội.
Nhưng rồi, có lẽ số phận “làm thầy” đã không buông bỏ chúng tôi nên đến năm 2007, chúng tôi cùng nhau trở lại giảng đường và đó chính là Đại học Đại Nam thân yêu. Và tôi chợt hiểu, nghề nhà giáo đã chọn chúng tôi như một sự “nghề chọn người” vậy.
Ai cũng biết, làm giáo dục nói chung và làm nghề dạy học nói riêng phải có đam mê mới có thể dấn thân bởi nghề này quá đỗi vất vả, nhất là trong xã hội ngày càng phát triển theo chiều hướng kinh tế thị trường.
Nói như vậy không phải để “phàn nàn” mà cái chính là để động viên mình tiếp tục đi trên con đường mà “số phận” đã lựa chọn. Con đường đó, khác hẳn với các con đường khác, không thể thoắt thích thì đến, thoắt chán thì đi. Muốn thì mở, không thì đóng...
Làm giáo dục, làm thầy, sự nghiệp đó không chỉ là miếng cơm, manh áo của bản thân, gia đình mà nó liên quan đến số phận nhiều người và cao hơn nữa, là của cộng đồng.
Nó không chỉ là tình yêu, là sở thích, là tình cảm mà ở đó là trách nhiệm với xã hội.
Nó không chỉ đòi hỏi tâm huyết, quyết tâm, tài năng, kinh nghiệm mà còn đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại bởi “trồng người” là sự nghiệp “trăm năm”.
Mỗi khi buồn hay áp lực vì rất nhiều thứ, tôi thường dành cho mình một khoảng lặng để suy tư và hình dung trên con đường này, bao bàn chân của các thế hệ sinh viên đã đi qua từ những bước đầu tiên chập chững và non nớt để rồi khi từ nơi này đi ra, các em như những cánh chim đủ lông đủ cánh bay ra bầu trời cao rộng tự kiếm cơm cho mình và là chỗ dựa của cả gia đình…
Những bước chân đó, những hình ảnh đó như những thước phim quay chậm ngọt ngào chảy trong trái tim tôi để mỗi khi mệt mỏi, tôi lại gượng dậy, lại cố gắng và tiếp tục nắn nót từng viên gạch, từng hàng cây ngọn cỏ, từng chương trình, từng kế hoạch để làm sao mang những gì tốt nhất có thể cho lớp lớp các thế hệ sinh viên Đại Nam thân yêu. Để người đang học hay người đã đi ra luôn được tự hào về cái nôi của mình, về nơi mình đã trải qua thời tuổi trẻ và nơi đó, mãi mãi như thể một quê hương, đọng mãi trong trái tim mình.
Và tôi càng hiểu, Đại Nam không chỉ là tình yêu, là tâm huyết, là “tài sản” mà còn là số phận của chúng tôi.
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh
36 ngành đào tạo
thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
