Sống là để yêu thương, chia sẻ

Đăng ngày 27/10/2017
8.793 lượt xem
Đăng ngày 27/10/2017
8.793 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Cuộc sống là những chuỗi ngày dài với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, chúng ta hãy dừng lại và suy ngẫm về những điều mà mình đang được hưởng thụ và những điều mà người khác đã trải qua. Cuộc đời mỗi người đều phải bước qua nhiều cung bậc thăng trầm đan xen giữa thiên đường và địa ngục.
ThS. Nguyễn Thị Thúy – Bí thư Đoàn trường
    Cuộc sống là những chuỗi ngày dài với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, chúng ta hãy dừng lại và suy ngẫm về những điều mà mình đang được hưởng thụ và những điều mà người khác đã trải qua.
    Cuộc đời mỗi người đều phải bước qua nhiều cung bậc thăng trầm đan xen giữa thiên đường và địa ngục. Chỉ có một điều khi ta biết rằng, nếu ta vấp ngã thì phải tự đứng lên, nếu ta có khuỵu xuống dù kiệt sức thì cũng phải hít một hơi thật dài và thổi vào đôi chân để đứng dậy. Những lúc này, cần lắm một đôi tay để ta bám vào, cần lắm một đôi chân tiếp sức để ta đứng dậy, cần lắm một nụ cười và ánh mắt yêu thương. Đôi khi những điều nhỏ bé nhất lại mang đến những điều kỳ diệu nhất để giúp ta tự tin và vượt qua nỗi sợ hãi, giúp ta tin rằng cuộc sống là điều kỳ diệu và đẹp đẽ nhất đang đón chào.

    Kết thúc vòng xoay của một chuỗi ngày làm việc vất vả nơi thị thành tấp nập và vội vã, chúng tôi hòa mình vào chuyến đi từ thiện đầy cảm xúc, mang theo 80 suất quà và tấm lòng của các nhà hảo tâm. Trải qua hơn 100 km, với những con đường gập ghềnh, quanh co và in hằn dấu vết của thiên tai lũ lụt, trước mắt chúng tôi là những con người chân chất, bình dị, nghèo khổ và họ hướng mắt nhìn chúng tôi một cách rụt rè, đáng thương. Những ngôi nhà không cửa, méo mó, sập sệ chỉ đủ để cho những con người đau khổ chui vào trách mưa tránh gió, nằm cạnh những con đường gập ghềnh, nhấp nhô khi nước lũ đi qua đã bào mòn tất cả chỉ còn lại toàn đá và củi rác.
    Cơn lũ đi qua để lại toàn nỗi buồn và mất mát. Con trẻ ngây thơ mất đi người cha, là chỗ dựa duy nhất trong gia đình, trên khuôn mặt vẫn còn sự ngơ ngác, thất thần khi không biết những gì xung quanh mình là giấc mơ hay sự thật. Đã nhiều đêm kể từ ngày dòng lũ đi qua cuốn đi cha thân yêu, 2 đứa trẻ hằng đêm ôm nhau ngủ bên ban thờ được dựng tạm mà chỉ có vài chân hương lạnh lẽo. Có lẽ chúng còn chưa nhận thức được rằng, bố chúng đã ra đi mãi mãi, trong căn nhà ọp ẹp đó sẽ chỉ còn một người mẹ mang nhiều bệnh tật trong người.
    Có lẽ trong tưởng tượng chúng tôi cũng không bao giờ nghĩ được nhiều ngôi nhà mà tài sản lớn nhất của họ chỉ là 1 chiếc giường cũ kỹ, 1 chiếc bàn không ghế mà gia chủ không dám ngỏ lời mời khách vào nhà. Những ao chuông vẩn đục bùn đất, những chuồng gà, chuồng lợn, căn vườn trống không, tất cả chẳng còn gì ngoài cái hình hài còn ở lại. Khi chúng tôi đến, cuộc sống sinh hoạt của bà con vẫn còn chưa trở lại bình thường, họ vẫn đang trong thời gian dọn dẹp, thậm chí, nhiều con người vẫn còn chưa hoàng hồn với những gì xảy ra, họ vẫn còn thất thần, vô hồn mà khi chúng tôi trao tận tay những món quà tình nghĩa mà họ còn không thể nở một nụ cười.
    Họ chạy vào nhà để lục tìm một chiếc áo mới nhất có thể, một chiếc quần ít rách nhất để ra đứng run run nói lời cảm về những món quá nhỏ mà chúng tôi mang đến. Đúng là sự khắc nghiệt của thiên tai và cuộc sống đã làm cho những người dân nơi đây mệt mỏi, những đôi chân đầy bùn đất, những đôi tay run run, những khuôn mặt in hằn nắng và gió. Họ cặm cụi, chăm chú vào những công việc vườn nhà. Chỉ còn lại những đứa trẻ là còn có đôi chút hồn nhiên. Chúng hò nhau chạy theo chúng tôi để nhận từng chiếc kẹo, chúng vui nhưng cũng không hăm hở mà nụ cười của chúng cũng méo mó như những gì xung quanh. Từng đứa trẻ nhận từng chiếc kẹo nhưng đa phần chúng đều chỉ cầm mà không dám ăn, có lẽ phần lớn trong số chúng đều sợ ăn hết thì sẽ không còn gì để khoe với chúng bạn. Chúng tôi bước chân vào ngôi trường với 1 phòng của 2 lớp học. Một không gian ẩm thấp, tối tăm giữa buổi ban ngày. Lớp học với thầy cô, phấn trắng, bảng đen và bụi phấn chỉ còn bốn bức tường nham nhở, từng ngấn nước ghi dấu tích của dòng nước đi qua vẫn còn nguyên trên tường, chiếc bảng đen xộc xệch, những chiếc bàn không còn hình hài nguyên vẹn, nó bị mài mòn qua thời gian, cái thì mất góc, cái thì toàn lỗ thủng, chân bàn thì cái còn cái mất. Đúng là cảnh hoang tàn để lại sau thiên tai.
    Người dân Việt Nam với “tinh thần tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”. Chúng tôi thật hạnh phúc được đại diện cho các thầy cô, cán bộ, nhân viên và sinh viên toàn trường mang đi những miếng vá nho nhỏ để vá lại một phần những mất mát của bà con. Hạnh phúc là sự cho đi mà không mưu cầu nhận lại. Tự đáy lòng mình, chúng tôi luôn hướng về bà con và các em học sinh thân yêu bằng cả trái tim mình. Chúc cho bà con các xã Yên Bồng, An Lạc, Khoan Dụ huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình sớm vượt qua khó khăn, và tạo lập lại cuộc sống. Chúc cho các em học sinh sẽ thật hứng thú và hạnh phúc với những chiếc bàn ghế mới của mình. Xin chào và hẹn gặp lại.

        

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background