Sơ đồ tư duy - Phù thủy đánh thức trí nhớ trong bạn (Ứng dụng trong giảng dạy và học tập học phần Nguyên lý Kế toán - Đại học Đại Nam)

Đăng ngày 14/03/2017
8.472 lượt xem
Đăng ngày 14/03/2017
8.472 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Anthony "Tony" Peter Buzan (sinh năm 1942) tại Luân Đôn (Anh) là một tác giả, nhà tâm lý và là cha đẻ của phương pháp tư duy Mindmap (Sơ đồ tư duy). Ông hiện là tác giả của 92 đầu sách, được dịch ra trên 30 thứ tiếng, xuất bản trên 125 quốc gia.
GV: Nguyễn Hoàng Phương Thanh
Khoa Kế toán – Đại học Đại Nam
 
Anthony "Tony" Peter Buzan (sinh năm 1942) tại Luân Đôn (Anh) là một tác giả, nhà tâm lý và là cha đẻ của phương pháp tư duy Mindmap (Sơ đồ tư duy). Ông hiện là tác giả của 92 đầu sách, được dịch ra trên 30 thứ tiếng, xuất bản trên 125 quốc gia.
 
 
1. Những vấn đề chung về sơ đồ tư duy
1.1. Khái niệm
Sơ đồ tư duy (SĐTD) là phương pháp kết nối mang tính đồ họa có tác dụng lưu giữ, sắp xếp và xác lập ưu tiên với mỗi loại thông tin bằng cách sử dụng từ hay hình ảnh then chốt hoặc gợi nhớ, làm bật lên những ký ức cụ thể và phát sinh những ý tưởng mới.
Mỗi chi tiết gợi nhớ trong Sơ đồ tư duy là chìa khóa khai thác mở các sự kiện, ý tưởng và thông tin đồng thời khơi nguồn tiềm năng của bộ não kì diệu.
1.2. Những ưu điểm nổi bật của Sơ đồ tư duy
· Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
· Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.
· Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
· Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
· Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ.
· Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
· Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ.
· Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính
1.3. Bảy bước để tạo nên một bản đồ tư duy
· Bước 1: Bắt đầu từ TRUNG TÂM của một tờ giấy trắng và kéo sang một bên. Tại sao? Bởi vì bắt đầu từ trung tâm cho bộ não, sự tự do để trải rộng một cách chủ động và để thể hiện phóng khoáng hơn, tự nhiên hơn.
· Bước 2: Dùng một HÌNH ẢNH hay BỨC TRANH cho ý tưởng trung tâm. Tại sao? Do một hình ảnh có giá trị tương đương cả nghìn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình.
· Bước 3: Luôn sử dụng MÀU SẮC. Tại sao? Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho Bản đồ Tư duy những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo và nó cũng thật vui mắt.
· Bước 4: Nối các NHÁNH CHÍNH tới HÌNH ẢNH trung tâm, và nối các nhánh cấp hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai, v.v... Tại sao? Bởi vì, như ta đã biết, bộ não làm việc bằng sự liên tưởng. Nếu ta nối các nhánh lại với nhau, sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ dễ dàng hơn rất nhiều.
· Bước 5: Vẽ nhiều nhánh CONG hơn đường thẳng. Tại sao? Vì chẳng có gì mang lại sự buồn tẻ cho não hơn các đường thẳng. Giống như các nhánh cây, các đường cong có tổ chức sẽ lôi cuốn và thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.
· Bước 6: Sử dụng MỘT TỪ KHÓA TRONG MỖI DÒNG. Bởi, các từ khóa mang lại cho Bản đồ Tư duy của ta nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ hay mỗi hình ảnh đơn lẻ giống như một cấp số nhân, mang đến cho những sự liên tưởng và liên kết của nó diện mạo đặc biệt.
· Bước 7: Dùng những HÌNH ẢNH xuyên suốt. Bởi vì giống như hình ảnh trung tâm, mỗi hình ảnh cũng có giá trị của một ngàn từ. Vì vậy, nếu ta chỉ có mười hình ảnh trong Bản đồ Tư duy của mình thì nó đã ngang bằng với mười nghìn từ của những lời chú thích.
Những lưu ý quan trong trong việc lập sơ đồ tư duy có thể được tóm tắt thông qua 1 sơ đồ tư duy như sau:
2. Ứng dụng sơ đồ tư duy cho các môn học thuộc chuyên ngành Kế toán
2.1. Sự cần thiết phải ứng dụng Sơ đồ tư duy vào việc học tập phần Nguyên lý kế toán
 Mỗi ngày có rất nhiều vấn đề và sự việc phải suy nghĩ, chính vì việc suy nghĩ quá nhiều như vậy dẫn đến “rối tung” các nội dung cũng như thông tin mà cần phải nhớ. Chính vì vậy cần phải sắp xếp lại các thông tin theo một logic nhất định và Sơ đồ tư duy sẽ làm điều đó.
Nếu nhìn vào trang sách trong vòng 1 phút thì không thể nhớ nổi nội dung là gì, nhưng khi nhìn vào bức tranh trong vòng 1 phút thì có thể nhớ ngay được nội dung của bức tranh đó là gì, và yếu tố nào là yếu tố chủ đạo trong bức tranh đó. Đối với 1 tờ giấy A4 có thể vẽ được gần như 1 quyển sách gần 1000 trang nếu như tóm tắt tốt được thì đó là lợi thế rất tốt.
   Với môn Nguyên lý kế toán thì việc phải học thuộc hết tất cả các hệ thống tài khoản cũng như ý nghĩa của từng loại tài khoản đó, thêm vào đó phải học rất nhiều khái niệm, nội dung, phân loại các phương pháp ..v.v.. – Để nhớ và hiểu được tất cả trong khi không có phương pháp cũng như cách học đúng thì đó là điều rất khó khăn.
Như ở phần I và II đã giới thiệu SĐTD và cách lập SĐTD. Đó là cách rất tốt nên ứng dụng vào môn Nguyên lý kế toán để việc học được hiệu quả hơn.
Ví dụ như về việc nhớ và sử dụng tài khoản 333 rất nhiều các số hiệu tài khoản cấp 2 như 3331, 33311, 33312, 3332,3333, 3334, 3335, 3336, 3337, 3338, 33381, 33382, 3389. Hãy sử dụng SĐTD, sẽ vẽ TK 333 làm ý chính và chia làm các nhánh nhỏ. TK 333 là Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, sẽ sử dụng 1 hình ảnh dễ hiểu và dễ nhớ nhất để biểu tượng cho tài khoản này, sau đó sẽ chia các TK cấp 2 làm các nhánh nhỏ và dùng như đã làm với TK 333.Sau đó từ các nhánh nhỏ có thể chia các nhánh nhỏ hơn để vẽ tiếp về cách sử dụng của TK đó. Việc vẽ cũng như chia các nhánh nhỏ như vậy sẽ giúp dễ nhớ cũng như việc học môn Nguyên lý kế toán hiệu quả hơn.
Về việc học các phương pháp tính giá cũng như phương pháp chứng từ kế toán cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi sử dụng SĐTD.
Như vậy có thể thấy, việc học môn Nguyên lý kế toán bằng SĐTD là rất cần thiết, là một hình thức học khá hiệu quả, góp phần đổi mới cách học cũng như cách tư duy.
3.2. Thiết kế Sơ đồ Tư duy cho môn học Nguyên lý kế toán
                        Sơ đồ 2.1: Bản chất và đối tượng của hạch toán kế toán
 
Sơ đồ 2.2: Phương pháp chứng từ
 
Sơ đồ 2.3: Phương pháp tính giá
 
                                                  Sơ đồ 2.4: Phương pháp tài khoản kế toán
Sơ đồ 2.5: Phương pháp kế toán một số phần hành kinh doanh chủ yếu

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background