Sinh viên ngành Công nghệ thông tin Đại học Đại Nam được học những gì?

Ngành CNTT tin là gì?
CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Đây là một ngành khá rộng bao gồm nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau từ kỹ thuật viên phần cứng đến các kỹ sư lập trình phần mềm, an ninh mạng… Người làm việc trong trong ngành CNTT thường được gọi là IT (Information Technology).
Năm 2021, CNTT tiếp tục đứng Top 05 nhóm ngành nghề có lượng thí sinh đăng ký xét tuyển nhiều nhất.
>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE VÀO NGÀNH CNTT TẠI ĐÂY
Học ngành CNTT ra trường làm gì, ở đâu?
Trong nhiều năm sắp tới, không có ngành nào có thị trường nhân lực rộng như ngành CNTT. Hiện nay, trên toàn thế giới đều có tình trạng thiếu nhân lực về CNTT. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, nhu cầu trước mắt là cần thêm khoảng nửa triệu nhân lực, vượt xa khả năng đáp ứng của các trường đại học. Do đó, CNTT là ngành dễ tìm việc nhất, lương tương đối cao, ổn định và tăng rất nhanh sau một số năm kinh nghiệm.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên CNTT Đại học Đại Nam có thể làm cho hầu hết các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ, trường học, viện nghiên cứu, du học và học tiếp các chương trình kỹ sư, thạc sĩ hoặc tiến sĩ.
Cụ thể:
-Tại các doanh nghiệp, Cử nhân CNTT DNU có thể đảm nhiệm nhân viên kỹ thuật, sửa chữa các thiết bị văn phòng, máy tính, điện thoại di động, cài đặt hướng dẫn sử dụng phần mềm, phân tích các hệ thống ứng dụng để tư vấn công nghệ cho các doanh nghiệp…
-Làm lập trình viên tại các công ty phần mềm. Đặc biệt, sinh viên CNTT DNU có thể lập trình thành thạo trên các nền tảng khác nhau ngay từ năm thứ 2. Từ năm thứ 3, sinh viên sẽ đi sâu về thiết kế và tích hợp các hệ thống, để có thể đảm nhiệm vai trò kỹ sư thiết kế, kiến trúc sư, thậm chí là trưởng dự án phần mềm, xây dựng các dịch vụ Web…
-Cử nhân CNTT DNU cũng có đầy đủ kỹ năng để chăm sóc khách hàng, kiểm thử và khởi nghiệp mở các công ty kinh doanh về CNTT.
-Trong các doanh nghiệp CNTT chuyên về phần mềm, thiết bị phần cứng, công nghệ mạng hoặc tư vấn, Cử nhân CNTT DNU có thể đảm nhiệm hầu hết mọi vị trí công việc, như: lập trình, kiểm thử, quản trị hệ thống, bảo trì, bảo dưỡng sản phẩm hoặc chăm sóc khách hàng, kỹ sư thiết kết, trưởng nhóm, trưởng dự án…
-Tại tất cả các công ty, Cử nhân CNTT DNU đều đủ khả năng làm việc, thích ứng và phát triển nhanh.
>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE VÀO NGÀNH CNTT TẠI ĐÂY
Sinh viên ngành Công nghệ thông tin Đại học Đại Nam được học những gì?
Sinh viên ngành Công nghệ thông tin Đại học Đại Nam được học những gì là quan tâm của rất nhiều bạn trẻ.
Tại khoa CNTT Đại học Đại Nam, sinh viên sẽ được học các môn cơ bản chung như:
- Hệ thống và mạng máy tính bao gồm những khái niệm liên quan đến hệ điều hành và cách các máy tính kết nối với nhau thông qua hệ thống mạng.
- Ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất như: Python, C, C++, C#, Java,...
- Các kĩ năng liên quan đến thiết kế web, công nghệ phần mềm, quản trị cơ sở dữ liệu, đồ họa ứng dụng, thiết kế phần mềm quản lý, …
- Học ngoại ngữ, kỹ năng mềm để hỗ trợ cho nghề nghiệp tương lai.
Bên cạnh đó là các môn học chuyên ngành, được các bộ môn: Hạ tầng số và Kết nối vạn vật; Công nghệ dữ liệu và tri thức; Ứng dụng thông minh và chuyển đổi số doanh nghiệp; Bộ môn thực hành sẽ do Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo công nghệ phụ trách. Tất cả có gần 40 môn học và 12 môn tự chọn, chủ yếu là về công nghệ mới nhất. Danh sách này sẽ mở rộng hàng năm để đáp ứng mọi nhu cầu của sinh viên và doanh nghiệp.
Đặc biệt, từ năm học 2021-2022, chương trình đào tạo của khoa CNTT thay đổi phù hợp với xu hướng chuyển đổi số đại học tại Đại Nam. Chương trình tinh giản loại bỏ các nội dung lạc hậu tiếp tục hướng tới yêu cầu thực tế và nâng cao chất lượng để đón đầu các xu hướng hiện đại.
Trong bốn năm học theo chương trình cử nhân CNTT tại DNU, sau mỗi năm, sinh viên sẽ được đào tạo rèn luyện để đạt được kiến thức, kỹ năng và đức tính cơ bản cần thiết cho các vị trí công việc “Chuyên viên phân tích ứng dụng”, “Lập trình viên”, “Kỹ sư thiết kế” và “Kiến trúc sư hệ thống” lần lượt từ năm thứ nhất tới năm thứ tư. Sau mỗi năm, sinh viên đã có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp với các vị trí tương ứng, có thể thi lấy Chứng chỉ để đi làm. Khi có điều kiện, sinh viên có thể quay lại trường để hoàn thành tiếp các môn học còn lại.
Từ năm thứ nhất tới năm thứ tư, mỗi tuần, sinh viên được thực tập một ngày 8 tiếng theo quy trình với nội dung công việc thực tế giống như ở doanh nghiệp. Điều đó cho phép sinh viên rèn luyện kỹ năng, ứng dụng kiến thức đã học một cách linh hoạt sáng tạo và có thói quen làm việc có kỷ luật, theo nhóm.
Với chương trình đào tạo mới, học xong năm thứ nhất sinh viên ngành CNTT Đại học Đại Nam đã có thể đi làm như một nhân viên chính thức.
Các môn học cơ bản sẽ được dạy sau khi sinh viên có một cái nhìn tổng quan về ngành CNTT trong các lĩnh vực khác nhau, có sự say mê nghề nghiệp và có một số kỹ năng lập trình cơ bản. Các môn cơ bản sẽ là nơi sinh viên rèn luyện việc biểu diễn các khái niệm cơ bản, các phương pháp tính toán bằng ngôn ngữ lập trình. Được đào tạo như vậy sinh viên của FIT-DNU sẽ không sợ lập trình để bước vào các kỹ năng cao hơn như thiết kế, tích hợp và kiến trúc các hệ thống ứng dụng CNTT.
Sinh viên tại FIT-DNU sẽ được tham gia các chương trình nghiên cứu phát triển (R&D) sản phẩm với các doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo công nghệ của FIT-DNU và nghiên cứu khoa học với các giáo sư hàng đầu trong nước và trên thế giới.
>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE VÀO NGÀNH CNTT TẠI ĐÂY
02 phương thức xét tuyển vào ngành CNTT Đại học Đại Nam
-Xét Học bạ: Xét điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển lớp 12 từ 18 điểm trở lên, các tổ hợp xét tuyển:
A00: Toán, Vật lý, Hóa học
A01:Toán, Vật lý, Tiếng Anh
A10: Toán, Vật lý, Giáo dục công dân
D84: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
-Xét Điểm thi tốt nghiệp THPT: Đăng ký nguyện vọng ngành Công nghệ Thông Tin - Mã ngành 7480201 của Đại học Đại Nam (DDN) thành nguyện vọng ưu tiên. Điểm trúng tuyển sẽ được công bố căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng.
>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE VÀO NGÀNH CNTT TẠI ĐÂY
ThS. Phạm Văn Tiệp - Giảng viên khoa CNTT Trương Đại học Đại Nam
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
