Phân loại đúng cách để biến “rác” thành “tài nguyên”
Đăng ngày 19/03/2019
6.326 lượt xem

“Rác thải sẽ chỉ là rác thải nếu chúng bị trộn lẫn với nhau. Rác thải sẽ trở thành tài nguyên nếu chúng được phân loại đúng cách. Loại bỏ thói quen xả rác bừa bãi, phân loại rác đúng cách giúp nâng cao 70 hiệu suất tái chế và bảo vệ môi trường sống…”
“Rác thải sẽ chỉ là rác thải nếu chúng bị trộn lẫn với nhau. Rác thải sẽ trở thành tài nguyên nếu chúng được phân loại đúng cách. Loại bỏ thói quen xả rác bừa bãi, phân loại rác đúng cách giúp nâng cao 70 hiệu suất tái chế và bảo vệ môi trường sống…”
Đó là chia sẻ của cô Cao Thị Hòa – Phó Hiệu trưởng, Trưởng Ban Phong Trào – Trường ĐH Đại Nam xung quanh câu chuyện phân loại rác thải chuẩn 3R, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo cô Cao Thị Hòa, thói quen xả rác bừa bãi; suy nghĩ thùng rác là để bỏ rác, rác bỏ vào thùng xong là xong của đại đa số người dân là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng và hiệu suất tái chế, tái sử dụng rác thải thấp.
Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, mỗi năm, thải ra khoảng hơn 30.000 tấn rác thải, bao gồm rác sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải y tế, trong đó, có 50 - 70% lượng rác thải chứa những hợp chất có thể tái chế và tạo ra nguồn năng lượng mới nhưng chỉ có khoảng 10% trong số này được tái chế và tái sử dụng.
“Mỗi loại rác có một đặc tính riêng và tác dụng lên môi trường khác nhau. Phân loại đúng cách sẽ biến rác trở thành nguồn tài nguyên vô giá và góp phần thải lọc, bảo vệ môi trường…”, cô Cao Thị Hòa nhấn mạnh.
Trước thực trạng xả rác bừa bãi, không có sự phân loại, mô hình phân loại rác 3R đã được đưa vào thí điểm và áp dụng tại Việt Nam từ năm 2007. Tuy nhiên, việc thực hiện mô hình phân loại rác 3R ở Việt Nam trong đó có Hà Nội chưa thực sự hiệu quả, do thói quen xả rác bừa bãi của nhiều người dân đã trở nên rất khó bỏ.
.jpg)
Phân loại rác đúng cách giúp tăng hiệu suất tái sử dụng rác và bảo vệ môi trường.
Nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành phân loại rác theo mô hình 3R, chung tay bảo vệ môi trường sống, Trường ĐH Đại Nam đã cụ thể hóa bằng các hoạt động hướng ứng chào mừng tháng Thanh niên với chủ đề “Thanh niên với sống xanh”.
Các hoạt động trong tháng Thanh niên của Trường ĐH Đại Nam hướng đến việc giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cán bộ, giảng viên và sinh viên bằng các hoạt động trải nghiệm thực tế như: thùng rác 3R, thu gom và phân loại rác định kỳ các sáng thứ 7 hàng tuần tại hồ Văn Quán và hồ Than Thở (Văn Quán – Hà Đông), thi cắm trại chủ đề môi trường, thi nhảy tập thể vũ điệu xanh truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường…
“Năm nay, ngoài hoạt động thu gom rác thải và vệ sinh môi trường quanh khu vực hồ Văn Quán và hồ Than Thở; cắm trại theo chủ đề môi trường; thi nhảy tập thể truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường, Thầy trò Đại Nam sẽ ra sức tuyên truyền và đẩy mạnh hơn nữa ý thức của cộng đồng trong khâu phân loại và xử lý rác thải theo chuẩn 3R”, cô Cao Thị Hòa cho biết.
.jpg)
Thầy trò ĐH Đại Nam với hoạt động thu gom, vệ sinh môi trường nơi công cộng.
Thói quen sinh hoạt “sạch nhà bẩn ngõ” đã đi vào nếp sống của người dân. Việc thu gom phân loại rác thải nghiễm nhiên trở thành công việc của riêng cán bộ vệ sinh môi trường, làm cho hoạt động thu gom, tái chế, xử lý chất thải rắn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây những hệ lụy đến cuộc sống của công đồng và sự phát triển kinh tế xã hội.
Trong bối cảnh đó, giải pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn dựa trên nguyên tắc 3R sẽ là hướng đi Trường ĐH Đại Nam hướng đến trong cuộc chiến chung tay chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Đó là chia sẻ của cô Cao Thị Hòa – Phó Hiệu trưởng, Trưởng Ban Phong Trào – Trường ĐH Đại Nam xung quanh câu chuyện phân loại rác thải chuẩn 3R, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Xả thải rác bừa bãi khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường và hiệu suất tái sử dụng rác thải kém.
Theo cô Cao Thị Hòa, thói quen xả rác bừa bãi; suy nghĩ thùng rác là để bỏ rác, rác bỏ vào thùng xong là xong của đại đa số người dân là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng và hiệu suất tái chế, tái sử dụng rác thải thấp.
Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, mỗi năm, thải ra khoảng hơn 30.000 tấn rác thải, bao gồm rác sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải y tế, trong đó, có 50 - 70% lượng rác thải chứa những hợp chất có thể tái chế và tạo ra nguồn năng lượng mới nhưng chỉ có khoảng 10% trong số này được tái chế và tái sử dụng.
“Mỗi loại rác có một đặc tính riêng và tác dụng lên môi trường khác nhau. Phân loại đúng cách sẽ biến rác trở thành nguồn tài nguyên vô giá và góp phần thải lọc, bảo vệ môi trường…”, cô Cao Thị Hòa nhấn mạnh.
Trước thực trạng xả rác bừa bãi, không có sự phân loại, mô hình phân loại rác 3R đã được đưa vào thí điểm và áp dụng tại Việt Nam từ năm 2007. Tuy nhiên, việc thực hiện mô hình phân loại rác 3R ở Việt Nam trong đó có Hà Nội chưa thực sự hiệu quả, do thói quen xả rác bừa bãi của nhiều người dân đã trở nên rất khó bỏ.
.jpg)
Phân loại rác đúng cách giúp tăng hiệu suất tái sử dụng rác và bảo vệ môi trường.
Nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành phân loại rác theo mô hình 3R, chung tay bảo vệ môi trường sống, Trường ĐH Đại Nam đã cụ thể hóa bằng các hoạt động hướng ứng chào mừng tháng Thanh niên với chủ đề “Thanh niên với sống xanh”.
Các hoạt động trong tháng Thanh niên của Trường ĐH Đại Nam hướng đến việc giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cán bộ, giảng viên và sinh viên bằng các hoạt động trải nghiệm thực tế như: thùng rác 3R, thu gom và phân loại rác định kỳ các sáng thứ 7 hàng tuần tại hồ Văn Quán và hồ Than Thở (Văn Quán – Hà Đông), thi cắm trại chủ đề môi trường, thi nhảy tập thể vũ điệu xanh truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường…
“Năm nay, ngoài hoạt động thu gom rác thải và vệ sinh môi trường quanh khu vực hồ Văn Quán và hồ Than Thở; cắm trại theo chủ đề môi trường; thi nhảy tập thể truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường, Thầy trò Đại Nam sẽ ra sức tuyên truyền và đẩy mạnh hơn nữa ý thức của cộng đồng trong khâu phân loại và xử lý rác thải theo chuẩn 3R”, cô Cao Thị Hòa cho biết.
.jpg)
Thầy trò ĐH Đại Nam với hoạt động thu gom, vệ sinh môi trường nơi công cộng.
Thói quen sinh hoạt “sạch nhà bẩn ngõ” đã đi vào nếp sống của người dân. Việc thu gom phân loại rác thải nghiễm nhiên trở thành công việc của riêng cán bộ vệ sinh môi trường, làm cho hoạt động thu gom, tái chế, xử lý chất thải rắn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây những hệ lụy đến cuộc sống của công đồng và sự phát triển kinh tế xã hội.
Trong bối cảnh đó, giải pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn dựa trên nguyên tắc 3R sẽ là hướng đi Trường ĐH Đại Nam hướng đến trong cuộc chiến chung tay chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
.jpg)
Thay vì sử dụng túi nilon hãy sử dụng túi giấy để bảo vệ môi trường.
“Ý thức không thể hình thành ngày một, ngày hai, muốn các bạn sinh viên và người dân trong khu vực ý thức được việc phân loại rác thì chúng ta phải làm gương, mẫu mực thực hiện để hình thành thói quen sinh hoạt hàng ngày cho chính gia đình mình thì mới mong sao cộng đồng, người dân ý thức làm theo được”, cô Cao Thị Hòa nhấn mạnh.
3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce - Reuse - Recycle (Giảm thiểu - Tái sử dụng - Tái chế). Các lợi ích của mô hình 3R gồm: Nâng cao ý thức của người dân, các doanh nghiệp về vấn đề rác và xử lý rác; ngăn ngừa các vấn đề suy thoái môi trường, giảm ô nhiễm môi trường không khí và nước ngầm; tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, chi phí khai thác nguyên liệu; tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải, giảm lượng rác thải hàng ngày; giảm quỹ đất giành cho việc chôn lấp rác… |
Thu Hòe - Thanh Xuân
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan