Những Nguyên tắc trong giảng dạy môn kế toán tại Đại học Đại Nam

Đăng ngày 04/03/2016
1.943 lượt xem
Đăng ngày 04/03/2016
1.943 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Bài viết này giới thiệu “Những nguyên tắc trong dạy học” của Ulrich Lipp – Chuyên gia huấn luyện sư phạm người Đức từ đó vận dụng nguyên tắc này trong việc giảng dạy môn học Kế toán tại Trường Đại học Đại Nam.
ThS. Lê Thế Anh – Trưởng Khoa Kế Toán
          Theo báo cáo mới nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, thất nghiệp trong nhóm lao động có bằng đại học trở lên là 162.400 người. Như vậy, trong quí 1, lượng lao động có trình độ đại học thất nghiệp đã tăng thêm hơn 90.000 người, so với con số 72.000 người đến cuối quí 4 năm ngoái. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp này, trong đó có nguyên nhân từ chất lượng giảng dạy của bậc đại học. Do vậy chất lượng giảng dạy đã, đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của giáo dục đại học Việt Nam. Các trường đại học cũng đã tự xây dựng cho mình những tiêu chí để đáng giá chuẩn đầu ra nhưng vẫn chưa có một “chuẩn” chung như thế nào là dạy tốt để định hướng hoạt động giảng dạy. Những nguyên tắc nào cần tuân thủ để có một bài giảng thành công, phát huy được năng lực và sự sáng tạo của người học. Bài viết này giới thiệu “Những nguyên tắc trong dạy học” của Ulrich Lipp – Chuyên gia huấn luyện sư phạm người Đức từ đó vận dụng nguyên tắc này trong việc giảng dạy môn học Kế toán tại Trường Đại học Đại Nam.
        Nội dung giảng dạy kế toán gồm các vấn đề liên quan như chứng từ, tài khoản, định khoản, sổ sách và báo cáo một một cách khô khan. Để làm cho nó mềm hơn, háp dẫn hơn, giảng viên cần không ngừng học hỏi, nghiên cứu và duy trì vốn hiểu biết về nội dung giảng dạy ở tầm mức cao, bảo đảm nội dung môn học luôn được cập nhật, chính xác, tiêu biểu và phù hợp với thực tế. Muốn đạt được năng lực về nội dung giảng dạy, giảng viên phải chủ động cập nhật các lĩnh vực nội dung liên quan đến những khoá học mà mình giảng dạy và phải tuân thủ các nguyên tắc giảng dạy sau:
         1.Nguyên tắc: Liên hệ thực tế
         “Giờ giảng tốt thường được bắt đầu từ thực tiễn và kết thúc bằng thực tiễn” -  Ulrich Lipp
       Những nội dung chúng ta dạy trên lớp phải gắn với cuộc sống bên ngoài, ở quá khứ, hiện tại và tương lại của người học. Kết quả khảo sát ở những người lới tuổi, họ sẽ  không muốn học nếu nội dung học không liên quan đến công việc đang làm.
      Vậy chúng ta đã liên hệ thực tế như thế nào trong bài giảng?
      Việc đưa ra ví dụ liên quan đến công việc hàng ngày của người học là một cách mở bài tốt. Ví dụ này khiến người nghe tò mò và nhận ra rằng giờ học sẽ cập nhật đến cộng việc của họ, gần gũi, hữu ích với họ. Khi người học thấy rõ lợi ích của việc học, họ sẽ tiếp thu bài tốt hơn, học tập trung hơn.

 
 Ví dụ bài học về chứng từ kế toán:
Description: C:\Users\Admin_2\Downloads\11146544_688247907988769_2792956301758678735_n.jpgTình huống thực tế về thanh toán tiền điện: Cứ đến ngày 10 hàng tháng, cán bộ thu ngân của chi nhánh điện đến nhà tôi thu tiền điện. Tôi giật mình nhìn thấy tờ hóa đơn ghi 2 triệu đồng tiền điện tháng 4/2015, tôi nói với chị thu ngân, hàng tháng trung bình nhà tôi chỉ dùng hết 4 đến 5 trăm nghìn tiền điện, tháng này nhà tôi vẫn dùng các thiết bị điện như vậy nên tôi không thanh toán số tiết bất hợp lý trên. Sau một hòi đôi co tôi quyết định không nộp. Chị thu ngân đồng ý và đề nghị trong vòng 3 ngày, tôi cần chứng minh sự bất hợp lý của hóa đơn điện này. Tôi vốn là người cẩn thận nên các hóa đơn tiền điện tôi vẫn lưu và đưa cho cô thu ngân xem. Ngay hôm sau điện cô thu ngân đến xin lỗi đưa một tờ hóa đơn có 5 trăm nghìn và xin lỗi do cán bộ nhập dữ liệu lộn số.
 
 
         
        Qua khởi đầu thuận lợi đó, người học đã có hình ảnh và tính hữu dụng về chứng từ, người dạy có thể đưa ra những phần lý thuyết như khái niệm, giải thích, quy tắc….. Đến cuối bài, người dạy cần phải thiết lập lại mối liên hệ giữa bài học với thực tế của người học.
        Chúng ta vẫn thường nói: “học đi đôi với hành” như một khẩu hiệu mà chưa hiểu thấu bài học đó phải như thế nào. Vây bài học được bắt đầu bằng thực tiễn và kết thúc cũng bằng thực tiễn mới đảm bảo việc học đi đôi với hành.
      Một giờ giảng tốt, có hiệu quả cần gợi mở và thu hút người học bằng những câu hỏi liên quan đến công việc thực tế của họ, qua đó cung cấp cho họ kiến thức mới về lý thuyết và kết thúc bằng các yêu cầu rất thực tế.
        Để có thời gian liên hệ thực tế, nội dung bài giảng cần được cắt giảm và chỉ tập trung vào những nội dung thực sự cần thiết. Thực tế cho thấy, từ trước đến nay chúng ta lên lớp phải truyền đạt quá nhiền nội dung, do vậy mỗi giáo viên cần phải linh hoạt trong việc chọn lọc điều gì là có ích nhất cho người học.
        2.Nguyên tắc: Tạo không khí tích cực trong giờ giảng.
      Việc học lúc nào cũng xem như là một nhiệm vụ nặng nề thì không thể học tốt được. Việc học phải được dung hòa phù hợp giữa học và chơi, đây là hai vấn đề không đối nghịch nhau mà ngược lại. Khi người học tìm thấy niềm vui trong học tập thì việc học cũng trở nên dễ dàng hơn. Trách nhiệm của người dạy là hãy giúp người học cảm nhận được học là niềm vui!
        Những cách khác nhau để tạo nên không khí tích cực, vui vẻ trong giờ học:
+ Mang đến nhiều nụ cười;
+ Tôn trọng và quan tâm đến người học;
+ Cử chỉ thân thiện, đặc biệt là ánh mắt;
+ Linh hoạt thay đổi phương pháp để tạo sự sinh động……
        3.Nguyên tắc: Trực quan hóa – Trình bày nội dung bằng hình ảnh.
       Theo kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu chúng ta chỉ giảng bằng thuyết trình thì lượng kiến thức thất thoát lên tới 80%.
       Con người không chỉ học bằng cách nghe, mà còn học được bằng cách quan sát. Vì thế, tất cả các nội dung quan trọng cần phải được trực quan hóa và trong xuốt tiết học phải làm cho người học có thể nhìn thấy càng lâu càng tốt.
     Trực quan hóa được thực hiện thông qua các phương tiện giảng dạy như: Bảng, bảng ghim, trình chiếu, tranh ảnh, hình vẽ… Mỗi khi giảng xong một nội dung nào đó, người dạy lưu giữ lại quanh lớp học để kiến thức luôn hiển thị trước mặt người học.
       Ví dụ: Hình ảnh về chứng từ chúng ta có thể sử dụng chứng từ bằng giấy hoặc bằng máy chiếu để cho sinh viên nhìn được rõ nét nhất.
         
         4.
Nguyên tắc: Khuyến khích người học tự làm
        Sẽ không có một ai có thể học được trong một thời gian dài nếu chỉ ngồi một chỗ và tiếp thu với tinh thần thụ động. Khuyến khích người học có nghĩa là làm cho họ vận động, chủ động, tích cực. Khi được khuyến khích, người nghe sẽ trở nên chủ động và học hỏi với tinh thần sảng khoán, sống động. Nếu không, khó ai đó có thể tập trung nghe giảng suông được quá 20 phút.
       Giáo viên có thể tổ chức học chủ động bằng nhiều cách khác nhau như: hỏi đáp, truyền đạt lại nội dung vừa học cho người khác hay làm bài thực hành…..
Ví dụ: Giáo viên yêu cầu sinh viên lập hóa đơn GTGT 3 liên. Cảm giác hồi hộp của lần đầu tiên được viết chứng từ. Sự vui mừng của các sinh viên viết đúng và bài học rất có ý nghĩa đối với các sinh viên viết sai…  
       5.Nguyên tắc: Chốt lại nội dung giờ giảng
Chốt lại nội dung hay neo kiến thức là một việc quan trọng trong quá trình giảng dạy để người học nhớ lâu kiến thức đã học. Việc chốt lại nội dung có thể được thực hiện bằng nhiều cách:
+ Dành thời gian cho người học ghi lại các ý chính;
+ Nhắc lại, nhấn mạnh nội dung quan trọng;
+ Làm bài tập;
+ Thực hành;
+ Yêu cầu người học giảng lại…..
+ Làm Test trắc nghiệm để kiểm tra mức độ hiểu bài…..
Kết luận
        Lý thuyết và thực tế gắn bó với nhau như ngày và đêm. Nếu giờ giảng chỉ xoay quanh những kiến thức sách vở và người học không nhận thấy mối quan hệ với cuộc sống thực tại, nghĩa là buổi học không đảm bảo yêu cầu. Kiến thức lý thuyết có thể được người học ghi nhớ trong các kỳ kiểm tra, nhưng khi thi xong, kiến thức đó sẽ biến mất. Lý thuyết là quan trọng để chúng ta lý giải thế giới và từ đó có thể thay đổi thế giới. Nhưng nếu không có mối liên hệ với thực tế, lý thuyết chẳng có tác dụng gì. Do vậy, người thầy ngoài kiến thức lý thuyết và thực tế không ngừng được củng cố và duy trì ở mức độ cao mà còn phải hiểu thấu và vận dụng linh hoạt các nguyên tắc trên sẽ mang lại nguồn cảm hứng và sự say mê của người học. Làm được những công việc đó chúng ta mới đào tạo ra những thế hệ sinh viên có chuyên môn cao, có kỹ năng nghề nghiệp tốt đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
         Tài liệu tham khảo
         1.Thời báo kinh tế Sài Gòn Online
        2. GS.TS Đinh Văn Tiến – Ulrich Lipp - Cẩm nang Phương pháp Sư phạm – NXBTH Thành Phố Hồ Chí Minh -2003.
        3.  Các chiến lược để dạy học có hiệu quả - Tài liệu lưu hành nội bộ.

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background