Những điều cần biết về hóa đơn điện tử

Đăng ngày 31/10/2019
9.398 lượt xem
Đăng ngày 31/10/2019
9.398 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Hóa đơn GTGT là loại hóa đơn áp dụng trong trường hợp người bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Hóa đơn điện tử là gì?

Nghị định 119/2018/NĐ-CP ban hành ngày 12/09/2018 có hiệu lực từ ngày 1/11/2018 quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Theo Điều 3 của Nghị định nêu rõ “ Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế”.

 

Theo Điều 5 Nghị định 119 quy định về hóa đơn điện tử bao gồm:

+ Hóa đơn GTGT là loại hóa đơn áp dụng trong trường hợp người bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

+ Hóa đơn bán hàng áp dụng trong trường hợp người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

+ Các loại hóa đơn khác gồm tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng đúng nội dung quy định.

Lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử?

Kể từ ngày Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực 1/11/2018 quy định về lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử như sau:

 + Các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử thì sẽ tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử.
+ Các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn giấy, được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, tự in, hóa đơn đã mua đến hết ngày 31/10/2020.

+ Trường hợp kể từ ngày 1/11/2018 đến 31/10/2020 công ty sử dụng hết hóa đơn đặt in theo thông báo phát hành hóa đơn, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, xem xét thấy phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp thì tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in đến khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định.

+ Doanh nghiệp thành lập trong giai đoạn từ 1/11/2018 đến 31/10/2020. Nếu doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin thì áp dụng hóa đơn điện tử, trường hợp chưa đáp ứng được thì vẫn sử dụng hóa đơn giấy và gửi Mẫu 03 – Tờ khai dữ liệu hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra đến cơ quan thuế.

Từ ngày 1/11/2020 bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử

Thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử như thế nào?

Doanh nghiệp muốn áp dụng hóa đơn điện tử cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp làm tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo mẫu số 01 (Phụ lục ban hành kèm theo NĐ119/NĐ-CP) gửi đến cơ quan thuế

Bước 2: Trong thời gian 1 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận tờ khai của doanh nghiệp, Cơ quan thuế gửi thông báo theo mẫu số 02 phụ lục ban hành kèm theo Nghị định cho doanh nghiệp biết về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Kể từ thời điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế doanh nghiệp phải hủy bỏ hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng (nếu có) theo quy định

Một số điều cần lưu ý

Hóa đơn điện tử không có khái niệm liên, bên mua, bên bán và cơ quan thuế cùng khai thác dữ liệu trên một bản hóa đơn điện tử duy nhất

Khách hàng cá nhân, khách lẻ không cần hóa đơn để kê khai thuế thì không cần chũ ký của người mua trên hóa đơn điện tử. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, cần hóa đơn để thực hiện kê khai thuế thì bắt buộc phải có chữ ký của bên mua.

Để phục vụ cho việc quyết toán và lưu trữ hóa đơn, bên mua có thể yêu cầu bên bán chuyển đổi hóa đơn điện tử thành hóa đơn giấy có đầy đủ chữ ký và dấu

Trường hợp hóa đơn điện tử đã phát hành cho người mua, nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc bên mua và bên bán chưa kê khai thuế,Nếu phát hiện sai sót thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận cả hai bên. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phụ vụ cho việc tra cứu của cơ quan thuế. Người bán lập hóa đơn điện tử thay thế cho hóa đơn sai để gửi cho người mua và trên hóa đơn phải có dòng chữ  “hóa đơn này thay thế cho hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm.

Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã thực hiện giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, bên mua và bên bán đã thực hiện kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì hai bên phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, có chữ ký điện tử cả hai bên, đồng thời bên bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót. Trên hóa đơn điều chỉnh , ghi rõ tăng (giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT cho hóa đơn điện tử số…ký hiệu…Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên mua và bên bán thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Chúc các bạn thành công!

 
                                                                        ThS. Trần Thị Thùy – Khoa Kế Toán
 
 

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background