Người cao tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Tại sao người cao tuổi lại hay mất ngủ và cách xử trí như thế nào để có thể hồi phục được giấc ngủ đủ giấc và đủ thời gian.
Chức năng của giấc ngủ là giúp cho cơ thể hồi phục lại các cơ quan trong cơ thể, giống như một chiếc xe hay tàu điện sau một ngày làm việc sẽ rất cần để được tu bổ lại để đảm bảo đủ chức năng cho ngày hôm sau. Các cơ quan lần lượt được nghỉ ngơi đầu tiên là não và tim. Nhịp tim có thể giảm đến 30% vào lúc ngủ sâu. Các xung động thần kinh đi từ ngoại biên về não phải qua một tổ chức lưới ở não giữa và giấc ngủ làm cho hệ thống này kém hoạt động hoặc chỉ có một số vùng ở trạng thái “tỉnh” còn phần lớn là nghỉ ngơi. Lần lượt là các cơ quan như tiêu hóa, nội tiết và cả cơ vân, cơ trơn đều nghỉ ngơi và gan là nơi xử lý các chất độc của cơ thể giúp đào thải các chất oxy hóa, thuốc, cùng với thận để làm sạch lại hệ thống của cơ thể.
Ảnh minh họa.
Vậy tại sao người cao tuổi hay bị các vấn đề về giấc ngủ kém?
Thứ nhất là do tuổi tác nên hệ thống mạch máu bị xơ, tim phải đẩy một lượng máu mạnh hơn làm hệ thống lưới trong não bị kích thích nên khó đi vào giấc ngủ. Hơn nữa bình thường tuyến yên trong não tiết ra chât melatonine là chất ức chế hệ lưới để tạo giấc ngủ nhưng ở người cao tuổi chất melatonine bị giảm nặng và thường thiếu khoảng 2-3 mg chất này nên rất khó ngủ.
Một câu hỏi nữa là ngủ bao nhiêu thì đủ?
Chúng ta đều biết giấc ngủ được chia thành các giai đoạn trong đó dựa vào phản xạ đong đưa của mắt có giai đoạn nhanh (viết tắt là REM) và không nhanh (viết tắt là Non REM) tạo thành một chu kỳ khoảng 90 phút. Trong một đêm tối thiểu phải ngủ được 4 chu kỳ (khoảng 6 tiếng) hoặc 5 chu kỳ (7,5 tiếng) là vừa đủ đối với người trưởng thành. Trẻ em càng ít tuổi càng cần được ngủ nhiều để phát triển về thể chất. Ngủ nhiều cộng với dinh dưỡng nhiều can xi là hai yếu tố quan trọng để trẻ có chiều cao cộng với tập luyện là các yếu tố chiếm đến 70% chiều cao. Di truyền của bố mẹ chỉ chiếm 30%.
Nếu giấc ngủ chưa được đầy đủ lời khuyên là tạo lập một giấc ngủ ngon nên tránh ăn no trước ngủ, không nên vận động trước giấc ngủ 2- 3 giờ. Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng ít và đi ngủ đúng giờ. Có một số các thuốc nguồn gốc thực vật như cao lạc tiên, tâm sen, lá vông, củ bình vôi (viên rotunda)… có thể dùng để tăng khả năng đi vào giấc ngủ. Đối với người cao tuổi nên dùng thêm các thuốc có Melatonine từ 1-3 mg/viên và uống trước khi ngủ 1 giờ có thể giải quyết được tình trạng ngủ kém.
Thầy Lê Văn Duy - Trưởng khoa Điều dưỡng trường Đại học Đại Nam
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
