Ngành Quan hệ công chúng và Truyền thông là gì?

Đăng ngày 15/05/2020
2.741 lượt xem
Đăng ngày 15/05/2020
2.741 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu nhưng quan hệ công chúng đã thể hiện được đây là một ngành nghề hấp dẫn với đặc tính năng động và sáng tạo của nó.

Quan hệ công chúng (Public Relations – gọi tắt là PR) trên thế giới từ lâu đã không còn là một ngành nghề xa lạ. PR xuất hiện từ đầu thế kỉ XX cùng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và nền kinh tế thị trường. Trải qua gần một thế kỉ phát triển, ngành PR càng trở nên quan trọng và khẳng định được vị thế của mình trong xã hội và nền kinh tế hiện đại.

Xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu nhưng quan hệ công chúng đã thể hiện được đây là một ngành nghề hấp dẫn với đặc tính năng động và sáng tạo của nó. Bên cạnh đó sự non trẻ vẫn khiến cho ngành nghề này bộc lộ mốt số hạn chế về mặt nhân lực và tính chuyên nghiệp nhưng những kỳ vọng về nó vẫn không ngừng phát triển.

Để khắc phục những hạn chế tồn tại thì việc làm sáng tỏ tầm quan trọng và đưa những thông tin về ngành PR đến với mọi người là thực sự cần thiết. Từ đó ta có thể khiến mọi người hiểu hơn về PR, mường tượng thật kỹ được mong muốn mà mình theo đuổi, sàng lọc được đối tượng theo nghề và ý thức được sự chuyên nghiệp trong làm nghề.

PR là ngành đào tạo Hot thu hút sự quan tâm hàng đầu của các bạn trẻ năng động, sáng tạo.

PR mang tính phổ biến trong hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới. Nó phát triển rất mạnh mẽ tại các nước phương Tây và xuất hiện từ trong các cơ quan chính phủ, văn phòng tổng thống, thủ tướng đến các bộ ngành đều có một bộ phận đảm nhiệm chức năng này. Các nhân viên làm việc trong các bộ phận đó được gọi là người phát ngôn của chính phủ, của tổng thống hay thư ký báo chí.

Ngoài ra vai trò của PR cũng xuẩt hiện trong các doanh nghiệp nhằm quảng bá, đánh giá thái độ công chúng, xác định chính sách và tiến trình hoạt động của họ hoặc một cá nhân nào đó, đồng thời tổ chức các hoạt động quảng bá nhằm nâng cao sự hiểu biết và chấp nhận của công chúng.

Các ngành điện ảnh, văn hóa thể thao cũng cần đến PR để tổ chức các cuộc phỏng vấn, quảng bá khi những người nổi tiếng muốn tên tuổi và hình ảnh của mình đến gần với công chúng.

Thực tiễn tại Việt Nam, sự phát triển các thành phần kinh tế đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho ngành PR phát triển. Nhiều bộ ngành và các doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân đều nhận ra được tính cấp thiết của PR. Từ đó chỉ trong vài năm, đã có rất nhiều công ty PR được thành lập để đáp ứng nhu cầu. Những nhân viên làm PR hiện nay có bằng báo chí hoặc từng làm báo, số còn lại có thể đến từ nhiều ngành nghề khác nhau.

Sinh viên Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông Trường ĐH Đại Nam học đi đôi với hành ngay tại trường.

Trong ngành PR, tính chất công việc cũng có sự khác biệt. Những người làm PR cho doanh nghiệp, ban đầu phải hiểu một doanh nghiệp cần làm ra lợi nhuận, có thể sản xuất ra hàng hóa, thương mại, dịch vụ,…Vậy công việc người làm PR doanh nghiệp là cho công chúng hiểu được doanh nghiệp đang làm gì, phát triển xây dựng hình ảnh, danh tiếng cho doanh nghiệp đó, đưa doanh nghiệp giao tiếp với những đối tượng có quan tâm.

PR không ngừng phát triển qua thời gian, PR giờ đây trở thành một ngành nghề toàn cầu và được áp dụng theo những cách thức khác nhau sao cho tương ứng với từng tổ chức, từng lĩnh vực và từng quốc gia.

Hiện nay tại nước ta ngành PR chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực: Tổ chức sự kiện, quan hệ báo chí và định vị thương hiệu.

Những công việc mà PR đảm nhận

  • Truyền thông: đề xuất hoặc trao đổi ý tưởng, ý kiến hoặc thông điệp qua các phương tiện khác nhau như hình ảnh, văn bản hoặc nói.
  • Công bố trên báo chí: Truyền tải thông điệp đã được lập kế hoạch với mục đích rõ ràng qua các phương tiện truyền thông đại chúng có lựa chọn nhằm nâng cao lợi ích cho tổ chức.
  • Quảng bá: hoạt động được thiết kế nhằm tạo ra và kích thích sự quan tâm vào một cá nhân, một sản phẩm, một tổ chức hoặc một vấn đề gì đó.
  • Tạo thông tin trên báo chí: Tạo ra các câu chuyện, tin phản ánh về phong cách sống, những thể loại thông tin “mềm”, thường liên quan đến các thông tin giải trí.
  • Tham gia cùng với Marketing: PR cùng chung mục đích vứoi các hoạt động tiếp thị hoặc quảng cáo để phục vụ lợi ích của tổ chức.
  • Quản lý các vấn đề: Nhận dạng, theo dõi và tiến hành các danh sách liên quan tới công chúng vì lợi ích của tổ chức.

Như vậy ta đã phần nào hiểu được quy mô, tầm ảnh hưởng của PR trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, xác định rõ được quy trình làm việc cơ bản của PR. Trong tình hình thiếu hụt nhân lực ngành PR vừa là hạn chế nhưng cũng vừa là cơ hội cho những cá nhân có niềm đam mê và khả năng với ngành học này, xác định được đúng đắn ngành nghề mình muốn theo đuổi, hoàn thiện những thiếu sót và phát huy giá trị sẵn có từ đó tự mở rộng cánh cửa việc làm cho chính bản thân mình, đồng thời góp phần đẩy mạnh sự phát triển của PR ở nước ta.

Khoa QHCC & TT – Trường Đại học Đại Nam

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background