Một số gợi ý giúp sinh viên khối không chuyên ngữ nói tiếng Anh tốt hơn

Đăng ngày 04/03/2016
1.471 lượt xem
Đăng ngày 04/03/2016
1.471 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
ThS.Nguyễn Thị Nhiên - Khoa Ngoại ngữ, ĐH Đại Nam
 
Từ thực tế giảng dạy, tác giả nhận thấy có rất nhiều sinh viên dù đã học tiếng Anh trong cả một thời gian dài vẫn gặp khó khăn trong khi nói, phản xạ bật(utterance) vẫn rất hạn chế, lúng túng không biết bắt đầu câu trả lời của mình (response) hay không biết đặt câu hỏi để giữ cho cuộc hội thoại thành công hơn. Tham khảo các cuốn sách, các bài báo có chủ đề mà tác giả quan tâm và kết hợp với việc tham khảo kinh nghiệm giảng dạy của các đồng nghiệp, thầy cô giỏi, tác giả bài viết muốn đưa ra một số nguyên nhân gây ra những khó khăn cho sinh viên khối không chuyên khi nói tiếng Anh, từ đó gợi ý giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng nói.
Có rất nhiều nguyên nhân hạn chế khả năng nói tiếng Anh của người học, trong đó có 6 nguyên nhân chủ yếu sau đây:
1. Tập trung vào ngữ pháp quá nhiều
 
 
Đây là sai lầm lớn nhất và cũng là phổ biến nhất của người học tiếng Anh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cố gắng học ngữ pháp quá kỹ chỉ làm hỏng kỹ năng nói.  Các cuộc nói chuyện thực tế thường diễn ra nhanh chóng, và sự thành công của các cuộc nói chuyện đó nằm ở chỗ bạn có chuyển tải được hết thông điệp bạn muốn chuyển tải và người tiếp nhận có thực sự nắm được đúng các thông điệp mà bạn muốn chuyển tải không, chứ không phải là bạn có sử dụng cấu trúc tiếng Anh chuẩn không vì trong khi nói bạn sẽ không đủ thời gian suy nghĩ đến hàng trăm quy tắc ngữ pháp cần thiết. Não trái của bạn không đủ khả năng làm việc này. Kết quả là, bạn không thể nói một cách trôi chảy, tự tin.
Để không bị ảnh hưởng quá nhiều liên quan đến sự đúng- sai trong cấu trúc ngữ pháp được sử dụng khi nói, bạn nên học ngữ pháp một cách vô thức thông qua trực giác như một đứa trẻ. Bạn sẽ làm điều này bằng cách nghe hoặc nhìn thật nhiều câu chứa ngữ pháp đúng; và từ đó, não của bạn sẽ tự học được cách dùng ngữ pháp sao cho chuẩn xác.
 
Hoc tập cùng giáo viên bản ngữ là một trong nhiều cách giúp sinh viên Đại Nam học tốt tiếng anh hơn
 
2. Ép buộc học nói trước
Nhiều học viên và cả các giáo viên tiếng Anh đều từng mắc lỗi này, đó là ép buộc kỹ năng nói trước khi người học sẵn sàng. Hậu quả là người học nói chậm, thiếu tự tin và không lưu loát.
Thực tế là trẻ nhỏ học nói trước, trở nên thành thạo sau đó mới bắt đầu học đọcviết. Vì vậy thứ tự tự nhiên là nghe, nói, đọc rồi mới viết. Tuy nhiên, bạn có cảm thấy lạ khi các trường học trên thế giới dạy đọc trước, sau đó là viết, nghe và cuối cùng là nói? Nguyên nhân chính cho trật tự này là bởi vì khi bạn học một ngôn ngữ thứ 2, bạn cần phải đọc tài liệu để hiểu và học các thành tố ngôn ngữ từ tài liệu đọc. Vì vậy, mặc dù thứ tự tự nhiên là nghe, nói, đọc rồi viết, thứ tự cho sinh viên học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2 hay ngoại ngữ tốt nhất sẽ là đọc, nghe, nói rồi viết.    
Thực tế là muốn nói tiếng Anh tốt, bạn phải phát triển cả 4 kỹ năng ngôn ngữ vì chúng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Ví dụ: kỹ năng đọc giúp bạn có thông tin, tăng lượng từ vựng và củng cố ngữ pháp, kỹ năng nghe giúp bạn phát âm chuẩn từ đơn cũng như từ trong chuỗi âm. Khi nghe, bạn nên nghe toàn bộ đoạn ngắn để hiểu nội dung đoạn, sau đó nghe và nhắc lại từng câu vừa để luyện kỹ năng nghe vừa rất tốt cho kỹ năng nói. Việc nói từng câu đơn trôi chảy sẽ giúp bạn nói cả một đoạn trôi chảy.   
3. Học từ vựng đơn lẻ
Nhiều sinh viên học từ vựng đơn lẻ và cố gắng kết hợp nhiều từ với nhau để tạo thành một câu có nghĩa. Thực tế là cho dù lượng từ của họ rất phong phú nhưng họ lại không phải là những sinh viên nói tiếng Anh giỏi. Nguyên nhân là sự kết hợp này không tạo thành những câu có nghĩa được. Tiếng Anh có hơn 150.000 từ, nhưng không ai có thể học và biết được tất cả. Theo nghiên cứu thì ngay như người bản ngữ học hết trình độ đại học cũng chỉ biết khoảng 30.000 từ. Còn những người nước ngoài học tiếng Anh thì tầm 3.000 từ. Tuy nhiên, để sử dụng được thành thạo số từ đó không phải là chuyện đơn giản.
Giải pháp cho tình huống chính là học Cụm Từ.  Đừng bỏ phí thời gian học thật nhiều từ đơn khác nhau. Thay vào đó hãy sử dụng thời gian để học Cụm Từ đi kèm, đặt các cụm từ trong ngữ cảnh giao tiếp hàng ngày, khi bạn ôn lại, hãy ôn lại cả cụm từ. Điều này sẽ giúp bạn nhanh nói tiếng Anh thành thạo vì khi đã làm chủ các cụm từ, bạn sẽ không phải suy nghĩ về từ khi bạn nói. Nó sẽ tự động tuôn ra dưới dạng cụm.
 
Sinh viên có thể học từ vựng tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi
 
4.  Luôn nghĩ câu muốn nói bằng tiếng mẹ đẻ trước
Rất nhiều sinh viên có thói quen luôn nghĩ câu hỏi và câu trả lời bằng tiếng mẹ đẻ, sau đó mới dịch sang ngôn ngữ đích. Đây là một thói quen rất xấu với người học ngoại ngữ do thứ tự của các từ giữa hai ngôn ngữ có thể khác nhau hoàn toàn và việc sử dụng ngôn ngữ còn bị ảnh hưởng bởi khác biệt của yếu tố văn hóa- được coi như rào cản ngôn ngữ. Ví dụ, khi chúng ta muốn hủy bỏ một cuộc hẹn, chúng ta sẽ nghĩ trong đầu: “tôi muốn huỷ bỏ cuộc hẹn đó”. Sau đó chúng ta dịch câu đó sang tiếng Anh. Chúng ta sẽ gặp vấn đề vì chúng ta có thể không nhớ hoặc không biết các từ “cancel” và “appointment” để hình thành câu “I would like to cancel the appointment”. Nếu chúng ta nghĩ bằng tiếng Anh, chúng ta sẽ không gặp phải vấn đề này và có nhiều cách diễn đạt tình huống này bằng tiếng Anh, ví dụ: “I'm sorry. I'm not free tomorrow” hay “I am afraid I can’t come tomorrow”, v.v
Giải pháp cho vấn đề này chính là suy nghĩ bằng tiếng Anh. Thói quen này sẽ khó hình thành khi bắt đầu nhưng lại cực kỳ hiệu quả khi bạn muốn nâng cao kỹ năng nói của mình.
5. Chỉ học giáo trình dạy tiếng Anh chính quy
Hầu hết sinh viên học tiếng Anh đều bắt đầu bằng sách giáo khoa, giáo trình tiếng Anh hợp quy chuẩn ở trường. Vấn đề là tiếng Anh nói của người bản ngữ có thể rất khác so với những câu đúng chuẩn dạy trong sách. Khi nói chuyện với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, người bản ngữ dùng câu từ suồng sã chứa đầy thành ngữ, cụm từ cố định, cụm động từ và cả từ lóng.
Chính vì vậy, để giao tiếp được với người bản ngữ, bạn không nên chỉ dựa vào sách giáo khoa mà còn học qua các phương tiện như phim ảnh, sách báo về đời sống người bản ngữ bằng tiếng Anh để sử dụng được ngôn ngữ này một cách thực thụ. Hiện nay có rất nhiều nguồn mà chúng ta có thể khai thác để học tốt tiếng Anh như phim ảnh trên các kênh như HBO, Movie Stars, các trang web bằng tiếng Anh như BBC.com, CNN.com, youtube, tham dự các field trips đến những nơi có nhiều người nước ngoài để trực tiếp nói chuyện, sách tiếng Anh tham khảo hiện có trên thị trường, vv…
6. Thiếu sự học tập tự định hướng
Rất nhiều sinh viên của chúng ta, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất học tiếng Anh dựa hoàn toàn vào trường học, coi đây là nguồn kiến thức duy nhất họ có thể sử dụng để học một ngôn ngữ khác không phải là tiếng mẹ đẻ. Họ nghĩ rằng giáo viên, trường học chịu trách nhiệm cho thành công của họ. Điều này chưa bao giờ đúng. Trên thực tế, chỉ có bạn mới giúp được chính mình, giáo viên có thể giúp bạn, nhưng bạn mới chính là yếu tố quyết định sự thành công của mình. Bạn phải tự tìm bài học, tài liệu học phù hợp với mình. Bạn phải nghe và đọc bằng ngôn ngữ đó hàng ngày. Bạn phải kiểm soát cảm xúc tiêu cực, luôn giữ cảm xúc tích cực, lạc quan, khao khát học hỏi và luôn tràn đầy năng lượng để nạp kiến thức mới. Có như vậy bạn mới thực sự thành công. Sẽ không có giáo viên nào giúp bạn điều đó ngoài chính bản thân. 
Thay cho lời kết
Kỹ năng nói là một trong những kỹ năng cực kỳ cần thiết cho giao tiếp thường ngày. Thông qua kỹ năng nói, chúng ta có thể chuyển tải và lĩnh hội thông tin  một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, có rất nhiều người gặp khó khăn khi học nói tiếng Anh. Những khó khăn này có thể xuất phát từ thói quen xấu như chú trọng quá nhiều vào ngữ pháp khi nói, luôn tư duy bằng tiếng mẹ đẻ sau đó mới dịch sang ngôn ngữ đích hay học từ vựng đơn lẻ, vv… Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây khó khăn khi học nói tiếng Anh để tìm được các phương pháp hiệu quả nhất có thể.  
Bạn cứ thử đi, tôi tin chắc bạn sẽ thành công!
 

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background