Kỹ năng mềm, điều không thể thiếu trong giáo dục
Đăng ngày 31/10/2019
689 lượt xem

Ngày nay, trong các trường học, nếu ai còn quan niệm Kỹ năng mềm chỉ là bộ môn hỗ trợ Kỹ năng cứng, thì đó là một sai lầm lớn. Và ai không được học Kỹ năng mềm thì thật là thiệt thòi. Kỹ năng mềm đã trở thành một bộ môn thiết yếu giúp cho đào tạo một con người phát triển toàn diện, để làm người, để làm việc và chung sống với cộng đồng và với thiên nhiên.
Ngày nay, trong các trường học, nếu ai còn quan niệm Kỹ năng mềm chỉ là bộ môn hỗ trợ Kỹ năng cứng, thì đó là một sai lầm lớn. Và ai không được học Kỹ năng mềm thì thật là thiệt thòi. Kỹ năng mềm đã trở thành một bộ môn thiết yếu giúp cho đào tạo một con người phát triển toàn diện, để làm người, để làm việc và chung sống với cộng đồng và với thiên nhiên.
Nhận thức được vai trò như vậy của Kỹ năng mềm, Trường đại học Đại Nam do vợ chồng Tiến sĩ Lê Đắc Sơn- Cao Thị Hòa, Chủ tịch HĐQT và phó Hiệu trưởng khởi xướng đã lập ra bộ môn Kỹ năng mềm và đưa thành môn học bắt buộc đối với mỗi sinh viên. Tuy hoạt động chưa lâu, nhưng bộ môn đã nhanh chóng có thế mạnh bởi đội ngũ giáo viên tâm huyết và bộ giáo trình được biên soạn công phu với sự giúp sức của các chuyên gia có tên tuổi. Do được học tập, rèn luyện thường xuyên bởi Kỹ năng mềm nên tiếp xúc, làm việc với thầy và trò Trường đại học Đại Nam, tôi thấy đáng nể bởi phong cách, thái độ làm việc, ứng xử vô cùng dễ chịu, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và đáng nhớ. Điều đó còn thể hiện qua kết quả của những cuộc tiếp xúc, làm việc, nó cứ nhẹ nhàng mà đâu vào đấy, hiệu quả thường là lớn hơn mong đợi.
Nhận thức được vai trò như vậy của Kỹ năng mềm, Trường đại học Đại Nam do vợ chồng Tiến sĩ Lê Đắc Sơn- Cao Thị Hòa, Chủ tịch HĐQT và phó Hiệu trưởng khởi xướng đã lập ra bộ môn Kỹ năng mềm và đưa thành môn học bắt buộc đối với mỗi sinh viên. Tuy hoạt động chưa lâu, nhưng bộ môn đã nhanh chóng có thế mạnh bởi đội ngũ giáo viên tâm huyết và bộ giáo trình được biên soạn công phu với sự giúp sức của các chuyên gia có tên tuổi. Do được học tập, rèn luyện thường xuyên bởi Kỹ năng mềm nên tiếp xúc, làm việc với thầy và trò Trường đại học Đại Nam, tôi thấy đáng nể bởi phong cách, thái độ làm việc, ứng xử vô cùng dễ chịu, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và đáng nhớ. Điều đó còn thể hiện qua kết quả của những cuộc tiếp xúc, làm việc, nó cứ nhẹ nhàng mà đâu vào đấy, hiệu quả thường là lớn hơn mong đợi.
.jpg)
TS. Lương Cao Đông chụp ảnh lưu niệm cùng PGS. TS Nguyễn Văn Nhã, đại diện lãnh đạo UBND và Hội Khuyến học xã Đông Tiến.
Không dừng lại ở việc giảng dạy tại trường, Ban giám hiệu nhà trường còn chủ trương “Xuất khẩu” Kỹ năng mềm đến nhiều nơi, thông qua các chương trình ngoại khóa và qua đội ngũ giáo viên được mời đi giảng dạy. Trong tháng 8 vừa qua, vào các ngày 16, 17, Trường đại học Đại Nam đã cùng Hội Khuyến học xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh mở một lớp đào tạo Kỹ năng mềm cho toàn thể giáo viên các trường mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở của xã. Lớp học nằm trong chương trình tài trợ của trường đối với quê hương của ông bà Lê Đắc Sơn- Cao Thị Hòa, bao gồm học bổng 500 triệu đồng mỗi năm học đối với sinh viên thuộc xã Đông Tiến học tập tại trường và các khóa đào tạo Kỹ năng mềm đối với học sinh, sinh viên, giáo viên, phụ huynh. Thời gian vừa qua, ngoài việc mở lớp Kỹ năng mềm đầu tiên cho giáo viên, tân sinh viên Nguyễn Thị Thu đã vinh dự được chủ tịch HĐQT Lê Đắc Sơn trao Quyết định học bổng tại Lễ vinh danh năm học do UBND và Hội Khuyến học xã Đông Tiến tổ chức ngày 25 tháng 8 năm 2019.
Qua lớp Học Kỹ năng mềm nói trên, các giáo viên mầm non, tiểu học và THCS Đông Tiến nhận ra rằng: Chính đội ngũ giáo viên phổ thông đang rất thiếu Kỹ năng mềm và cần phải được học, chứ không chỉ cần riêng cho học sinh. Do đó, họ chăm chỉ, say mê, nghe giảng như chưa từng đi học, dù thời tiết nắng nóng là thế! Và có một chi tiết lạ là: Khi thầy ngừng giảng, kết thúc buổi học, hơn 100 học viên vẫn ngồi lặng khoảng 3 phút, như không hề biết là tan lớp, làm cho thầy trò sau đó đều cười vỡ òa, hết sức vui và xúc động! 100% giáo viên cùng nhau kiến nghị với thầy Lương Cao Đông, hiệu trưởng và ông Cao Văn Hà, Chủ tịch danh dự Quỹ Khuyến học “Ước mơ lớn” của xã Đông Tiến rằng, hãy mở nhiều lớp, nhiều khóa nữa cho họ được học, để từ đó các thầy cô truyền đạt lại cho học sinh của mình.
.jpg)
ThS. Phạm Văn Minh – Trưởng bộ môn Kỹ năng mềm Trường ĐH Đại Nam trực tiếp giảng dạy khóa đào tạo kỹ năng mềm cho các giáo viên Đông Tiến.
Những tâm sự chân thành, mộc mạc của họ đã làm cho các thầy của lớp Kỹ năng mềm vô cùng cảm động. Và chúng tôi, những người trong Hội Khuyến học xã Đông Tiến cũng hết sức cảm mến và vui mừng. Vì như thế là Mô hình Khuyến học mới mình đã làm đúng, đã thực hiện đúng phương châm là Khuyến học không chỉ là giúp đỡ bằng vật chất và tinh thần, còn phải giúp đỡ thiết thực bằng việc bồi dưỡng kiến thức cho cả học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ huynh. Bởi vì, chương trình dạy và học ở nhà trường phổ thông hiện nay còn đang rất thiếu những kiến thức về Kỹ năng mềm. Để đào tạo thành con người toàn diện thì đâu chỉ cần kiến thức khoa học hay văn hóa nói chung, trong khi cuộc sống hàng ngày phải tương tác giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, thì cần biết bao kiến thức về kỹ năng ứng xử. Vì thế, chương trình tiếp theo giữa Trường đại học Đại Nam với Hội Khuyến học xã Đông Tiến còn diễn ra nhiều lớp, nhiều khóa đào tạo nữa về Kỹ năng mềm, mà gần nhất sẽ là một khóa đào tạo cho đối tượng là cha mẹ học sinh. Đây cũng là tâm huyết, tình cảm của ông Lê Đắc Sơn, bà Cao Thị Hòa muốn đóng góp cho sự đi lên của sự nghiệp giáo dục của quê hương Đông Tiến.
.jpg)
Các thầy cô chụp ảnh lưu niệm sau khóa đào tạo.
Còn đối với chúng tôi, những người làm khuyến học ở Đông Tiến đã đang và sẽ hết sức nỗ lực để có nhiều hơn nữa những lớp, khóa đào tạo Kỹ năng mềm đối với học sinh, sinh viên, giáo viên, phụ huynh học sinh và nhiều đối tượng khác nữa. Nhưng quan trọng hơn, đó là kỳ vọng vào một sự thay đổi nhận thức đối với tất cả mọi người trong xã về vai trò thiết yếu của Kỹ năng mềm trong giáo dục, nhằm xây dựng con người Đông Tiến phát triển một cách toàn diện và bền vững.
Cao Hà – Chủ tịch Quỹ Khuyến học “Ước mơ lớn” xã Đông Tiến, Yên Phong, Bắc Ninh
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh
36 ngành đào tạo
thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
