Khoa Tài chính – Ngân hàng DNU tham dự diễn đàn Xây dựng thương hiệu quốc gia về công nghệ tài chính ngân hàng Việt Nam

Đăng ngày 11/12/2020
881 lượt xem
Đăng ngày 11/12/2020
881 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark

Sáng ngày 9/12, diễn đàn xây dựng thương hiệu quốc gia cho công nghệ tài chính ngân hàng Việt Nam đã được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ICC. Chương trình có sự tham dự của lãnh đạo khoa Tài chính - Ngân hàng Trường Đại học Đại Nam.

Chủ trì diễn đàn là TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI). Chương trình có sự tham gia của: TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính Ngân hàng; ThS. Phạm Xuân Hòe, Nguyên Viện phó Viện chiến lược Ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia.

Nhận được lời mời, PGS. TS Đàm Văn Huệ - Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng Trường Đại học Đại Nam cùng với đoàn cán bộ, giảng viên đã đến tham dự diễn đàn.

Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng cần quan tâm xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý hoạt động Fintech theo cách tiếp cận mở nhưng kiểm soát được rủi ro, có cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu ở các cấp độ khác nhau.

Theo thống kê của diễn đàn, công nghệ tài chính ngân hàng Fintech tại Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng, từ 74 công ty năm 2017 lên hơn 160 công ty tính đến năm 2020. Cùng với đó, hiện Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển Fintech đó là: thị trường nội địa lớn, còn nhiều dư địa phát triển; dân số tương đối trẻ và lượng người sử dụng điện thoại thông minh cao.

Ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Viện phó Viện Chiến lược Ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nêu quan điểm, chuyển đổi quy trình vận hành theo hướng số hóa đang là yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay cho các ngân hàng.

“Chắc chắn các ngân hàng thương mại sẽ phải và phải nghiên cứu lại chiến lược tầm nhìn và quản trị trong thời đại số. Ngân hàng buộc phải đầu tư rất lớn về mặt công nghệ, đầu tiên cần phải chú trọng phát triển hệ thống Core Banking, để tích hợp đa kênh cung ứng cho khách hàng. Đấy là câu chuyện phải đầu tư”, ông Phạm Xuân Hòe khẳng định.

Thông qua diễn đàn, lãnh đạo khoa Tài chính Ngân hàng khẳng định tầm quan trọng và hướng đi đúng đắn trong việc áp dụng phần mềm ngân hàng lõi Core Banking vào thực tế giảng dạy. Điều này sẽ giúp được trải nghiệm công việc như một ngân viên ngân hàng thực thụ ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường và có thể tự tin vào khả năng làm việc ngay sau khi ra trường.

Đồng thời, việc ứng dụng phần mềm ngân hàng lõi tại giảng đường cũng tiết kiệm thời gian đào tạo nhân sự cho các ngân hàng, doanh nghiệp.

Trong chiều 10/12/2020, Trường Đại học Đại Nam chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai hệ thống ngân hàng thực hành với Công ty CP Giải pháp Công nghệ TTF (TTF Solution). Tính đến nay, khoa Tài chính Ngân hàng Trường Đại học Đại Nam là đơn vị đầu tiên tại miền Bắc triển khai phần mềm Core Banking của hãng phần mềm nổi tiếng Temenos – Thuỵ Sỹ vào thực tế giảng dạy và đào tạo sinh viên.  

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background