Kết quả xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sau 5 năm tái cơ cấu
Đăng ngày 29/05/2017
2.052 lượt xem

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng nói chung và các tổ chức tín dụng (TCTD) nói riêng những năm gần đây đó là thực hiện tái cơ cấu theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng là một trong các mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước nói riêng, sự quan tâm của dư luận nói chung. Những vấn đề đó là hiệu quả tái cơ cấu các TCTD, xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) phải sáp nhập, bán lại, nhất là 3 NHTM mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mua lại với giá 0 đồng.
ThS. Trần Thị Lan Phương
Giảng viên Khoa Tài chính - Ngân hàng
Giảng viên Khoa Tài chính - Ngân hàng
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng nói chung và các tổ chức tín dụng (TCTD) nói riêng những năm gần đây đó là thực hiện tái cơ cấu theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng là một trong các mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước nói riêng, sự quan tâm của dư luận nói chung. Những vấn đề đó là hiệu quả tái cơ cấu các TCTD, xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) phải sáp nhập, bán lại, nhất là 3 NHTM mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mua lại với giá 0 đồng.
Đến hết năm 2016, hệ thống các TCTD đã đạt được những kết quả nhất định sau 5 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, nhất là trong vấn đề xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, bên cạnh đó không thể phủ nhận những khó khăn, tồn tại vẫn đang hiện hữu.
Những kết quả đạt được
Những năm qua, NHNN đã ban hành nhiều văn bản, quyết định, thông tư liên quan đến việc hình thành thị trường mua bán nợ xấu. Tiêu biểu như: Thông tư 08/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý Tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC) theo cơ chế thị trường giúp tăng tính chủ động và quyền hạn cho VAMC; hay Quyết định 618/QĐ-NHNN cho phép VAMC chính thức được triển khai phương án mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường. Số liệu tập hợp từ báo cáo của các TCTD cho thấy tỷ lệ nợ xấu bình quân toàn hệ thống đến cuối năm 2016 ước tính giảm nhẹ từ 2,9% năm 2015 xuống 2,8%.
Theo thống kê của NHNN, đến 30/11/2016, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ước tính còn khoảng 2,46%. Còn theo tính toán của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tính đến thời điểm 31/12/2016, chưa có một ngân hàng nào công bố tỷ lệ nợ xấu của mình vượt quá ngưỡng 3%.
Giải quyết nợ xấu của các TCTD được sử dụng bằng tổng hợp các giải pháp: phát mại tài sản, cùng khách hàng xử lý tài sản, xiết nợ... trong đó, có tỷ lệ khá số nợ xấu được các TCTD bán cho VAMC. Trong 2016, theo số liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, hệ thống các TCTD đã xử lý khoảng 95.000 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, xử lý qua thu hồi nợ, bán tài sản bảo đảm chiếm khoảng 52,6% tổng giá trị nợ xấu được xử lý, bằng nguồn dự phòng rủi ro chiếm 26,6%, bán cho VAMC chiếm 21%. Chất lượng tín dụng theo báo cáo cũng cho thấy đã được cải thiện nhất định.
Như vậy, từ 3 nguồn báo cáo khác nhau: của các TCTD, của NHNN và của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đều thống nhất điểm chung là tỷ lệ nợ xấu đều giảm, đồng thời, thừa nhận giải pháp xử lý nợ xấu qua VAMC có vai trò quan trọng. Minh chứng cho điều này là ngay cả Eximbank (Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam) - một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu ở mức khá cao sau báo cáo quý II/2016 (5,3%) song đáng mừng là trong 6 tháng cuối năm đã có 1.726 tỷ đồng nợ xấu được tái cơ cấu (phần lớn là được hoán đổi với trái phiếu VAMC) khiến tổng số nợ xấu của Eximbank đến cuối năm chỉ còn 2.558 tỷ đồng, chiếm 2,94% tổng dư nợ. Nhìn chung, trong năm qua, tình hình kinh doanh tại Eximbank đang có sự chuyển biến tích cực cả về lợi nhuận lẫn kiểm soát rủi ro tín dụng.
Trong số 10 ngân hàng công khai minh bạch số liệu nợ xấu thì ACB (Ngân hàng TMCP Á Châu) đang là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay thấp nhất với 0,87%. Đây cũng là ngân hàng duy nhất có con số dưới 1%. Tổng số nợ xấu của ngân hàng tại thời điểm cuối năm 2016 là 1.419 tỷ đồng, giảm 20% so với đầu năm.
Những tồn tại hiện hữu
Rào cản lớn nhất trong xử lý nợ xấu là việc các TCTD không thể chủ động xử lý tài sản đảm bảo và Việt Nam chưa có thị trường mua bán nợ đúng nghĩa. Điều này đã được NHNN, các NHTM và các chuyên gia đề xuất nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có biến chuyển lớn. Cộng thêm sự bấp bênh của tăng trưởng kinh tế và thị trường bất động sản phục hồi chậm, nhiệm vụ xử lý nợ xấu sẽ tiếp tục là nhiệm vụ khó khăn nhất trong tái cơ cấu ngân hàng.
Những con số được NHNN đưa ra thời gian gần đây cho thấy cục máu đông nợ xấu vẫn còn lớn, trên thực tế có thể vượt xa 3% theo báo cáo của các TCTD. Mức độ tắc nghẽn có thể lên tới 8-9% nếu tính cả nợ xấu ngân hàng do VAMC quản lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu. Khoảng nửa triệu tỷ đồng đang ở trong diện này. Cục máu đông nợ xấu vẫn là điểm nghẽn dòng vốn cho nền kinh tế.
Ở Việt Nam, việc xử lý nợ xấu không dùng đến ngân sách. Đây là một phương án rất sáng tạo. Tuy nhiên, trên thực tế, theo đánh giá của hầu hết các chuyên gia và thì tốc độ xử lý rất chậm do lượng bán thành công thấp.
Một số giải pháp
Một là, tập trung xử lý nợ xấu, trong đó chú trọng việc các NHTM tự xử lý. Tuy nhiên, nếu chỉ một mình NHTM sẽ không thể giải quyết được số nợ xấu này. NHNN, Bộ Tài chính cũng như Chính phủ cần tạo cơ chế chính sách hỗ trợ cho các NHTM một cách dài hạn. Cụ thể: xử lý lãi dự thu bằng cách cho hoàn nhập lãi dự thu trong nhiều năm, rà soát lại các nhóm nợ để có cơ chế xử lý thích hợp, tạo cơ chế mua bán nợ theo giá thị trường, giải toả nhanh nợ xấu hiện đang nằm ở VAMC cũng như ở các AMC (Công ty mua bán nợ) của NHTM.
Đến hết năm 2016, hệ thống các TCTD đã đạt được những kết quả nhất định sau 5 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, nhất là trong vấn đề xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, bên cạnh đó không thể phủ nhận những khó khăn, tồn tại vẫn đang hiện hữu.
Những kết quả đạt được
Những năm qua, NHNN đã ban hành nhiều văn bản, quyết định, thông tư liên quan đến việc hình thành thị trường mua bán nợ xấu. Tiêu biểu như: Thông tư 08/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý Tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC) theo cơ chế thị trường giúp tăng tính chủ động và quyền hạn cho VAMC; hay Quyết định 618/QĐ-NHNN cho phép VAMC chính thức được triển khai phương án mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường. Số liệu tập hợp từ báo cáo của các TCTD cho thấy tỷ lệ nợ xấu bình quân toàn hệ thống đến cuối năm 2016 ước tính giảm nhẹ từ 2,9% năm 2015 xuống 2,8%.
Theo thống kê của NHNN, đến 30/11/2016, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ước tính còn khoảng 2,46%. Còn theo tính toán của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tính đến thời điểm 31/12/2016, chưa có một ngân hàng nào công bố tỷ lệ nợ xấu của mình vượt quá ngưỡng 3%.
Giải quyết nợ xấu của các TCTD được sử dụng bằng tổng hợp các giải pháp: phát mại tài sản, cùng khách hàng xử lý tài sản, xiết nợ... trong đó, có tỷ lệ khá số nợ xấu được các TCTD bán cho VAMC. Trong 2016, theo số liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, hệ thống các TCTD đã xử lý khoảng 95.000 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, xử lý qua thu hồi nợ, bán tài sản bảo đảm chiếm khoảng 52,6% tổng giá trị nợ xấu được xử lý, bằng nguồn dự phòng rủi ro chiếm 26,6%, bán cho VAMC chiếm 21%. Chất lượng tín dụng theo báo cáo cũng cho thấy đã được cải thiện nhất định.
Như vậy, từ 3 nguồn báo cáo khác nhau: của các TCTD, của NHNN và của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đều thống nhất điểm chung là tỷ lệ nợ xấu đều giảm, đồng thời, thừa nhận giải pháp xử lý nợ xấu qua VAMC có vai trò quan trọng. Minh chứng cho điều này là ngay cả Eximbank (Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam) - một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu ở mức khá cao sau báo cáo quý II/2016 (5,3%) song đáng mừng là trong 6 tháng cuối năm đã có 1.726 tỷ đồng nợ xấu được tái cơ cấu (phần lớn là được hoán đổi với trái phiếu VAMC) khiến tổng số nợ xấu của Eximbank đến cuối năm chỉ còn 2.558 tỷ đồng, chiếm 2,94% tổng dư nợ. Nhìn chung, trong năm qua, tình hình kinh doanh tại Eximbank đang có sự chuyển biến tích cực cả về lợi nhuận lẫn kiểm soát rủi ro tín dụng.
Trong số 10 ngân hàng công khai minh bạch số liệu nợ xấu thì ACB (Ngân hàng TMCP Á Châu) đang là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay thấp nhất với 0,87%. Đây cũng là ngân hàng duy nhất có con số dưới 1%. Tổng số nợ xấu của ngân hàng tại thời điểm cuối năm 2016 là 1.419 tỷ đồng, giảm 20% so với đầu năm.
Những tồn tại hiện hữu
Rào cản lớn nhất trong xử lý nợ xấu là việc các TCTD không thể chủ động xử lý tài sản đảm bảo và Việt Nam chưa có thị trường mua bán nợ đúng nghĩa. Điều này đã được NHNN, các NHTM và các chuyên gia đề xuất nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có biến chuyển lớn. Cộng thêm sự bấp bênh của tăng trưởng kinh tế và thị trường bất động sản phục hồi chậm, nhiệm vụ xử lý nợ xấu sẽ tiếp tục là nhiệm vụ khó khăn nhất trong tái cơ cấu ngân hàng.
Những con số được NHNN đưa ra thời gian gần đây cho thấy cục máu đông nợ xấu vẫn còn lớn, trên thực tế có thể vượt xa 3% theo báo cáo của các TCTD. Mức độ tắc nghẽn có thể lên tới 8-9% nếu tính cả nợ xấu ngân hàng do VAMC quản lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu. Khoảng nửa triệu tỷ đồng đang ở trong diện này. Cục máu đông nợ xấu vẫn là điểm nghẽn dòng vốn cho nền kinh tế.
Ở Việt Nam, việc xử lý nợ xấu không dùng đến ngân sách. Đây là một phương án rất sáng tạo. Tuy nhiên, trên thực tế, theo đánh giá của hầu hết các chuyên gia và thì tốc độ xử lý rất chậm do lượng bán thành công thấp.
Một số giải pháp
Một là, tập trung xử lý nợ xấu, trong đó chú trọng việc các NHTM tự xử lý. Tuy nhiên, nếu chỉ một mình NHTM sẽ không thể giải quyết được số nợ xấu này. NHNN, Bộ Tài chính cũng như Chính phủ cần tạo cơ chế chính sách hỗ trợ cho các NHTM một cách dài hạn. Cụ thể: xử lý lãi dự thu bằng cách cho hoàn nhập lãi dự thu trong nhiều năm, rà soát lại các nhóm nợ để có cơ chế xử lý thích hợp, tạo cơ chế mua bán nợ theo giá thị trường, giải toả nhanh nợ xấu hiện đang nằm ở VAMC cũng như ở các AMC (Công ty mua bán nợ) của NHTM.
.png)
Hai là, mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp và các NHTM, quỹ đầu tư tài chính của nước ngoài qua các giải pháp nới room đầu tư, bán nợ kể cả bán DNNN, tài sản công để tạo thanh khoản cho thị trường mua bán nợ. Hiện tại, các nhà đầu tư nước ngoài khá quan tâm đến các khoản nợ xấu của NHTM, doanh nghiệp nói chung nhưng vấn đề thủ tục rườm rà đang là rào cản đối với họ.
Ba là, phải có sự chung sức của cả hệ thống, cả nền kinh tế. Thậm chí có thể tính phương án dùng đến ngân sách, không để NHTM đơn độc mới giải quyết dứt điểm được nợ xấu, khơi thông nguồn vốn nghẽn sẽ là đòn bẩy cho nền kinh tế về dài hạn, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. Trên thế giới, nhiều nước cũng đã phải dồn sức để giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Một khi khối nợ xấu được sự chung sức vào cuộc, không còn một mình hệ thống ngân hàng đơn độc để 'gỡ cục máu đông' vì lợi ích cả nền kinh tế, chắc chắn rằng việc tái cơ cấu hệ thống TCTD sẽ không còn vướng mắc, mạch máu sẽ được thông, góp phần giúp nền kinh tế có sức bật phát triển.
Tài liệu tham khảo
1. Tạp chí ngân hàng, số T4/2017.
2. Một số bài viết trên các website:
www.sbv.gov.vn
http://www.nfsc.gov.vn/
www.cafef.vn
Ba là, phải có sự chung sức của cả hệ thống, cả nền kinh tế. Thậm chí có thể tính phương án dùng đến ngân sách, không để NHTM đơn độc mới giải quyết dứt điểm được nợ xấu, khơi thông nguồn vốn nghẽn sẽ là đòn bẩy cho nền kinh tế về dài hạn, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. Trên thế giới, nhiều nước cũng đã phải dồn sức để giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Một khi khối nợ xấu được sự chung sức vào cuộc, không còn một mình hệ thống ngân hàng đơn độc để 'gỡ cục máu đông' vì lợi ích cả nền kinh tế, chắc chắn rằng việc tái cơ cấu hệ thống TCTD sẽ không còn vướng mắc, mạch máu sẽ được thông, góp phần giúp nền kinh tế có sức bật phát triển.
Tài liệu tham khảo
1. Tạp chí ngân hàng, số T4/2017.
2. Một số bài viết trên các website:
www.sbv.gov.vn
http://www.nfsc.gov.vn/
www.cafef.vn
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh
36 ngành đào tạo
thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
