Kế quả thẩm định đề xuất nghiên cứu chính sách POHE 2015
Đăng ngày 26/02/2016
1.562 lượt xem

Trải qua gần 4 tháng với nhiều vòng kiểm định gắt gao của các chuyên gia giáo dục hàng đầu, Đề xuất “Đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả triển khai dự án POHE tại Việt Nam”của trường Đại học Đại Nam do PGS.TS Phan Trọng Phức chủ trì đã xuất sắc được lựa chọn và vinh dự được xếp vào nhóm 4 trường có điểm xét duyệt cao nhất toàn hệ thống. Cụ thể, đề tài của trường Đại học Đại Nam đạt 81/100 điểm, xếp thứ 2 trong danh sách, chỉ thấp hơn trường đứng đầu 2 điểm (83/100).
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục từ lâu đã được coi là nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của đất nước và sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với chất lượng giáo dục đào tạo, nhiệm vụ này càng trở nên cấp bách đối với hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nói riêng. Để thực hiện thành công nhiệm vụ đó đòi hỏi một sự đổi mới căn bản về tư duy giáo dục theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao. Nói cách khác, giáo dục theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng đang ngày càng nổi lên như một triết lý giáo dục tiên tiến tại Việt Nam cũng như toàn thế giới.
Ý thức được tầm quan trọng của giáo dục định hướng nghề nghiệp ứng dụng, từ năm 2005, Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam đã chính thức triển khai Chương trình Giáo dục Đại học theo định hướng nghề nghiệp thuộc Dự án Giáo dục Việt Nam – Hà Lan, với sự tham gia của các trường đại học và chuyên gia đầu ngành về giáo dục của Việt Nam và Hà Lan nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của sinh viên để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Sau 4 năm triển khai (2005-2009), dù đạt được một số kết quả bước đầu, chương trình vẫn chủ yếu giới hạn trong mức độ thử nghiệm trong phạm vi hẹp ở một vài trường. Tuy nhiên, trước đòi hỏi ngày càng bức thiết của xã hội về nhân lực trình độ cao tại Việt Nam, đặc biệt là khối doanh nghiệp, giai đoạn 2 của chương trình được xác định là bước trọng tâm trong việc đổi mới sâu rộng tư duy giáo dục theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng. Luật Giáo dục đại học đã được Quốc hội Khóa XI thông qua ngày 18/6/2012 là khung pháp lý cho sự phát triển hệ thống giáo dục đại học trong tương lai với chủ trương phân tầng giáo dục đại học, trong đó sẽ hình thành các cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng, cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành.
Trước đề xuất nghiên cứu cho giai đoạn 2 của chương trình, đã có 39 trường đại học trên khắp Việt Nam đăng ký tham gia dự án, trong đó có nhóm nghiên cứu của trường Đại học Đại Nam do PGS.TS. Phan Trọng Phức làm chủ nhiệm đề tài. Trải qua gần 4 tháng với nhiều vòng kiểm định gắt gao của các chuyên gia giáo dục hàng đầu, Đề xuất “Đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả triển khai dự án POHE tại Việt Nam” của trường Đại học Đại Nam đã xuất sắc được lựa chọn và vinh dự được xếp vào nhóm 4 trường có điểm xét duyệt cao nhất toàn hệ thống. Cụ thể, Đề tài của trường Đại học Đại Nam đạt 81/100 điểm, xếp thứ 2 trong danh sách, chỉ thấp hơn trường đứng đầu 2 điểm (83/100).
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục từ lâu đã được coi là nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của đất nước và sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với chất lượng giáo dục đào tạo, nhiệm vụ này càng trở nên cấp bách đối với hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nói riêng. Để thực hiện thành công nhiệm vụ đó đòi hỏi một sự đổi mới căn bản về tư duy giáo dục theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao. Nói cách khác, giáo dục theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng đang ngày càng nổi lên như một triết lý giáo dục tiên tiến tại Việt Nam cũng như toàn thế giới.
Ý thức được tầm quan trọng của giáo dục định hướng nghề nghiệp ứng dụng, từ năm 2005, Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam đã chính thức triển khai Chương trình Giáo dục Đại học theo định hướng nghề nghiệp thuộc Dự án Giáo dục Việt Nam – Hà Lan, với sự tham gia của các trường đại học và chuyên gia đầu ngành về giáo dục của Việt Nam và Hà Lan nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của sinh viên để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Sau 4 năm triển khai (2005-2009), dù đạt được một số kết quả bước đầu, chương trình vẫn chủ yếu giới hạn trong mức độ thử nghiệm trong phạm vi hẹp ở một vài trường. Tuy nhiên, trước đòi hỏi ngày càng bức thiết của xã hội về nhân lực trình độ cao tại Việt Nam, đặc biệt là khối doanh nghiệp, giai đoạn 2 của chương trình được xác định là bước trọng tâm trong việc đổi mới sâu rộng tư duy giáo dục theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng. Luật Giáo dục đại học đã được Quốc hội Khóa XI thông qua ngày 18/6/2012 là khung pháp lý cho sự phát triển hệ thống giáo dục đại học trong tương lai với chủ trương phân tầng giáo dục đại học, trong đó sẽ hình thành các cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng, cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành.
Trước đề xuất nghiên cứu cho giai đoạn 2 của chương trình, đã có 39 trường đại học trên khắp Việt Nam đăng ký tham gia dự án, trong đó có nhóm nghiên cứu của trường Đại học Đại Nam do PGS.TS. Phan Trọng Phức làm chủ nhiệm đề tài. Trải qua gần 4 tháng với nhiều vòng kiểm định gắt gao của các chuyên gia giáo dục hàng đầu, Đề xuất “Đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả triển khai dự án POHE tại Việt Nam” của trường Đại học Đại Nam đã xuất sắc được lựa chọn và vinh dự được xếp vào nhóm 4 trường có điểm xét duyệt cao nhất toàn hệ thống. Cụ thể, Đề tài của trường Đại học Đại Nam đạt 81/100 điểm, xếp thứ 2 trong danh sách, chỉ thấp hơn trường đứng đầu 2 điểm (83/100).

Nguồn: Ban quản lý dự án POHE – Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thành công bước đầu này vừa là một nguồn cổ vũ lớn lao, đồng thời cũng là một sự ghi nhận xứng đáng năng lực nghiên cứu và nỗ lực không ngừng nghỉ của thầy trò trường Đại học Đại Nam trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học tại nhà trường. Với quyết tâm đó, nhóm nghiên cứu tin tưởng dự án sẽ thành công tốt đẹp, với những kết quả nghiên cứu thiết thực đóng góp cho sự phát triển của nền giáo dục nước nhà.
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh
36 ngành đào tạo
thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
