Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bài giảng khoa Y: “Năng lực, uy tín, danh dự của giảng viên thể hiện trực tiếp trong bài giảng’’

Đăng ngày 02/07/2021
1.166 lượt xem
Đăng ngày 02/07/2021
1.166 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark

Rà soát thực trạng và nâng cao chất lượng bài giảng của giảng viên được xác định là một trong những nhiệm vụ cấp bách, có tác động rất lớn đến chất lượng đào tạo của Trường Đại học Đại Nam nói chung và ngành Y khoa nói riêng. Thực hiện chỉ đạo của nhà trường, vừa qua, Khoa Y đã tổ chức thành công Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bài giảng của giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo bác sĩ chuẩn mực và khác biệt.

Khát vọng đào tạo đội ngũ bác sĩ tử tế và khác biệt

Với kinh nghiệm gần 10 năm tổ chức đào tạo khối ngành Sức khỏe với hai ngành Dược học và Điều dưỡng, Trường Đại học Đại Nam chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo ngành Y khoa từ năm 2020.

Đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tiễn và tâm huyết của khoa Y DNU.

Ngay trong năm đầu tiên, nhà trường đã tuyển sinh đủ chỉ tiêu, tuân thủ nghiêm ngặt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phổ điểm trúng tuyển trung bình theo cả 02 phương thức xét tuyển của sinh viên khóa I ngành Y khoa đạt 27 điểm.

Hơn 85% sinh viên khoa Y hài lòng và rất hài lòng về môi trường và chất lượng đào tạo của trường.

Kết quả khảo sát sinh viên ngành Y khoa học kỳ I năm học 2020-2021 cho thấy, hơn 85% sinh viên hài lòng và rất hài lòng về môi trường học tập, cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy của giảng viên, hoạt động cố vấn học tập, công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo vụ, lãnh đạo khoa... và các hoạt động phong trào, trải nghiệm.

Chia sẻ về khát vọng và chủ trương đào tạo ngành Y khoa, TS. Lê Đắc Sơn – Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Đại Nam cho biết: “Khát vọng cháy bỏng của Đại học Đại Nam là đào tạo đội ngũ bác sĩ y khoa tử tế (cả tay nghề và y đức). Bác sỹ y khoa Đại học Đại Nam không chỉ đạt chuẩn về trình độ năng lực mà còn phải có tình yêu thương con người thật sự, có trình độ tiếng Anh để có thể tự tin làm việc ở bất cứ đâu trong khu vực Đông Nam Á, cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tôi đặc biệt yên tâm về thầy cô của khoa Y, không chỉ qua buổi hội thảo hôm nay mà còn qua cả phiếu đánh giá chất lượng giảng dạy của chính các em sinh viên."

Tiếng Anh và Thái độ là 02 điểm khác biệt của sinh viên Y khoa Đại học Đại Nam.

Nâng cao chất lượng bài giảng của giảng viên đáp ứng nhu cầu đào tạo bác sĩ chuẩn mực và khác biệt

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Phạm Trung Kiên – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược ĐHQGHN, Trợ lý Chủ tịch Hội đồng quản trị về ngành Y khoa Trường Đại học Đại Nam nhấn mạnh:“Năng lực, uy tín, danh dự của giảng viên thể hiện trực tiếp trong bài giảng mà các thầy cô mang đến cho sinh viên. Thầy cô muốn khẳng định giá trị bản thân, nhận được sự công nhận, tôn trọng của học trò, đồng nghiệp, nhà trường và xã hội phải không ngừng học tập, nâng cao chất lượng bài giảng..."

TS. Lê Đắc Sơn phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, các tham luận tập trung đào sâu các vấn đề: thực trạng các lớp học, những phương pháp giảng dạy đang áp dụng, đánh giá điểm mạnh – điểm yếu của sinh viên và giảng viên, các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bài giảng, kỹ năng quản trị lớp học, cách thức kiểm tra - đánh giá sinh viên…

Với các học phần thuộc Bộ môn Giải phẫu, BSCKII. Nguyễn Văn Thêm – nguyên trưởng Bộ môn Giải phẫu Học viện Quân Y, trưởng Bộ môn Giải phẫu khoa Y Đại học Đại Nam đề xuất hướng dẫn và khuyến khích sinh viên thực hiện phương pháp học tập 5 bước, gồm: nghe giảng, tái hiện bài giảng, bổ sung bài giảng và tự học, làm đáp án theo đề cương ôn tập, tự lượng giá theo đáp án đề cương ôn tập cá nhân - nhóm nhỏ - đôi bạn học tập… Trong quá trình giảng dạy, giảng viên phải đảm bảo cho sinh viên nghe được, nhìn được, sờ được, hiểu được và nhớ được kiến thức.

BSCKII. Nguyễn Văn Thêm – trưởng Bộ môn Giải phẫu báo cáo tham luận tại Hội thảo.

Đặc biệt, nên kết hợp giữa học trên lớp và ngoại khóa có kèm theo viết thu hoạch; đan xen vào trong bài giảng các ví dụ thực tế, bệnh học lâm sàng; thành lập câu lạc bộ Y khoa, các trang web liên quan đến chuyên ngành Y; khuyến khích và tạo thói quen cho sinh viên đọc các Tạp chí Y học, tham gia các cuộc thi, các Hội thảo, diễn đàn về ngành Y…

Các tiết học thực hành nên chia thành các nhóm nhỏ để đảm bảo từng sinh viên được thực hành. Sinh viên được phép sai trong quá trình thực hành trên mô hình và phải làm đi làm lại cho đến khi thuần thục. Giảng viên đóng vai trò là người quan sát và chốt lại các vấn đề cuối buổi.

Với học phần Ký sinh trùng, căn cứ trên chuẩn đầu ra của học phần, thực tế giảng dạy, điểm mạnh – điểm yếu của sinh viên, TS. Cấn Thị Cúc – Phó trưởng khoa Y đề xuất xây dựng nhóm học tập, đôi bạn học tập. Giảng viên cần thực hiện 3 tránh, 3 cần và 1 có. Tránh bê nguyên tài liệu, thầy đọc trò chép, giảng dạy xơ cứng. Cần chắt lọc nội dung phù hợp, có khả năng sư phạm, vận dụng lý tuyết với thực tiễn. Có khả năng sử dụng tốt các phương tiện dạy học hiện đại.

Về kỹ năng quản trị lớp học, TS. Tào Hồng Vân – Trưởng bộ môn Nhi góp ý: Giảng viên cần phải công khai các quy tắc của lớp học ngay trong buổi học đầu tiên và nghiêm túc thực hiện; đặc biệt chú ý đến các đối tượng sinh viên cá biệt trong lớp (thường ngồi cuối lớp); tìm hiểu ngay các nguyên nhân vì sao sinh viên đi học muộn, bỏ tiết, nói chuyện riêng trong giờ, dùng điện thoại; tận dụng tối đa đội ngũ cán bộ lớp tham gia vào công tác quản lý lớp học; giảng viên đặt nhiều câu hỏi để sinh viên được động não liên tục…

Về kiểm tra – đánh giá sinh viên, Hội thảo nhất trí cao với phương pháp đánh giá sinh viên thông qua cả quá trình học tập trong đó chuẩn đầu ra môn học, thái độ học tập là những tiêu chí quan trọng hàng đầu.

Tại Hội thảo, 100% giảng viên đồng tình và bày tỏ mong muốn được tập huấn, học tập nâng cao trình độ CNTT, phương pháp giảng dạy đại học…

Đội ngũ giảng viên của khoa Y Trường Đại học Đại Nam bao gồm: 1 Giáo sư, 7 Phó giáo sư, 8 tiến sĩ và 34 thạc sỹ cùng hơn 100 giảng viên thỉnh giảng là các cán bộ quản lý, bác sĩ và chuyên gia y học trình độ cao của các bệnh viện, cơ sở đào tạo Y khoa hàng đầu Việt Nam.

Không chỉ giỏi về trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tế, đội ngũ giảng viên khoa Y là những thầy cô được đào tạo bài bản về nghiệp vụ sư phạm, sở hữu các kỹ năng giảng dạy đại học hiện đại, tích cực.

Ban Truyền thông

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background