Học Online có thật sự nhạt nhẽo và vô vị như bạn nghĩ?

Đăng ngày 29/08/2021
798 lượt xem
Đăng ngày 29/08/2021
798 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Thay vì hồi hộp, nô nức lên giảng đường sau thời gian nghỉ hè; “face to face” giảng dạy, học tập, nghiên cứu, thầy trò DNU bắt đầu năm học mới 2021-2022 trên ứng dụng MS Teams.

Thích ứng nhanh và chủ động hơn

Xác định tính phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và việc học trực tuyến có thể kéo dài, Trường Đại học Đại Nam đã chỉ đạo tất cả các khoa chuyên môn xây dựng kế hoạch giảng dạy trực tuyến trình Ban Giám hiệu phê duyệt; nhanh chóng thay đổi, thích ứng với dạy – học online bằng tâm thể chủ động, sáng tạo nhất có thể.

Trải qua 4 đợt triển khai, việc dạy -  học trực tuyến của DNU đã đi vào nề nếp, quy củ và đạt hiệu quả không kém offline.

100% giảng viên tham gia giảng dạy trực tuyến của Trường Đại học Đại Nam được tập huấn bài bản về việc sử dụng phần mềm và các công cụ hỗ trợ; cách thức chuyển đổi bài giảng từ offline sang online; các phương pháp giảng dạy trực tuyến nhằm tạo hứng thú cho sinh viên; kỹ năng quản trị lớp học online; các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp…

Rút kinh nghiệm từ trong thực tế triển khai, Nhà trường đã xây dựng và ban hành quy định chi tiết, cụ thể về dạy và học trực tuyến yêu cầu toàn thể giảng viên và sinh viên thực hiện với sự giám sát của Phòng Đào tạo, Phòng Công tác sinh viên, Lãnh đạo các Khoa để đảm bảo chất lượng dạy và học. Phòng Đào tạo, Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng, Phòng quản lý sinh viên, Đội ngũ IT, giáo viên chủ nhiệm… thường trực 24/24 hỗ trợ, giúp đỡ giảng viên và sinh viên giải quyết nhanh chóng các vấn đề về thời khóa biểu, kiểm soát chất lượng bài giảng, sự tương tác giữa thầy và trò, sự minh bạch, khách quan trong kiểm tra đánh giá, kỹ thuật, sỹ số lớp học…

Thầy Lương Cao Đông – Hiệu trưởng Trường Đại học Đại Nam cho biết: “Trải qua 4 đợt triển khai, việc dạy -  học trực tuyến của DNU đã đi vào nề nếp, quy củ. Cả thầy và trò đều đã quen với hình thức giảng dạy, học tập này. Chính vì thế, năm học mới 2021-2022 được khởi động với tâm thế chủ động, tích cực hơn rất nhiều…”

Học để thay đổi và thay đổi bắt đầu từ cách dạy học

Thầy Vũ Văn Tuấn – Phó trưởng Bộ môn Hóa phân tích kiểm nghiệm, khoa Dược chia sẻ: “Thời gian đầu, bản thân tôi gặp khá nhiều khó khăn trong việc kiểm soát sự tập trung của sinh viên, chuyển đổi bài giảng, thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá. Tôi nghĩ các em sinh viên cũng gặp không ít khó khăn, từ thiết bị, đường truyền đến tài liệu học tập. Tuy nhiên, càng đi sâu thì càng có cách tháo gỡ, áp lực theo đó cũng được giảm tải dần dần. Thầy trò đã quen và ngày càng tìm được hứng thú trong dạy – học trực tuyến. Học để thay đổi và thay đổi bắt đầu từ cách dạy học.”

Phần mềm học trực tuyến “xịn sò” hỗ trợ bật nhiều camera không lo bị lag của sinh viên Đại Nam.

Cô Nguyễn Thị Kim Oanh – giảng viên khoa Ngôn ngữ Anh tâm sự: “Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, online là hình thức thay thế lâu dài và tối ưu nhất. Cá nhân tôi đã chủ động học hỏi và tham khảo nhiều công cụ hỗ trợ cho bài giảng online, áp dụng vào lớp của mình thì thấy việc dạy online thực sự không nhàm chán, ngược lại còn rất thú vị. Dù là online hay offline, nếu cả thầy và trò đều chú tâm thì vẫn đạt được hiệu quả tốt nhất…”

Thân mật và gần gũi – vũ khí lợi hại giữ chân sinh viên đến phút chót

Cô Phạm Thị Dung – giảng viên khoa Du lịch cho rằng, ngoài việc duy trì tác phong ăn mặc như lên lớp tập trung, bật camera suốt buổi học, mở đầu mỗi tiết học bằng các hình ảnh kích thích tư duy, chuẩn bị nhiều câu hỏi để sinh viên tương tác, thì sự thân mật và gẫn gũi của giảng viên là “vũ khí” lợi hại để giữ chân sinh viên đến phút cuối cùng.

Không khí học online tập sôi nổi của thầy trò khoa Du lịch.

“Các em đâu rồi nhỉ? Có ai còn nghe cô không? Các em ngủ hết rồi phải không? Cô có thắc mắc cần các em giải đáp đây… Đó là những câu tương tác tôi thường dùng để quản trị lớp học online của mình. Mỗi lần tôi hỏi như vậy, không khí lớp học lại sôi động lên. Những nụ cười xuất hiện và chúng tôi dừng lại để tương tác các kiến thức trong bài giảng. Cứ thế cô trò hăng say với các nội dung của bài học từ tiết đầu cho đến tiết cuối, có những lúc nhìn lên đồng hồ đã hết giờ…”

Giảng viên phải không ngừng nâng cấp khả năng công nghệ

Theo cô Nguyễn Thị Thúy – Phó trưởng khoa Đào tạo và phát triển kỹ năng mềm, hiệu quả của một tiết giảng online phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sử dụng công nghệ của giảng viên. Do đó, vấn đề mấu chốt đầu tiên là giảng viên phải tự nâng cấp khả năng công nghệ của mình. “Khi dạy offline, giảng viên có rất ít cơ hội để học hỏi, cập nhật và ứng dụng các công cụ công nghệ hiện đại vào bài giảng để tăng cường hiệu quả của tiết học. Ngược lại, khi dạy online cả giảng viên và sinh viên đều có các công cụ công nghệ hỗ trợ. Chính vì thế, chất lượng giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao hơn do có sự hỗ trợ rất nhiều từ phía các công cụ cũng như các thiết bị của cả người học và người dậy…”

Cũng theo cô Nguyễn Thị Thúy học online đang và sẽ là xu hướng tất yếu của giáo dục. Điều quan trọng ở đây là thái độ của bản thân với việc học, chủ động trong việc học chứ không phải là hình thức học thế nào. Các thầy cô cần chủ động tìm các phương pháp mới hấp dẫn hơn, sáng tạo hơn để nâng cao hiệu quả bài giảng, phát triển bản thân, nâng cao giá trị, thích ứng với thời thế…

DNU- er nói gì về học online?

“Bản thân mình khi bắt đầu học online cũng gặp khá nhiều khó khăn với việc nghe giảng cũng như kiểm soát sự tập trung. Tuy nhiên, với sự tích cực của các thầy cô và sự cố gắng của bản thân, việc học online đã không còn khó khăn. Mình đã có được nhiều trải nghiệm tốt khi học tập qua hình thức này. Học thực hành online vẫn còn nhiều hạn chế do không thể trực tiếp tham gia thực hành, song các thầy cô lại có thêm thời gian để đưa ra các tình huống lâm sàng đa dạng cho sinh viên cùng nhau phân tích, tìm hiểu một cách rõ ràng và tường tận vấn đề hơn. Dịch bệnh không phải là mong muốn của chúng ta. Tuy nhiên mọi thứ vẫn phải tiếp tục diễn ra. Chỉ cần chúng ta cố gắng nỗ lực hết mình, biến những khó khăn đó thành động lực vươn lên thì mọi thứ vẫn sẽ diễn ra tốt đẹp…” Nguyễn Thanh Tâm – sinh viên lớp YĐK 14 – 01, khoa Y chia sẻ.

Nguyễn Thanh Tâm – sinh viên lớp YĐK 14 – 01 đã có được nhiều trải nghiệm tốt khi học tập qua hình thức trực tuyến.

Nguyễn Hùng Cường – sinh viên lớp YĐK 14-02, khoa Y cho biết: “Khi học online, mình cảm thấy rất thoải mái vì có thể học ở mọi nơi, đặc biệt là được học tại chính nhà mình, không phải đi lại. Hơn nữa, khi học một mình ở nhà, mình không bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài, có thể tập trung nghe giảng và học hiệu quả hơn. Tất nhiên vẫn không thể tránh khỏi bất lợi như  đôi khi đường truyền internet kém khiến việc học bị gián đoạn, hay không có sự kết nối gần gũi giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên với nhau. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, đây là hình thức học hợp lý nhất và ngày càng khắc phục được những điểm yếu. Mình rất vui khi tiếp cận được hình thức học mới này và rất hào hứng mỗi khi lên lớp…”

"Mình rất vui khi tiếp cận được hình thức học mới này và rất hào hứng mỗi khi lên lớp.." Nguyễn Hùng Cường – sinh viên lớp YĐK 14-02 chia sẻ.

Lâm Cúc Phương – Sinh viên lớp QHCC 12 - 01 khoa Truyền thông hào hứng: “Dù học online không có sự tương tác trực tiếp giữa thầy và trò, giữa các thành viên trong nhóm bài tập với nhau, nhưng với phương pháp dạy độc đáo và sự nhiệt huyết của các thầy cô đã mang đến những tiết học thú vị giúp cho sinh viên hứng thú và sôi nổi trong buổi học”

Sinh viên DNU háo hức khởi động năm học mới với hình thức học trực tuyến.

Ban Truyền thông

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background