Học ngành Quản trị nhân lực sau khi tốt nghiệp sẽ làm gì?

Theo số liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 31/12/2019, cả nước có 758.610 doanh nghiệp đang hoạt động. Năm 2019, cả nước có 138.139 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 5,2% so với năm 2018. Và mục tiêu của chính phủ đến năm 2025, cả nước có ít nhất 1,5 triệu doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp thường được tổ chức thành các phòng ban chức năng khác nhau. Bất kể doanh nghiệp nào cũng cần có bộ phận Quản trị nhân lực, hay còn được gọi với các tên khác như phòng tổ chức cán bộ, phòng nhân sự… Giả sử, mỗi doanh nghiệp vừa và nhỏ có từ 1-3 người phụ trách mảng quản trị nhân lực trong tổ chức. Nếu nhân con số này với số lượng doanh nghiệp ở trên thì thấy nhu cầu lao động về nghề nhân sự cao đến mức nào, đấy là chưa tính đến khối cơ quan hành chính sự nghiệp.
Vậy, ngành quản trị nhân lực là gì? Các vị trí việc làm của ngành quản trị nhân lực? Kỹ năng cần thiết của người làm công tác quản trị nhân lực?
Quản trị nhân lực là một trong những ngành học Hot, thu hút sự quan tâm và là lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ hiện nay.
Quản trị nhân lực là gì?
Quản trị nhân lực là một trong những chức năng quan trọng và cơ bản của công tác quản trị, bởi con người là bộ phận nòng cốt, là nguồn lực quan trọng nhất và cũng chính là trung tâm của sự phát triển của một tổ chức.
Ngành quản trị nhân lực cung cấp các giải pháp để ổn định và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Khi mà yếu tố con người ngày càng được đề cao trong nền kinh tế tri thức ngày nay, ngành quản trị nhân lực lại càng quan trọng với các tổ chức.
Doanh nghiệp thường được tổ chức thành nhiều bộ phận với nhiều người lao động tham gia, những người lao động này có năng lực và đặc điểm cá nhân khác nhau. Yêu cầu đặt ra là làm thế nào để người lao động phát huy được khả năng cao nhất cho các công việc được giao. Ngành quản trị nhân lực là yếu tố để giải quyết yêu cầu được đặt ra này.
Quản trị nhân lực là một trong những chuyên ngành đang đào tạo của Khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Đại Nam.
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực
Chuyên viên tuyển dụng
Vị trí chuyên viên tuyển dụng đảm nhiệm các công việc liên quan đến tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp, bao gồm tìm kiếm và tiếp cận những ứng viên tiềm năng, đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa người ra quyết định tuyển dụng và ứng viên, cũng như giám sát toàn bộ quá trình tuyển dụng nhân sự.
Chuyên viên đào tạo và phát triển
Chuyên viên đào tạo và phát triển là người lên kế hoạch, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn để phát triển các kỹ năng và kiến thức của nhân sự trong doanh nghiệp.
Chuyên viên tiền lương và phúc lợi
Chuyên viên tiền lương và phúc lợi chịu trách nhiệm đảm bảo lợi ích và giám sát việc bồi thường, quản lý các dữ liệu về tiền lương, phúc lợi của nhân viên cũng như việc đánh giá hiệu suất làm việc hàng năm. Chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần luôn cập nhật thông tin về các quy định, luật mới về phúc lợi của người lao động
Trưởng phòng nhân sự
Trưởng phòng nhân sự lên kế hoạch, xây dựng, điều phối các hoạt động quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Họ giám sát việc tuyển dụng, tham gia với các giám đốc cấp cao trong việc ra quyết định. Họ đóng vai trò cầu nối giữa những lãnh đạo quản lý doanh nghiệp và các nhân viên cấp dưới.
Giám đốc nhân sự
Đây là một trong các vị trí giám đốc cấp cao giám sát toàn bộ các khía cạnh của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm trong việc ra quyết định, xây dựng chiến lược để đưa doanh nghiệp phát triển đi lên.
Chương trình đào tạo của Khoa Quản trị kinh doanh DNU đào tạo theo hướng thực hành trải nghiệm và tư duy sáng tạo, hướng tới khởi nghiệp sáng tạo, vận hành doanh nghiệp phát triển bền vững
Kỹ năng cần thiết của người làm quản trị nhân lực
Do đặc thù nghề nghiệp, người làm về Quản trị nhân lực cần thành thạo tổng hợp rất nhiều kỹ năng liên quan đến con người. Người học phải nắm vững được các kiến thức chuyên sâu như: tâm lý người lao động, tiền lương, định mức lao động, bảo hiểm, thỏa ước lao động tập thể, kỹ năng phát triển nguồn nhân lực trong thời đại 4.0…bên cạnh các kỹ năng cần có, tiêu biểu như:
Kỹ năng giao tiếp: đây là kỹ năng cơ bản mà bất kỳ ai làm nghề này đều phải thành thạo. Trong mọi tình huống, người làm quản trị nhân lực cần có khả năng giao tiếp, ứng phó khéo léo, tinh tế cũng như “đọc vị” suy nghĩ của người khác.
Kỹ năng lắng nghe: không chỉ thương thuyết khéo léo, con còn cần rèn kỹ năng lắng nghe để thấu hiểu mong muốn của nhân sự từ đó kịp thời đưa ra điều chỉnh hợp lý cho doanh nghiệp.
Kỹ năng hoạch định và cơ cấu nhân sự: ở cấp độ quản lý, người làm Quản trị nhân lực cần có khả năng phân chia, thu hút, và phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Hiểu biết về nhiều lĩnh vực: khác với các ngành khác, khi theo học ngành Quản trị nhân lực, người học cần tìm tòi kiến thức xã hội ở nhiều lĩnh vực như kinh doanh, marketing, tài chính…
Năm học 2020-2021, Trường ĐH Đại Nam tuyển sinh 120 chỉ tiêu ngành Quản trị kinh doanh - mã ngành 7340101 theo hai hình thức xét tuyển, xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT 2020 và xét học bạ lớp 12. Các tổ hợp xét tuyển vào ngành Quản trị kinh doanh Trường ĐH Đại Nam gồm: A00, D01, C03, D10. Xem thêm: http://tuyensinh.dainam.edu.vn/vi/tin-tuc/thong-bao-tuyen-sinh-dai-hoc-he-chinh-quy-nam-2020 |
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH – ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
