Hoạt động bảo hiểm tiền gửi (BHTG) - Kinh nghiệm một số nước trên thế giới

Đăng ngày 13/06/2016
2.293 lượt xem
Đăng ngày 13/06/2016
2.293 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Xuyên suốt quá trình phát triển của hệ thống tài chính hiện đại, các nhà hoạch định chính sách coi BHTG là một công cụ quan trọng nhằm bảo vệ người gửi tiền và góp phần duy trì ổn định hệ thống tài chính.
Ths. Nguyễn Thị Thu Trang- K.TCNH
            Xuyên suốt quá trình phát triển của hệ thống tài chính hiện đại, các nhà hoạch định chính sách coi BHTG là một công cụ quan trọng nhằm bảo vệ người gửi tiền và góp phần duy trì ổn định hệ thống tài chính. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, vai trò của tổ chức BHTG trở nên đặc biệt quan trọng với việc xử lý ngân hàng đổ vỡ, ngăn ngừa hiện tượng hoảng loạn, rút tiền hàng loạt và đổ vỡ hệ thống. Việc học hỏi kinh nghiệm của các nước trong việc phát triển hoạt động BHTG có một ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống BHTG Việt Nam. Trong phạm vi giới hạn của bài viết chỉ đề cập đến kinh nghiệm của một số quốc gia điển hình về mô hình áp dụng, phương thức thu phí và xử lý ngân hàng đổ vỡ.
1. BHTG và nội dung BHTG
            Về nguyên lý, BHTG được hiểu là cam kết công khai của tổ chức BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG về việc tổ chức BHTG sẽ trả tiền gửi cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động và không có khả năng thanh toán cho người gửi tiền.
            Trong quan hệ BHTG luôn là quan hệ ba bên: Chủ thể BHTG (Người gửi tiền); Chủ thể tham gia BHTG; Chủ thể được chi trả BHTG (tổ chức BHTG). Trong đó chủ thể tham gia BHTG là các TCTD như NHTM, TCTD phi Ngân hàng, Quỹ TDND, tổ chức tài chính vi mô… có hoạt động nhận tiền gửi của khách hàng, phải đóng phí cho tổ chức BHTG. Trường hợp nếu TCTD gặp phải rủi ro dẫn đến đổ vỡ hoặc phá sản thì tổ chức BHTG bồi hoàn cho chủ thể nhận tiền gửi tại tổ chức tham gia BHTG theo quy định của Pháp Luật.
Hoạt động BHTG có nhiều vai trò quan trọng như: Bảo vệ người gửi tiền, nâng cao niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính- ngân hàng; Thúc đẩy huy động tiền gửi tại các TCTD được tăng trưởng ổn định; Góp phầm đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng; Góp phần xử lý khủng hoảng tài chính Ngân hàng.
Nội dung hoạt động BHTG
            * Nhóm nội dung về chính sách BHTG: Quy định các điều kiện để được tham gia BHTG (bắt buộc hoặc tự nguyện); Quy định về các chủ thể liên quan đến BHTG (tổ chức BHTG; tổ chức tham gia BHTG, người gửi tiền); Quy định về chủ thể được hưởng quyền lợi bảo hiểm; Quy định về phí BHTG (hình thức đóng phí đồng hạng hay phí theo mức độ rủi ro); Quy định liên quan đến chi trả BHTG (điều kiện chi trả, hạn mức)
            *Nhóm nội dung về Mô hình tổ chức (Mô hình chi trả; Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng; Mô hình giảm thiểu rủi ro) và Mô hình hoạt động (chức năng, nhiệm vụ)
            *  Nhóm nội dung về nghiệp vụ hoạt động BHTG:  Cấp và thu hồi giấy chứng nhận bảo hiểm;  Nghiệp vụ thu phí BHTG;  Nghiệp vụ kiểm tra, giám sát;  Nghiệp vụ tiếp nhận xử lý;  Nghiệp vụ chi trả bảo hiểm tiền gửi;  Hoạt động thông tin tuyên truyền.
2. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong việc phát triển hoạt động BHTG
2.1       Kinh nghiệm áp dụng mô hình giảm thiểu rủi ro của BHTG Mỹ (FDIC)
            Mỹ là quốc gia đầu tiên trên thế giới hình thành hệ thống BHTG. Tổng Công ty BHTG Liên bang Mỹ (FDIC) thành lập ngày 16/6/1993. Tính đến nay, số TCTD hiện tại đang hoạt động và đang được bảo lãnh bởi FDIC lên tới 6656.
            Mỹ đang áp dụng mô hình giảm thiểu rủi trong đó chức năng giám sát và tiếp nhận xử lý được xem là các chức năng trọng yếu của tổ chức BHTG giảm thiểu rủi ro. Ở Mỹ có 4 cơ quan giám sát tài chính. FDIC có chức năng giám sát một nhóm tổ chức nhất định trong hệ thống giám sát tài chính (các ngân hàng tiểu bang không phải là thành viên của FED).
            Giai đoạn khủng hoảng 2007-2010, FDIC đã được trao thẩm quyền cao hơn trong việc xử lý các ngân hàng đổ vỡ. Hoạt động xử lý ngân hàng của FDIC hoàn toàn độc lập với quyết định của tòa án, hoạt động tiếp nhận của FDIC được miễn mọi khoản thuế và không chịu sự giám sát của bất kỳ cơ quan nào khác. 
2.2       Kinh nghiệm từ đặc điểm hệ thống phí phân biệt tại Đài Loan (CDIC)
            Ngày 27/9/1985 Tổng công ty BHTG Trung ương Đài Loan (CDIC) khai trương hoạt động. CDIC là một trong những tổ chức BHTG đầu tiên tại Châu Á áp dụng tính phí BHTG theo rủi ro với số lượng thành viên khoảng gần 400.
         Phí BHTG của CDIC được tính theo phương thức kết hợp: phí theo rủi ro tính trên cơ sở số dư tiền gửi trong hạn mức BHTG và phí đồng hạng được tính trên phần tiền gửi vượt quá hạn mức BHTG. Bắt đầu từ năm 1999 CDIC thu phí theo mức độ rủi ro và từ năm 2007 áp dụng đồng thời mức phí rủi ro và mức phí đồng hạng.
            Để phục vụ cho việc áp dụng các mức phí rủi ro, CDIC tiến hành đánh giá phân loại các tổ chức trên cơ sở 2 chỉ tiêu là: (i) Tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu (CAR) và (ii) Điểm tổng hợp của hệ thống xếp loại dữ liệu kiểm tra (CSEDRS). Dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp CAR và CSEDRS, các tổ chức sẽ được phân thành 5 loại A, B, C, D, E. Từ kết quả xếp hạng này CDIC áp dụng các mức phí theo rủi ro khác nhau cho từng nhóm đối tượng.
2.3       Kinh nghiệm xử lý ngân hàng đổ vỡ của Nhật (DICJ)
            BHTG Nhật Bản (DICJ) được thành lập năm 1971, với mô hình BHTG chi trả với quyền hạn mở rộng và số lượng thành viên hiện nay lên gần 500. DICJ đóng một vai trò quan trọng trong xử lý ngân hàng đổ vỡ ở Nhật Bản.
            Khi có TCTC bị đổ vỡ, DICJ sẽ tiếp nhận thông tin người gửi tiền tại TCTC đó trong 24h. Sau đó, DICJ sẽ thu hồi nhanh các khoản nợ xấu bằng các biện pháp nhằm tối thiểu hóa việc sử dụng quỹ BHTG như thành lập công ty xử lý và thu hồi nợ (RCC -công ty con của DICJ) hoặc thành lập ngân hàng bắc cầu với 100% vốn của DICJ để quản lý và hỗ trợ cho hoạt động của TCTC bị đổ vỡ. Đối với từng trường hợp đổ vỡ, DICJ sẽ phân tích đó là trường hợp đổ vỡ có tính hệ thống hay không để xác định được phương pháp xử lý phù hợp bao gồm Phương pháp thông thường (Tiếp nhận mua lại P & A Hoặc chi trả) Phương pháp đặc biệt (Bơm vốn, Hỗ trợ tài chính trong trường hợp thiếu vốn chi trả và Quốc hữu hóa).
3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về phát triển hoạt động BHTG
            Thứ nhất: Xây dựng một hệ thống phí linh hoạt
            Việc xây dựng hệ thống phí đòi hỏi sự linh hoạt và không có một mô hình chung áp dụng cho tất cả các quốc gia. Lựa chọn hệ thống phí phân biệt theo rủi ro là xu hướng chung  đúng đắn của các hệ thống  BHTG, tuy nhiên khi đưa vào thực tế,  kinh nghiệm từ CDIC cho thấy cần có sự linh hoạt. Đây là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng hệ thống phí của mình, sao cho vừa áp dụng được những ưu việt của hệ thống phí theo rủi ro vừa đảm bảo được sự hòa hợp với đặc điểm và hệ thống pháp luật của nước mình.
            Thứ hai: Cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan
            Tổ chức BHTG cần giữ vai trò chủ động trong việc triển khai các cơ chế phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan liên quan tối đa hóa việc tiếp thu ý kiến và thông tin từ nhiều phía để có những sửa đổi hợp lý.
            Thứ ba: Xử lý đổ vỡ ngân hàng
            Xử lý đổ vỡ ngân hàng là hoạt động mang tính chất đặc thù. Việc này đòi hỏi sự can thiệp của nhiều cơ quan chức năng như NHNN, BTC, Tổ chức BHTG và các cơ quan tòa án. Pháp luật cũng cần quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan để việc giải quyết đổ vỡ được thực hiện trên nguyên tắc giảm thiểu chi phí và đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền. Chú trọng đặc biệt đến chức năng của tổ chức BHTG như chức năng mua, bán TCTD. Nghiệp vụ chi trả chỉ là một mắt xích cuối cùng trong chuỗi xử lý đỗ vỡ tín dụng.
            Thứ tư: Lựa chọn mô hình BHTG phù hợp
            Việc lựa chọn mô hình BHTG phù hợp tùy thuộc vào đặc thù phát triển kinh tế - xã hội, trình độ phát triển, cấu trúc hệ thống tài chính, nhu cầu bảo vệ người gửi tiền. Tính hiệu quả của mô hình BHTG được nhìn nhận ở góc độ bản chất của hoạt động bảo hiểm là “lấy số đông bù số ít” nhưng phải mang tính đặc thù là thực hiện các mục tiêu chính sách công, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là bảo vệ người gửi tiền, duy trì niềm tin vào hệ thống ngân hàng và góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.
--------------------------
Tài liệu tham khảo
1. Quốc Hội (2012), Luật BHTG số 06/2012/QH13, ban hành ngày 18/6/2012
2. CDIC- 20 years in retrospect 1985-2005
3. DICJ, Annual Report 2006 April 2006 – March 2007,
4. FDIC (1997), History of the Eighties- Lessons for future.
Website
1. www.fdic.gov
2. www.iadi.org
3. www.div.gov.com
5. www.wordbank.org
 
           
 

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background