Hệ thống kế toán Việt Nam hiện hành
Đăng ngày 12/03/2018
7.127 lượt xem

Hệ thống nói chung được hiểu là một tập hợp các phần tử có mối quan hệ qua lại ngang dọc với nhau, trong đó bản thân mỗi phần tử lại cũng có thể là một hệ thống (phân hệ, hệ con). Hệ thống kế toán được đề cập trong bài này được hiểu là các quy định pháp lý đồng bộ về chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán áp dụng cho các đơn vị, tổ chức thuộc một lĩnh vực hoạt động nhất định (được gọi là chế độ kế toán).
Hệ thống nói chung được hiểu là một tập hợp các phần tử có mối quan hệ qua lại ngang dọc với nhau, trong đó bản thân mỗi phần tử lại cũng có thể là một hệ thống (phân hệ, hệ con). Hệ thống kế toán được đề cập trong bài này được hiểu là các quy định pháp lý đồng bộ về chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán áp dụng cho các đơn vị, tổ chức thuộc một lĩnh vực hoạt động nhất định (được gọi là chế độ kế toán).
Hệ thống kế toán Việt nam bao gồm nhiều chế độ kế toán quy định cho các đơn vị thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển cùng với các cơ chế quản lý kinh tế khác nhau, hệ thống kế toán Việt nam đã được cải tiến nhiều lần theo hướng nhất thể hóa, rõ ràng, minh bạch, phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.
Hiện nay, Việt nam có các hệ thống kế toán cơ bản sau:
1. Hệ thống kế toán ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT – BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh doanh không phân biệt loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu vốn (thay thế cho quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006)
2. Hệ thống kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Thông tư 133/2016? TT – BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 26 tháng 8 năm 2016 và bắt đầu áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2017 thay thế cho QĐ 48/ 2006/ QĐ – BTC ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2006.
3. Hệ thống kế toán áp dụng đối với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng ban hành ngày 24/1/2013 theo quyết định số 08/2013/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ.
4. Hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có sử dụng ngân sách Nhà nước ban hành theo quyết định 19/QĐ – BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5. Hệ thống kế toán áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS – gọi tắt là kế toán Kho Bạc) ban hành theo quyết định số 08/2013/QĐ – BTC ngày 10/1/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
6. Hệ thống kế toán ngân sách và tài chính xã (gọi tắt là kế toán xã) ban hành theo quyết định số 94/2005/QĐ – BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Có thể chia tất cả các hệ thống kế toán kể trên thành 2 nhánh: kế toán các đơn vị hoạt động kinh doanh (gọi tắt là kế toán doanh nghiệp) và kế toán Nhà nước (còn gọi là kế toán công) theo sơ đồ sau:
HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM HIỆN HÀNH
Hệ thống kế toán Việt nam bao gồm nhiều chế độ kế toán quy định cho các đơn vị thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển cùng với các cơ chế quản lý kinh tế khác nhau, hệ thống kế toán Việt nam đã được cải tiến nhiều lần theo hướng nhất thể hóa, rõ ràng, minh bạch, phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.
Hiện nay, Việt nam có các hệ thống kế toán cơ bản sau:
1. Hệ thống kế toán ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT – BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh doanh không phân biệt loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu vốn (thay thế cho quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006)
2. Hệ thống kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Thông tư 133/2016? TT – BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 26 tháng 8 năm 2016 và bắt đầu áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2017 thay thế cho QĐ 48/ 2006/ QĐ – BTC ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2006.
3. Hệ thống kế toán áp dụng đối với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng ban hành ngày 24/1/2013 theo quyết định số 08/2013/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ.
4. Hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có sử dụng ngân sách Nhà nước ban hành theo quyết định 19/QĐ – BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5. Hệ thống kế toán áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS – gọi tắt là kế toán Kho Bạc) ban hành theo quyết định số 08/2013/QĐ – BTC ngày 10/1/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
6. Hệ thống kế toán ngân sách và tài chính xã (gọi tắt là kế toán xã) ban hành theo quyết định số 94/2005/QĐ – BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Có thể chia tất cả các hệ thống kế toán kể trên thành 2 nhánh: kế toán các đơn vị hoạt động kinh doanh (gọi tắt là kế toán doanh nghiệp) và kế toán Nhà nước (còn gọi là kế toán công) theo sơ đồ sau:
HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM HIỆN HÀNH
Kế toán các đơn vị kinh doanh | Kế toán Nhà nước |
1. Kế toán doanh nghiệp - Kế toán doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây lắp. - Kế toán các doanh nghiệp tài chính: công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, xổ số, các quỹ đầu tư tư nhân, công ty tài chính… - Kế toán các doanh nghiệp đặc thù: bưu chính viễn thông, các hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp… - Kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp ngoài công lập (trường học, bệnh viện, phòng công chứng ….) - Kế toán các Tổng công ty, các tập đoàn 2. Kế toán các tổ chức tín dụng - Kế toán ngân hàng thương mại - Kế toán hợp tác xã tín dụng |
1. Kế toán hành chính sự nghiệp - Kế toán các cơ quan, tổ chức, đoàn thể thuộc hệ thống Nhà nước sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước. - Kế toán các đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vốn ngân sách. - Kế toán các quỹ Nhà nước 2. Kế toán Kho bạc 3. Kế toán xã, phường, thị trấn |
Có thể nói, hệ thống các chế độ kế toán Việt nam hiện hành đã đáp ứng tốt yêu cầu quản lý tài chính của từng đơn vị, tổ chức và của các cơ quan Nhà nước trong giai đoạn hiện tại thể hiện ở các điểm sau:
- Được ban hành đồng bộ, đầy đủ, kịp thời phù hợp với đặc điểm hoạt động trong từng lĩnh vực ngành nghề.
- Được hướng dẫn chi tiết cụ thể việc áp dụng các chế độ chứng từ, tài khoản, sổ chi tiết, báo cáo vào công tác kế toán trong đơn vị.
- Phù hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường của nước ta hiện nay.
- Về căn bản phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt nam và thông lệ quốc tế, thuận lợi cho công tác thống kê, tổng hợp số liệu báo cáo cho các cơ quan Nhà nước.
- Hệ thống mang tính mở nên thuận tiện cho việc bổ sung sửa đổi khi nền kinh tế thị trường phát triển ở mức độ đầy đủ hơn, cao hơn.
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh
36 ngành đào tạo
thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
