Giảng viên khoa Truyền thông "đi trước đón đầu" xu hướng bài giảng hiện đại với việc ứng dụng công nghệ cao vào bài giảng

Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Việt Anh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Đại Nam tại Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bài giảng của khoa Truyền thông.
Tham dự Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bài giảng của khoa Truyền thông có đại diện Ban Giám hiệu, lãnh đạo Phòng Đào tạo, phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng và lãnh đạo, cán bộ, giảng viên trong khoa.
TS. Nguyễn Việt Anh – Phó Hiệu trưởng Nhà trường đánh giá cao đóng góp của khoa Truyền thông
Phát biểu mở đầu Hội thảo, TS. Trần Bảo Khánh - Trưởng khoa Truyền thông khẳng định tầm quan trọng của việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại; kỹ năng quản trị lớp học; các phương pháp kiểm tra, đánh giá sinh viên... đặc biệt là khả năng ứng dụng các công nghệ mới của giảng viên vào giờ giảng.
"Đây không chỉ là cơ hội để giảng viên trong khoa chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy mà còn giúp đưa ra những giải pháp để tăng cường các phương pháp giảng dạy tích cực, tối ưu hóa giờ giảng, giúp phát huy tối đa năng lực học tập, nghiên cứu và sáng tạo của sinh viên..." TS. Trần Bảo Khánh nói.
Tiến sĩ Trần Bảo Khánh tin tưởng chất lượng giảng dạy nâng cao sau những buồi Hội thảo chuyên môn
PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền - Cố vấn chuyên môn của khoa Truyền thông đánh giá rất cao mục đích, ý nghĩa của hội thảo. "Với nhiều trường đại học lâu năm và danh tiếng, hoạt động này cũng chưa được thực hiện. Điều này chứng tỏ, Đại học Đại Nam thực sự chú trọng đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy và luôn đặt quyền lợi của sinh viên lên hàng đầu..."
PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền đánh giá cao hoạt động Hội thảo chuyên môn của khoa.
Về kinh nghiệm giảng dạy lý thuyết, các giảng viên đã chia sẻ nhiều phương pháp hữu hiệu, quy trình cần thiết cho một buổi học hiệu quả như: điểm danh, kiểm tra kỹ xem các thiết bị đã đầy đủ chưa trước khi bắt đầu buổi học; bắt đầu bài mới bằng một tình huống thực tế để tạo tò mò, hào hứng cho sinh viên trước; luôn đặt câu hỏi (truy vấn vấn đề sâu) nhằm giúp sinh viên hiểu sâu bài giảng ngay trên lớp; sau mỗi nội dung sẽ gợi mở để sinh viên tự đúc rút ra các từ khóa chính của một vấn đề; nhằm giúp sinh viên ghi nhớ bản chất, đặc trưng của vấn đề; giao bài tập về nhà cho sinh viên nhằm giúp sinh viên ghi nhớ bài lâu hơn. Yêu cầu sinh viên cần nắm được lý thuyết, bài học ngay từ trên lớp, học đến đâu, chắc đến đó.
TS. Trần Văn Lệ đề cao khen thưởng, khích lệ sinh viên tốt.
Bên cạnh những phương pháp đảm bảo giảng dạy hiệu quả nội dung, hình thức bài giảng cũng là một yếu tố then chốt quyết định bài gảing có hấp dẫn, lôi cuốn hay không. Các bài tham luận của giảng viên đều được đánh giá cao khi sử dụng phần mềm Prezi, infographic và các phần mềm thiết kế thyết trình thú vị mang đến sự hứng thú cho người nghe. Đó à minh chứng sâu sắc nhất cho những bài giảng trên giảng đường thực được thiết kế sinh động, đa nền tảng, mang đến sự hấp dẫn của các giảng viên Khoa Truyền thông. “Một trong những điểm nổi bật của các bài tham luận của Khoa truyền thông mà nhiều Khoa cần học hỏi”, Tiến sĩ Việt Anh, Phó Hiệu trưởng Nhà trường nhận định.
ThS. Ngô Thị Hồng Hạnh gây ấn tượng với slide hấp dẫn, lôi cuốn
Chia sẻ kinh nghiệm dạy thực hành, các giảng viên đều nhận định việc thực hành không chỉ được áp dụng ở những môn kỹ năng, mà còn được vận dụng triệt để vào những môn lý thuyết vốn bị nhiều sinh viên cho là khô cứng và nặng hàn lâm. Ở hầu hết các môn học, sinh viên đều có thể được trải nghiệm thực tế ngay tại toà soạn báo, viết thông cáo báo chí, viết bài PR, viết báo, đài phát thanh, truyền hình, công ty truyền thông, bộ phận truyền thông của các doanh nghiệp, tổ chức chính phủ và phi chính phủ.
TS. Nguyễn Minh Tuấn áp dụng nhiều hoạt động thực hành vào bài học
Cũng trong nội dung nâng cao hoạt động thực hành vào gỉang dạy. Khoa Truyền thông khuyến khích các giảng viên trực tiếp tham gia hoạt động truyền thông thực tế: làm phóng viên, biên tập viên, chuyên viên truyền thông, MC,…trong các cơ quan báo chí, doanh nghiệp, công ty truyền thông, hoạt động giải trí,…Giảng viên không chỉ là thầy mà còn là chuyên gia. Hoạt động giảng dạy không chỉ là thầy dạy trò nữa mà là chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm cho đồng nghiệp tương lai. Điều đó yêu cầu mọi giảng viên đều phải xông xáo hơn, năng động hơn, mới có thể đưa đến cho sinh viên những trải nghiệm hấp dẫn được.
ThS. Phan Thị Thanh Huệ cho rằng giảng viên không chỉ là thầy mà còn phải là chuyên gia
Từ những chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy thực tế, các giảng viên Khoa Truyền thông đã có những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy như: nhà trường đào tạo về các phần mềm mới, phương pháp mới… để hỗ trợ cho giảng viên trong việc soạn bài cũng như giảng dạy; Xây dựng quy trình tự học và có những hướng dẫn cụ thể giúp sinh viên có thói quen tự học, tự nghiên cứu,…trong đó đề xuất đẩy mạnh, nâng cao và cập nhật thường xuyên thư viện điện tử của nhà trường là một đề xuất được đánh giá cao trong hoạt động giảng dạy online hiện nay.
ThS. Nguyễn Hoàng Việt Anh đề cao hoạt động nghiên cứu thông qua thư viện điện tử
Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bài giảng” cấp Khoa của Khoa Truyền thông đã để lại ấn tượng mạnh mẽ đối với Ban giám hiệu nhà trường, giảng viên khoa Truyền thông và khách mời. Với nhiều phương pháp giảng dạy tích cực, nhiều công cụ hiện đại, những ý kiến của các thành viên tham gia là bài học quý giá đối với từng giảng viên khoa Truyền thông, đồng thời cũng là những góp xây dựng có giá trị đối với hoạt động giảng dạy chung của Nhà trường.
ThS Nguyễn Thu Trang cho rằng mọi giảng viên phải làm gương cho sinh viên.
“Cá nhân tôi được tham gia nhiều hội thảo khoa học nhưng đây thực sự là buổi hội thảo đầy chất lượng với hàm lượng nội dung chia sẻ lớn, chuyên môn cao, đặc biệt để lại ấn tượng bởi nhiều phương pháp giảng dạy hiện đại. Tôi đánh giá chất lượng bài giảng khoa Truyền thông là ưu việt, hiện đại và vượt trội, chắc chắn sẽ là những bài học quý giá đối với các giảng viên toàn trường” – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, TS Nguyễn Việt Anh nhận xét.
T/H Lâm Phương
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
