F0 hay có biểu hiện vào ban đêm nên cần lưu ý trang bị đủ những thứ này khi điều trị tại nhà

Đăng ngày 14/02/2022
9 lượt xem
Đăng ngày 14/02/2022
9 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark

Theo thống kê, số lượng F0 theo dõi và điều trị tại nhà ngày càng tăng cao. Vậy, để việc điều trị tại nhà đạt được hiệu quả tốt nhất, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh, F0 cần phải lưu ý trang bị những gì? Dưới đây 9 loại thuốc và 6 thiết bị y tế, F0 cần lưu ý trang bị đủ khi điều trị tại nhà theo khuyến cáo của TTND. PGS.TS Hoàng Đức Hạnh – Trưởng khoa Y trường Đại học Đại Nam, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội.

PGS.TS Hoàng Đức Hạnh cho biết: “F0 thường hay có triệu chứng vào ban đêm nên khi điều trị tại nhà cần trang bị đầy đủ các loại thuốc và thiết bị theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Tuy nhiên, có nhiều người dân đã tự ý mua và dự trữ các loại thuốc, thực phẩm chức năng không theo chỉ định của bác sĩ. Việc này sẽ gây những hậu quả vô cùng nghiêm trọng…”

PGS.TS Hoàng Đức Hạnh khuyến cáo, người dân khi trở thành F1, F0 cần dự phòng 09 loại thuốc và 06 thiết bị để đảm bảo cách ly và điều trị tại nhà.

 

09 loại thuốc, cần dự phòng, gồm:

  • Các thuốc hạ sốt: Efferalgan, Panadol…;
  • Nhóm các thuốc chữa ho;
  • Nhóm các thuốc tiêu chảy;
  • Nước súc miệng;
  • Cồn sát trùng;
  • Các thuốc bệnh nền nếu F0 có bệnh nền (nên chuẩn bị đủ cho 4 tuần);
  • Các loại thuốc xịt mũi;
  • Vitamin C, kẽm, các loại thảo dược trị cảm, trị ho;
  • Nước uống thông thường, nước bù điện giải.

06 thiết bị y tế cần dự phòng, gồm:

  • Nhiệt kế;
  • Máy đo SpO2;
  • Que test nhanh;
  • Khẩu trang;
  • Găng tay y tế;
  • Các máy theo dõi bệnh nền.

Bên cạnh đó, khi trở thành F1, F0, mỗi người cần chuẩn bị thêm:

  • Lương thực đủ cho thời gian cách ly (nếu 1 mình);
  • Dung dịch vệ sinh nhà cửa và khử khuẩn;
  • Giấy vệ sinh, khăn giấy, quần áo thoải mái;
  • Chỗ ở cách ly đảm bảo quy định;
  • Số điện thoại của các cơ sở y tế trong khu vực, phòng cấp cứu và các tài liệu, hướng dẫn cập nhật nhất về phòng chống dịch.

PGS.TS Hoàng Đức Hạnh cũng chỉ ra các các thuốc không nên dự phòng, không nên tự điều trị, đó là thuốc Kháng sinh, Kháng viêm, Kháng virus.

“Mọi điều trị, chỉ định của bác sĩ cần cá thể hoá và phù hợp với từng bệnh nhân nên mọi người hết sức lưu ý không tự tiện mua và dùng thuốc sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm…” PGS.TS Hoàng Đức Hạnh nhấn mạnh.

Ban Truyền thông

 

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background