Dù không có Mỹ, TPP vẫn là cơ hội tốt với Việt Nam

Đăng ngày 07/04/2017
2.601 lượt xem
Đăng ngày 07/04/2017
2.601 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Ngày 4/2/2016, Hiệp định TPP chính thức được ký kết tại Auckland - New Zealand với sự góp mặt của tất cả 12 quốc gia thành viên, bao gồm 2 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Hoa Kỳ đã rút khỏi hiệp định TPP. Sự kiện này được xem là một bước đi lớn của nền kinh tế toàn cầu.
ThS. Trịnh Thị Minh Nguyệt
Giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng
 
   Ngày 4/2/2016, Hiệp định TPP chính thức được ký kết tại Auckland - New Zealand với sự góp mặt của tất cả 12 quốc gia thành viên, bao gồm 2 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Hoa Kỳ đã rút khỏi hiệp định TPP. Sự kiện này được xem là một bước đi lớn của nền kinh tế toàn cầu.
   Hiệp định TPP hay còn gọi là Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP tiếng Anh viết tắt của Trans-Pacific Partnership), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do nhằm mục đích hội nhập nền kinh tế các quốc gia thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.    Với vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng rộng lớn, TPP còn được xem như là "Hiệp Định Của Thế Kỷ 21". Hiệp định TPP không đơn thuần chỉ là một FTA về tự do hóa thương mại khu vực, mà còn là một hiệp định toàn diện giải quyết các vấn đề mang tính thời sự và ý nghĩa xã hội sâu sắc như các tiêu chuẩn lao động và môi trường, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, minh bạch, mua sắm chính phủ...
Ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi TPP.
   Theo đánh giá của giáo sư Peter A.Petri - Đại học Brandeis (Hoa Kỳ), Việt Nam sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất khi tham gia TPP. Gia nhập TPP với 11 thành viên, GDP Việt Nam có thể tăng thêm 35,7 tỷ USD vào năm 2025 nếu ngành sản xuất nội địa đáp ứng được hàng rào kỹ thuật của các đối tác. Tham gia vào TPP sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội và thuận lợi cơ bản, đó là:
Thứ nhấtmở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường xuất khẩu nông sản
   Năm 2014, xuất khẩu của Việt Nam vào các thành viên TPP đạt 58,41 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong quan hệ thương mại với các nước TPP, Việt Nam ở vị thế xuất siêu khá lớn, xuất siêu tới 7/11 thị trường của TPP (khoảng 24,12 tỷ USD năm 2014 và 11,23 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2015). Thuế nhập khẩu nhiều loại hàng hóa sẽ được giảm xuống 0% sẽ là cú hích mạnh cho xuất khẩu, tác động tích cực đến thu nhập của người dân, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu. TPP sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu may mặc và giày dép của Việt Nam đạt 16,5 tỷ USD trước năm 2025. Việt Nam tham gia TPP, xuất khẩu và GDP có thể tăng thêm tương ứng 68 tỷ USD và 36 tỷ USD hay 28,4% và 10,5% vào năm 2025 so với kịch bản nếu không tham gia TPP.
   Việt Nam là nước có thế mạnh trong nông nghiệp với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, có thể sản xuất nông nghiệp quanh năm. Ký kết TPP sẽ thúc đẩy đầu tư của các nước trong khối vào Việt Nam, tạo cơ hội cho Việt Nam khai thác lợi thế, tiềm năng về nông nghiệp.
Thứ hai, hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới và cơ hội mở rộng đầu tư
   Mức độ mở cửa của thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam hiện còn thấp. Tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới. Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và tiếp cận các nguồn vốn quốc tế với chi phí thấp hơn.
   Tuy nhiên, do hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế nên việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng vẫn ở mức thấp so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Tỷ lệ chi nhánh và phòng giao dịch trên 100.000 người dân Việt Nam là 3,17, thấp hơn nhiều so với Thái Lan là 11,7, Indonesia là 9,59 và các nước OECD là 27. Mức độ phân bổ các chi nhánh và phòng giao dịch tại Việt Nam chưa đồng đều, chỉ tập trung ở những thành phố lớn. Điều này làm tăng cơ hội cho các ngân hàng quốc tế tiếp cận thị phần khách hàng, ảnh hưởng tới thị trường tiềm năng của các ngân hàng trong nước.
   Tham gia TPP chắc chắn sẽ thúc đẩy đầu tư của các nước vào Việt Nam. Đầu tư trực tiếp của các nước trong TPP vào Việt Nam đạt 100,4 tỷ USD vốn đăng ký của những dự án còn hiệu lực (1988-2015), chiếm gần 40% tổng lượng vốn FDI của Việt Nam. Dòng vốn từ nhiều nước thành viên TPP có trình độ phát triển cao có thể mang lại những lợi ích lan tỏa đáng kể về công nghệ và kỹ năng quản lý, hay các lĩnh vực dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn. Mức tăng đầu tư sẽ giúp thúc đẩy sự hình thành vốn cố định và tạo cơ hội cho Việt Nam khai thác các lợi thế tiềm năng về nông nghiệp. Các công ty dệt may nội địa và nước ngoài sẽ đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam để tận dụng cơ hội hưởng thuế xuất khẩu thấp vào TPP. Gia nhập TPP sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với các nước nhằm hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Thứ ba, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
   Tham gia TPP, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không còn được hưởng các ưu đãi hay đặc quyền về điều kiện tiếp cận vốn và quyền được bảo hộ. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển và cạnh tranh bình đẳng, đồng thời tạo sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng các quy tắc đối với doanh nghiệp nhà nước chỉ ở lĩnh vực hàng hóa mà không áp dụng đối với lĩnh vực dịch vụ, nghĩa là chính phủ các nước TPP không bị hạn chế trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước cung ứng dịch vụ tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động tại các lĩnh vực có nguồn vốn lớn, được kỳ vọng cao trong việc cơ cấu lại (tài chính, viễn thông, y tế, giáo dục, phân phối,...) của Việt Nam không bị tác động chi phối của TPP nên áp lực đổi mới không cao. Việc gia nhập TPP sẽ giúp Việt Nam giao dịch thương mại tự do hơn, giảm sự tham gia của nhà nước trong nền kinh tế, giúp nền kinh tế minh bạch hơn.
Thứ tư, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
   Thỏa thuận TPP sẽ giảm đáng kể thuế nhập khẩu áp dụng cho các hàng may mặc Việt Nam vào thị trường các quốc gia thành viên, qua đó gia tăng cạnh tranh với hàng hóa tương tự từ các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia hay Thái Lan. Ngoài ra, TPP cũng quy định các hàng hóa Việt Nam phải sử dụng nguyên liệu tự sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các thành viên TPP. Tuy nhiên, thời gian qua Việt Nam phần lớn phụ thuộc nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước và vùng lãnh thổ nằm ngoài TPP (Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và một số nước trong khu vực ASEAN). Điều này sẽ thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, giúp giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, hiện đang cung cấp rất nhiều nguyên vật liệu trong ngành dệt may Việt Nam.
   Hiện ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may của Việt Nam yếu, nên nguyên phụ liệu, thậm chí một số loại vải phải nhập từ nước ngoài, phần lớn từ các nước ngoài TPP, như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan... Nguồn thay thế từ các nước tham gia TPP gần như không có. Vì vậy, yêu cầu điều kiện xuất xứ "từ sợi trở đi" của Hoa Kỳ áp dụng trong TPP sẽ vừa tạo thuận lợi cho công nghiệp hỗ trợ phát triển nhưng cũng gây khó khăn ban đầu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
   Mặc dù thời điểm hiện tại Mỹ đã rút khỏi TPP, dù TPP không thành hiện thực thì những cơ chế thay thế vẫn đang được các nước tiếp tục bàn bạc. Với Việt Nam, về cơ bản là vẫn đang trong quá trình hội nhập. Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia với các nước còn lại của nhóm đàm phán TPP để bàn bạc, điều chỉnh hiệp định đó sao cho có thể cùng nhau thực hiện. Quan điểm của Chính phủ Việt Nam là dù không có sự tham gia của Mỹ thì Việt Nam cũng sẽ quyết tâm theo đuổi hiệp định TPP đến cùng cũng như có những giải pháp và hành động đúng đắn , kịp thời để tận dụng những cơ hội tốt và vượt qua những thách thức mà hiệp định này mang lại. 

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background