ĐH Đại Nam tiếp tục đẩy mạnh đào tạo thạc sĩ theo định hướng ứng dụng
Đăng ngày 10/12/2019
4.780 lượt xem

Với mục đích tiếp tục phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ, đảm bảo tính khoa học, hiện đại và đặc biệt có tính thực tiễn cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội, vừa qua, Trường ĐH Đại Nam đã tổ chức thành công Hội thảo Khoa học với chủ đề “Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng và Quản lý Kinh tế theo định hướng ứng dụng”.
Với mục đích tiếp tục phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ, đảm bảo tính khoa học, hiện đại và đặc biệt có tính thực tiễn cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội, vừa qua, Trường ĐH Đại Nam đã tổ chức thành công Hội thảo Khoa học với chủ đề “Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng và Quản lý Kinh tế theo định hướng ứng dụng”.
Tham dự Hội thảo có TS. Lê Đắc Sơn - Chủ tịch HTQT, BGH cùng đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài trường, các nhà sử dụng lao động, các cựu học viên cao học của trường.
Tham dự Hội thảo có TS. Lê Đắc Sơn - Chủ tịch HTQT, BGH cùng đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài trường, các nhà sử dụng lao động, các cựu học viên cao học của trường.

TS. Lê Đắc Sơn – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đại Nam phát biểu tại buổi Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Lê Đắc Sơn cảm ơn các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các nhà sử dụng lao động, những người đã từng gắn bó và có nhiều đóng góp cho quá trình phát triển của ĐH Đại Nam nói chung và Viện đào tạo SĐH nói riêng; đồng thời nhấn mạnh sự cần kíp của việc tiếp tục đổi mới hoàn thiện các chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, bám sát nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội.
“Với mục tiêu đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp, tất cả các chương trình đào tạo của ĐH Đại Nam đều được xây dựng bám sát và liên tục thay đổi theo sự vận động, nhu cầu thực tiễn của xã hội. Do đó, bên cạnh kiến thức chuyên môn hiện đại và cập nhật, chương trình đào tạo thạc sĩ của ĐH Đại Nam cần phải có thêm các môn học mới, giúp người học phát triển các kỹ năng mềm từ đó nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức và thái độ…”, TS. Lê Đắc Sơn chỉ đạo.
Tiếp theo là bài phát biểu đề dẫn của PGS.TS Phan Trọng Phức, Phó Hiệu trưởng, Viện trưởng Viện Đào tạo SĐH, sau đó là ý kiến phát biểu thảo luận của tất cả các đại biểu, các nhà khoa học tham dự hội thảo.

PGS.TS Phan Trọng Phức – Phó Hiệu trưởng, Viện trưởng Viện đào tạo SĐH Trường ĐH Đại Nam phát biểu đề dẫn Hội thảo.
Theo ý kiến của ông Bùi Ngọc Lợi - Phó Vụ trưởng, Vụ Tổ chức Cán bộ Tổng cục Hải quan và ý kiến của bà Trương Thu Hòa - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Lạng Sơn đồng thời là cựu học viên cao học của trường thì sản phẩm đào tạo thạc sĩ của Trường ĐH Đại Nam về cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu của các nhà sử dụng lao động, nhà trường cần căn cứ đặc điểm đối tượng người học để thiết kế môn học có tính thiết thực hơn và tăng cường phần thực hành.

Ông Bùi Ngọc Lợi - phó Vụ trưởng, Vụ Tổ chức Cán bộ Tổng cục Hải quan trao đổi ý.
TS. Lê Công - nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội và bà Lê Thị Vân Khanh- Phó Trưởng phòng Đào tạo Khối Bán lẻ, Ngân hàng Viettinbank, cho rằng điểm thành công nổi bật là Trường ĐH Đại Nam đã thiết kế chương trình đào tạo hợp tác với Kho bạc Nhà nước, trường cần tiếp tục phát huy, bên cạnh chương trình khung cần có các chương trình mini gắn kết với ngành nghề, doanh nghiệp, hướng tới xây dựng chuẩn đầu ra, khung năng lực của Nhà trường để giới thiệu với doanh nghiệp và xã hội.

TS. Lê Công - nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội phát biểu tại Hội thảo.
Đồng quan điểm trên, GS.TS Phan Huy Đường, PGS.TS Trần Việt Lâm, PGS.TS Nguyễn Thanh Phương và một số ý kiến khác cũng cho rằng chương trình đào tạo phải được thiết kế một cách linh hoạt phù hợp với đặc điểm công việc và nhu cầu của người học. Bên cạnh chương trình cứng nên thiết kế các chương trình mềm/chương trình nhỏ cho các đối tượng cụ thể như: Kho bạc, Ngân hàng, Bảo hiểm, Thuế, Hải quan... nhằm cập nhật những kiến thức mới, hiện đại, những chính sách mới, những mô hình mới đang được nhiều tổ chức, doanh nghiệp quan tâm.
Hầu hết các ý kiến phát biểu đồng ý với việc cần bổ sung vào chương trình Tài chính - Ngân hàng cũng như Quản lý kinh tế các môn học về kỹ năng mềm hoặc dạy về kỹ năng mềm xen kẽ trong từng môn học để tăng tính hấp dẫn và thiết thực của chương trình.

TS. Vũ Đình Ánh – chuyên gia kinh tế phát biểu tại Hội thảo.
Hội thảo nhất trí “Học để thay đổi” là mục tiêu của phát triển chương trình đào tạo. TS. Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, TS.Vũ Đình Ánh - chuyên gia Kinh tế Học viện Tài chính, TS Lê Duy Hiếu - chuyên gia Kinh tế Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia cho rằng chương trình đào tạo ở bậc cao học phải chú trọng cung cấp các kiến thức về phương pháp luận, phương pháp tư duy, phương pháp tiếp cận để người học có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của công việc, chức danh và môi trường làm việc, để có nền tảng phát triển cao hơn về chuyên môn và học thuật. Cần cân nhắc để bổ sung vào chương trình các môn học như: Lý thuyết về trò chơi, Mỹ học, Tâm lý học...

TS. Võ Trí Thành - nguyên phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương tham gia Hội thảo.
Còn PGS.TS. Hoàng Văn Hải thì cho rằng, Trường ĐH Đại Nam nên phát huy những lợi thế của trường mà các trường đại học khác đặc biệt là các trường đại học công lập không có để thiết kế các chương trình mới, có tính chuyên biệt, thu học phí tương ứng với chất lượng cao, hơn là dừng lại ở mức cải tiến, nâng cấp các chương trình đào tạo.
Để nâng cao tính ứng dụng của chương trình đào tạo, Theo ý kiến của PGS.TS. Trần Đức Hiệp, PGS.TS Phan Thị Thu Hà, TS. Phạm Hoài Bắc ngoài việc thiết kế chương trình khung phù hợp cần phải tính đến đồng thời các vấn đề như: sự liên thông kết nối giữa các chương trình đào tạo, nội dung và phương pháp truyền đạt của người thầy, động cơ, năng lưc và ý thức của người học, khả năng tuyển sinh và quy mô lớp học.

Bế mạc hội thảo, PGS.TS Phan Trọng Phức đánh giá cao thành công của Hội thảo và cảm ơn sự có mặt cùng những ý kiến đóng góp sâu sắc, cụ thể của các đại biểu, các nhà sử dụng lao động, các nhà khoa học.
“Trường ĐH Đại Nam ghi nhận và tiếp thu tất cả các ý kiến đóng góp nhằm phát triển chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo định hướng ứng dụng các chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, Quản lý kinh tế của Nhà trường. Với chuẩn đầu ra và khung năng lực mới, các thế hệ thạc sĩ của Trường ĐH Đại Nam có thể đáp ứng tốt các đòi hỏi không ngừng thay đổi của nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay…” PGS.TS Phan Trọng Phức cho biết./
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh
36 ngành đào tạo
thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
