ĐH Đại Nam – ngôi trường luôn nỗ lực thay đổi để phát triển

Đăng ngày 31/07/2019
3.991 lượt xem
Đăng ngày 31/07/2019
3.991 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Trải qua 11 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐH Đại Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội, trở thành địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao được xã hội tín nhiệm. Để làm nên thành công đó, không thể không nhắc đến công tác đào tạo. Để tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn trong công tác đào tạo của Nhà trường, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Thị Thanh Hương -Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng phòng Đào tạo.
Trải qua 11 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐH Đại Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội, trở thành địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao được xã hội tín nhiệm. Để làm nên thành công đó, không thể không nhắc đến công tác đào tạo. Để tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn trong công tác đào tạo của Nhà trường, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Thị Thanh Hương -Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng phòng Đào tạo.

-TS. Lê Thị Thanh Hương (thứ hai từ phải sang) đã gắn bó với công tác đào tạo của Trường ĐH Đại Nam hơn 10 năm nay.
-Chào TS. Lê Thị Thanh Hương! Với tư cách là một trong những nhân vật đặt nền móng cho công tác đào tạo của Trường ĐH Đại Nam, xin Cô cho biết những thuận lợi và khó khăn trong công tác đào tao sinh viên của Đại Nam nói riêng và các trường đại học ở Việt Nam nói chung?
Trong lĩnh vực giáo dục, nếu ví một trường đại học như cơ thể của một con người thì tôi đánh giá, công tác đào tạo chính là bộ xương sống, mạch máu của cơ thể. Nếu mạch máu ấy bị tắc, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
Tại ĐH Đại Nam, thế mạnh lớn nhất chính là con người. Đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên phục vụ đang dần chuyên nghiệp hơn ở cả thái độ, kỹ năng và khả năng chuyên môn. Ngoài ra, quan điểm của nhà trường là “sinh viên chính là khách hàng”. Do đó, mọi hoạt động của nhà trường luôn hướng đến đối tượng sinh viên.
Về khó khăn của Đại Nam nói riêng và các trường đại học ngoài công lập nói chung đó là tâm lý của phụ huynh và sinh viên vẫn mang nặng tư tưởng trường công, trường tư. Bên cạnh đó, một số tiêu cực không đáng có của một số trường tư đã phần nào gây ảnh hưởng đến hệ thống trường tư ở Việt Nam.
Trong bối cảnh hiện tại, “thị trường giáo dục” ngày càng cạnh tranh hơn khi xu hướng các trường công bắt buộc phải tự chủ, người học có quá nhiều lựa chọn việc học của mình tại môi trường trong nước và cả nước ngoài. Sự cạnh tranh ấy vừa là cơ hội tạo sự bình đẳng trong hệ thống giáo dục nhưng cũng là thách thức lớn với các trường tư ở Việt Nam, muốn phát triển cần có sự chuyển mình liên tục, phải định vị được chất lượng đào tạo và phải được xã hội thừa nhận.

Không chỉ đào tạo chuyên ngành cho sinh viên, ĐH Đại Nam còn rất chú trọng giảng dạy tiếng Anh và kỹ năng mềm
Vậy, Trường ĐH Đại Nam đã có những chuyển mình, thay đổi như thế nào để đáp ứng kịp nhu cầu của thời đại, thưa Cô?
Slogan của ĐH Đại Nam chính là “Học để thay đổi”. Chúng tôi luôn nỗ lực để tiên phong trong việc thay đổi. Những phương pháp giảng dạy hiện đại, tích cực, lấy người học làm trung tâm hiện đang được áp dụng tại trường. Nếu như trước đây, giáo dục gắn liền với việc thầy đọc trò chép thì giờ đây, quan điểm đã thay đổi rất nhiều. Công nghệ 4.0 cùng với các tiện ích của nó đã ảnh hưởng nhiều đến việc đào tạo tại các trường đại học.
Xu hướng tận dụng các lợi ích của công nghệ sẽ ngày càng mở rộng hơn. Những giờ giảng, giờ thực tập của thầy và trò có thể được quay video lại và chia sẻ trên internet. Điều đó làm thay đổi nhận thức của cả thầy và trò, nếu vẫn lạc hậu thì sẽ dậm chân tại chỗ, khó có thể định vị được mình là ai, đang ở vị trí nào.
-Cô có thể chia sẻ kỹ hơn về những nổi trội, khác biệt trong công tác đào tạo của Đại học Đại Nam không?
Ở Đại học Đại Nam, các chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng ứng dụng, tập trung vào việc đào tạo về kỹ năng nghề và nâng cao khả năng thực hành của sinh viên. Do đó, sinh viên khi ra trường đã có nền tảng tốt về kiến thức chuyên môn cùng kỹ năng nghề nghiệp cần thiết.
Một mảng đào tạo được nhà trường rất chú trọng phát triển đó là ngoại ngữ. Sinh viên Đại Nam sẽ vượt qua “cửa ải” là 32 tín chỉ tiếng Anh. Việc dành thời gian học ngoại ngữ khi còn là sinh viên góp phần giúp các bạn có thể trở thành công dân toàn cầu, hội nhập 4.0 sớm, việc này ảnh hưởng lớn đến cơ hội việc làm cũng như những thăng tiến trong công việc sau này.
Không những vậy, sinh viên Đại Nam còn được trải nghiệm các môn học về kỹ năng mềm như: phương pháp học đại học, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng xin việc… Điều đó đã tạo nên sự khác biệt lớn cho sinh viên của nhà trường. Tốt nghiệp đại học cũng là thời điểm sinh viên Đại Nam hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp mà không mất thêm thời gian đào tạo lại.
Tôi được biết, nhiều sinh viên Đại Nam, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã tự tạo ra thu nhập cho mình bằng việc đi thực tập, làm thêm. Tôi đánh giá cao sự chủ động của các bạn về vấn đề này.
-Vậy theo cô, sinh viên Đại học Đại Nam có những ưu/nhược điểm gì? Để có thể phát triển nhiều hơn cho việc học tập hiện tại và tương lai sau này thì vai trò của người thầy và người học là như thế nào?
Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng, về mặt bằng chung, đầu vào của các trường tư sẽ thấp hơn trường công lập. Do đó, giảng viên của trường tư sẽ vất vả hơn, sinh viên buộc phải nỗ lực nhiều hơn để đạt được chuẩn đầu ra. Tôi đánh giá cao những nỗ lực của sinh viên Đại Nam trong việc cố gắng học tập, trau dồi kiến thức. Có thể, khi mới vào trường, các bạn chưa có tình yêu thực sự với việc học tập nhưng đến khi cảm nhận được môi trường chuyên nghiệp, chất lượng giảng dạy tốt thì tình yêu đó nảy nở và phát triển hơn rất nhiều.
Về vai trò của thầy và trò, theo tôi, người thầy là trung tâm trong việc quyết định chất lượng đào tạo và là người dẫn dắt, chèo lái cũng như truyền lửa tới sinh viên để các bạn đi đúng hướng. Người học là đối tượng khách hàng được chăm sóc, tuy nhiên, nói theo ngôn ngữ văn học thì có thể ví von người học giống như “có bột để gột nên hồ”.
Nói tóm lại, sự phối hợp, ăn ý của thầy và trò giống như 2 bàn tay khi ta vỗ tay. Nếu ăn ý thì sẽ tạo ra tiếng vang lớn.
-Giá trị, mục tiêu Trường ĐH Đại Nam đang hướng đến là gì, thưa Cô?
Tôi cho rằng, mục tiêu mà Đại Nam muốn theo đuổi đến cùng chính là chất lượng. Chúng tôi đang nỗ lực từng bước hoàn thiện chương trình đào tạo của mình để đáp ứng như cầu của xã hội. Các chương trình đào tạo của trường được xây dựng theo hướng tiếp cận phát triển, kế thừa những thành công, kinh nghiệm của nhiều trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước, đồng thời kết hợp với xu thế phát triển thực tế của Việt Nam và thế giới.
Chúng tôi, những cán bộ, giảng viên và cả sinh viên Đại Nam đang nỗ lực từng ngày để đưa ngôi trường này trở thành một cơ sở giáo dục có uy tín trên bản đồ giáo dục Việt Nam.
Xin trân trọng cảm ơn những chia sẻ của Cô! Chúc cô sức khỏe và ngày càng thành công trong con đường sự nghiệp!
Hậu Đặng (thực hiện)
 
 
 
 

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background