Đào tạo theo lối ứng dụng – hướng chuyển mình của ngành Tài chính ngân hàng

Đẩy mạnh ứng dụng – thực hành trong đào tạo ngành Tài chính ngân hàng là một hướng đi cần thiết, giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt cơ hội làm việc và khẳng định năng lực bản thân.
Ngành học luôn “khát” nhân lực
Trong những năm tới, nhu cầu tuyển dụng của thị trường Tài chính ngân hàng sẽ tăng đều đặn vì số lượng ngân hàng, đơn vị kinh doanh tài chính nhiều, đóng góp cao cho các thị phần của nền kinh tế.
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành Tài chính ngân hàng ngày càng lớn.
Trên thực tế, ngay từ những tháng đầu năm 2021, nhiều ngân hàng đã thông báo tuyển dụng hàng trăm nhân sự, như: VietinBank tìm kiếm bổ sung 609 chỉ tiêu tại 83 chi nhánh; TPBank tuyển hơn 300 vị trí tại trụ sở và các chi nhánh trên toàn quốc; VIB cũng tuyển gần 300 nhân sự…
Dự báo đến năm 2020 – 2025, nhu cầu nhân lực cấp cao ngành Tài chính ngân hàng sẽ tăng 20%/năm. Điều này cho thấy, tiềm năng thị trường việc làm cho sinh viên ngành Tài chính ngân hàng là rất lớn.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia thì nguồn nhân lực ngành Tài chính ngân hàng hiện nay vẫn câu nói cũ là “vừa thiếu, lại vừa yếu”. Khối kiến thức bổ trợ như tin học, ngoại ngữ yếu; thiếu kiến thức ngành, giao tiếp hạn chế.
Sinh viên ngành Tài chính ngân hàng Đại học Đại Nam được thực hành nghiệp vụ, trải nghiệm môi trường làm việc thực tế tại của ngân hàng ngay từ năm thứ nhất với Trung tâm thực hành Tài chính ngân hàng và Kế toán kiểm toán ngay tại trường.
Ông Vũ Việt Dũng – Chủ tịch KeyPerson, Công ty CP Tư vấn và Đào tạo Nhân sự chủ chốt cho biết: “Sinh viên được trang bị đầy đủ lý thuyết về ngành học trên giảng đường nhưng ít được cọ xát, trau dồi các kỹ năng trong thực tế. Nhiều cơ sở đào tạo không có Trung tâm thực hành Tài chính ngân hàng dẫn đến việc sinh viên chỉ có cơ hội trải nghiệm thực tế tại ngân hàng trong thời gian ngắn đi thực tập. Chính vì vậy, sau khi ra trường, các bạn trẻ thường chưa thể bắt tay ngay vào công việc. Các ngân hàng, doanh nghiệp phải dành thời gian đào tạo lại. Điều này không chỉ gây lãng phí nguồn lực mà còn dẫn đến tình trạng tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng hàng năm khá lớn nhưng các đơn vị tuyển dụng vẫn luôn khát nhân lực chất lượng cao, có khả năng thích nghi…”
Tài chính ngân hàng – ngành học ứng dụng hàng đầu tại Đại học Đại Nam
Là một trong những khoa đầu tiên của trường Đại học Đại Nam, khoa Tài chính Ngân hàng luôn hướng người học đi vào thực tiễn, nắm bắt và ứng dụng kịp thời các xu hướng mới về ngành học.
Sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ được trang bị khối kiến thức về tài chính, công cụ tài chính, cổ phiếu, trái phiếu, huy động vốn,… Trong quá trình học tập, sinh viên được giới thiệu cơ quan thực tập, tham quan thực tế tại các ngân hàng, công ty tài chính lớn trong nước.
Khoa Tài chính Ngân hàng Đại học Đại Nam luôn hướng người học đi vào thực tiễn, nắm bắt và ứng dụng kịp thời các xu hướng mới về ngành học.
Với mục tiêu 100% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp, khoa Tài chính - Ngân hàng không ngừng kết nối, hợp tác với các ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam, như: Ngân hàng OCB, Agribank, ViettinBank, Techcombank, ACB, BIDV, SCB, VNDirect…
Ngoài ra, sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng DNU còn được trang bị khối kiến thức bổ trợ, như: công nghệ thông tin, ngoại ngữ, kỹ năng mềm, giao lưu sinh viên quốc tế... Hàng năm, sinh viên còn có cơ hội nhận được các suất học bổng có giá trị cao đến từ các doanh nghiệp, đối tác lâu năm của khoa và Nhà trường.
Các thỏa thuận hợp tác đào tạo với các ngân hàng được ký kết nhằm đảm bảo môi trường thực hành, thực tập và tạo đầu ra chất lượng cho sinh viên.
Đặc biệt, sinh viên không chỉ được học tập tại trung Tâm thực hành tài chính – ngân hàng, mà còn được làm việc trực tiếp trên phần mềm Core Banking (phần mềm được sử dụng phổ biến trong các ngân hàng). Tính đến hiện tại, Trường Đại học Đại Nam là đơn vị duy nhất ứng dụng phần mềm này vào thực tế đào tạo. Điều này vừa giúp sinh viên có thể tiếp cận và thực hành các kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng ngay từ trên giảng đường; vừa giúp các em vững về chuyên môn, sẵn sàng ứng tuyển vào các ngân hàng, doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.
Đánh giá về sinh viên khoa Tài chính – Ngân hàng, ông Lê Quang Trung, Giám đốc Phòng giao dịch Văn Phú – Ngân hàng ACB nhận định: “Sau khi phỏng vấn và tiếp nhận sinh viên Đại học Đại Nam vào làm việc, tôi đều thấy ở các bạn sự nhiệt huyết, sức trẻ và khả năng thích ứng với những cái mới. Đặc biệt, việc sinh viên sớm được rèn luyện kỹ năng thực tế tại giảng đường giúp chúng tôi không phải mất quá nhiều thời gian đào tạo lại. Đây là điểm tôi rất thích trong cách đào tạo sinh viên ngành Tài chính - ngân hàng của Đại học Đại Nam”.
Trong năm học 2021 – 2022, ngành Tài chính – Ngân hàng Trường Đại học Đại Nam thực hiện xét tuyển thí sinh bằng một trong các tổ hợp môn A00, C01, C14, D01 theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT và tổng điểm trung bình năm lớp 12 theo tổ hợp 3 môn xét tuyển ≥ 18 điểm.
● A00: Toán, Vật lí, Hóa học
● C01: Toán, Vật lí, Ngữ văn
● C14: Toán, Ngữ Văn, Giáo dục công dân
● D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
