Đại học Đại Nam “bắt trend” xu hướng truyền thông chuyển đổi số bằng việc mở ngành Truyền thông đa phương tiện

Với kinh nghiệm hơn 10 năm đào tạo trong lĩnh vực truyền thông và tầm nhìn chiến lược về xu hướng phát triển cũng như nhu cầu nguồn nhân lực rất lớn của ngành Truyền thông đa phương tiện trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Trường Đại học Đại Nam đã xây dựng Đề án mở ngành học này trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Trải qua quá trình thẩm định năng lực cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo, Trường Đại học Đại Nam đã chính thức được phép đào tạo trình độ đại học chính quy ngành Truyền thông đa phương tiện từ năm học 2021-2022. Đây là sự kiện có ý nghĩa lớn trong việc nắm bắt xu hướng dịch chuyển ngành nghề xã hội của Đại học Đại Nam.
Xu hướng tiếp nhận thông tin đa phương tiện của công chúng - ảnh minh hoạ
Ngành học “hot” hút người học
Với sự phát triển của công nghệ Kỹ thuật số, ngành truyền thông đã thay đổi từ phương tiện, cách thức truyền tải, tiếp nhận và phản hồi thông tin. Trước đây, công chúng từ chỗ chỉ có thể tiếp nhận thông tin theo hình thức đọc /xem/nghe… thì bây giờ có thể cùng lúc tiếp nhận chữ viết, hình ảnh, âm thanh, đồ hoạ trên cùng một sản phẩm hết sức sinh động. Đó chính là truyền thông Đa phương tiện, một loại hình truyền thông mới mẻ, góp phần tạo nên sự hòa nhập về thương mại, tổ chức doanh nghiệp, các nền văn hóa, bản sắc và niềm tin của các quốc gia.
Sản phẩm truyền thông đa phương tiện ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề: Văn hoá, giáo dục, kinh tế, chính trị, nghệ thuật, giải trí, du lịch… kéo theo nhu cầu nhân lực rất lớn cho ngành này.
Với sự hấp dẫn như vậy, Truyền thông Đa phương tiện đã thu hút một số lượng lớn các bạn trẻ đăng kí ngành học này. Theo số liệu thống kê nguyện vọng 1 (NV1 ) của 15 trên tổng số 24 nhóm ngành tuyển sinh năm 2021 của Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD&ĐT, so sánh tỷ lệ NV1/chỉ tiêu, khối ngành Báo chí và thông tin (311,65%) đứng thứ 2 trong Top những ngành học Hot nhất, nhiều thí sinh đăng ký nhất chỉ sau khối học An ninh Quốc phòng (566,82%).
Khối ngành Báo chí – Thông tin đứng thứ 2 trong tổng 24 nhóm ngành tuyển sinh 2021.
Để đáp ứng nhu cầu đó, Khoa Truyền thông Trường Đại học Đại Nam với kinh nghiệm gần 10 năm đào tạo truyền thông, đã chính thức tham gia đào tạo lĩnh vực Truyền thông đa phương tiện với sự chuẩn bị đầy đủ năng lực đào tạo.
Chương trình đào tạo ưu việt hướng đến thực hành
Kế thừa từ những chương trình đào tạo của các nước phương Tây và Việt Nam, chương trình đào tạo của Trường Đại học Đại Nam được các chuyên gia thiết kế với mục tiêu: sinh viên có khả năng vận dụng các kiến thức đã học về các loại hình báo chí truyền thông, quảng cáo, marketing, truyền thông đa phương tiện để thực hiện trong bất kì hoàn cảnh và môi trường làm việc nào.
Các nhà khoa học trong buổi thẩm định chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện đánh giá cao chương trình đào tạo ngành này của Đại học Đại nam.
Cơ sở đào tạo hiện đại
Với mục tiêu đào tạo ứng dụng, Trường Đại học Đại Nam trang bị các thiết bị hiện đại, đảm bảo thuần thục các kĩ năng: đồ họa, dựng phim, biên tập ảnh, thiết kế bài thuyết trình, xây dựng các nội dung truyền thông, quay phim, xử lí âm thanh, ánh sáng… Bên cạnh đó, trường còn phối hợp với các trung tâm đào tạo chuyên ngành truyền hình, phát thanh, ảnh… để sinh viên có thể thực hành trong môi trường chuyên nghiệp.
Sinh viên khoa Truyền thông Trường Đại học Đại Nam thực hành trong cơ sở thực hành.
Đội ngũ giảng viên chất lượng
Xác định được rằng, đội ngũ giảng viên là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo, trường đã xây dựng đội ngũ giảng viên có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng nghề nghiệp, và nhất là có đạo đức nghề nghiệp…. Các giảng viên chuyên ngành về truyền thông đa phương tiện được đào tạo từ nhiều nước ở châu Âu, châu Á và Việt Nam có lý thuyết đa dạng, tiến tiến.
Đội ngũ giảng viên Khoa Truyền thông dày dặn chuyên môn và kinh nghiệm thực tế.
Cơ hội ngành nghề đa dạng, hấp dẫn
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông đa phương tiện có thể làm việc tại rất nhiều ngành nghề khác nhau ở các vị trí việc làm thú vị với các công việc cụ thể như:
- Biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách (tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản)
- Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, xử lý âm thanh hay làm các kỹ xảo điện ảnh (tại các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim)
- Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu (tại các công ty quảng cáo, PR)
- Thiết kế, giao diện, thiết kế chức năng, xây dựng nội dung website (tại các công ty phát triển phần mềm, tạo dựng Website)
- Thiết kế đồ họa, mô phỏng, ứng dụng trong y học, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giáo dục,… (tại các công ty về thiết kế đồ họa).
Sinh viên khoa Truyền thông DNU thực hành quay/dựng trong sự kiện thực tế.
Đại học Đại Nam xét tuyển ngành Truyền thông đa phương tiện theo hình thức xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 và xét tuyển học bạ. Các tổ hợp xét tuyển: Khối C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý); Khối C19 (Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân); Khối D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh) và Khối D15 (Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh).
TS. Trần Bảo Khánh - Trưởng khoa Truyền thông Trường ĐH Đại Nam
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
