Cuộc gặp gỡ của số phận
Đăng ngày 23/11/2017
1.459 lượt xem

Vào những ngày này cách đây 11 năm trước, BQL (ban quản lí) dự án chính thức bắt tay vừa xây dựng dự án khả thi về đào tạo, vừa xây dựng dự án cơ sở vật chất đảm bảo cho việc giảng dạy, học tập làm cơ sở để trình Thủ tướng xem xét, quyết định được chính thức thành lập và tuyển sinh.
Đỗ Quân – Phó Chủ tịch HĐQT
Vào những ngày này cách đây 11 năm trước, BQL (ban quản lí) dự án chính thức bắt tay vừa xây dựng dự án khả thi về đào tạo, vừa xây dựng dự án cơ sở vật chất đảm bảo cho việc giảng dạy, học tập làm cơ sở để trình Thủ tướng xem xét, quyết định được chính thức thành lập và tuyển sinh.
Cuộc gặp gỡ của số phận
Thời điểm đó, TS. Lê Đắc Sơn đang làm Tổng Giám đốc Ngân hàng VP Bank và tôi đang công tác tại CH Ba Lan. Trong đợt về nước hè năm 2006, tôi có gặp TS Lê Đắc Sơn, anh Sơn có trao đổi với tôi về có Dự án xây dựng trường ĐH Đại Nam nhưng hội đồng sáng lập nhà trường không đủ năng lực tài chính và kinh nghiệm để tiếp tục.
Khi đó, tôi cũng đang tham gia một số dự án bất động sản tại địa bàn tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Vì từng có một số năm giảng dạy tại Khoa Toán trường Đại học tổng hợp Hà Nội, lại yêu thích nghề giáo dục, tôi đã quyết định nhận lời tham gia với anh Sơn cụ thể là nhận trách nhiệm lo về đất đai, cơ sở vật chất.
Trong một cuộc họp sau đó tại VP Bank các anh: Lê Đắc Sơn, Lê Đình Đạo, Đoàn Hồng Nam,… đã được những thành viên sáng lập đồng ý cho cùng tham gia và bổ sung nhân sự vào Ban Quản lý Dự án thành lập trường. Đây được coi như cuộc “gặp gỡ của số phận” đã gắn kết chúng tôi đến ngày hôm nay.
“Đất lành, chờ Đại Nam đến… đậu”
Sau khi kiện toàn công tác nhân sự, một mặt Ban QLDA tích cực hoàn thành bổ sung báo cáo khả thi trình Thủ tướng Chính phủ, một mặt phải quyết liệt tìm địa điểm xây dựng nhà trường để được các cấp có thẩm quyền chấp nhận khâu hoàn thiện hồ sơ.
Tôi nhớ khi đó, anh Sơn đề nghị anh Đạo cùng với PGS.TSKH. Nguyễn Ngọc Châu – Nguyên chủ tịch Hội đồng sáng lập trường phụ trách phần xây dựng phương án khả thi về đào tạo, tôi phụ trách về cơ sở vật chất.
Lúc này, trong tay tôi đã có một số địa điểm đã được Hội đồng sáng lập khảo sát như tại huyện Chương Mỹ, khu vực Hòa Lạc… Song, tôi với anh Sơn đều không ưng ý và chúng tôi quyết định tìm địa điểm mới.
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo tỉnh Hà Tây lúc bấy giờ, đặc biệt là ông Hà Văn Hiền, Bí thư Tỉnh ủy đã đích thân dẫn tôi và anh Sơn đi giới thiệu một số địa điểm như khu vực cánh đồng xã Dương Nội (gần với vị trí Đại học Thành Tây hiện nay), khu vực cánh đồng xã Văn Yên (gần KĐT Văn Phú), khu đất tại xã Phú Lãm, Thanh Oai (nay là quận Hà Đông, Hà Nội).
Sau khi đi khảo sát 3 địa điểm được giới thiệu, anh Sơn và tôi sau khi bàn bạc rất kỹ, cuối cùng, đều nhất trí chọn khu đất là cánh đồng xã Phú Lãm (chính là khuôn viên Trường Đại học Đại Nam hiện nay). Lý do, khu đất này nằm sát quốc lộ 21B, đường đã có sẵn (còn hai khu đất kia hồi đó đều là cánh đồng lúa, chưa có đường xá như bây giờ).
Quyết định mang tính quyết định
Tuy nhiên, khó khăn đặt ra là khu đất này đã được UBND tỉnh Hà Tây giao cho Trường Cao đẳng Công nghiệp để mở rộng quy mô và là Khu Tập thể cán bộ, chiến sĩ Trại tạm giam T16.
Để giải quyết vướng mắc này, chúng tôi đã có một buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tây. Sau khi nghe TS. Lê Đắc Sơn trình bày về mô hình phát triển Trường Đại học Đại Nam, lãnh đạo tỉnh rất tâm huyết với đề án thành lập trường quyết định tạo mọi điều kiện để ủng hộ.
Đây là Quyết định quan trọng, mang tính quyết định để hoàn thiện hồ sơ, trình để Thủ tướng làm cơ sở cho việc ban hành quyết định thành lập Trường và cũng là quyết định xương sống để bắt đầu quá hình thành, hoàn thiện và phát triển như ngày hôm nay.
Xuất phát điểm từ cánh đồng của hai xã thuộc huyện Thanh Oai, đến hai phường của TP Hà Đông, tỉnh Hà Tây và nay là hai phường thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, việc chọn vị trí, địa điểm xây dưng trường đã thể hiện tầm nhìn chiến lược lâu dài cũng như biết nắm bắt cơ hội. Đây là vị trí đẹp, thuận lợi, phù hợp và xứng đáng với tầm vóc phát triển của Đại Nam hôm nay và mai sau.
Mười năm đã qua, một chặng đường không dài cho dự án xây dựng cơ sơ vật chất của một trường Đại học phôi thai, từ những thửa ruộng lúa, giờ đây nay là những tòa nhà khang trang, những hàng phượng khoe sắc thể hiện một sự nỗ lực lớn lao, không mệt mỏi của HĐQT, BGH và đội ngũ Cán bộ, giảng viên, nhân viên BQL dự án.
Quần thể ĐHĐN với nhiều hạng mục đã hoàn thành cùng nhiều hạng mục còn đang tiếp tục xây dựng, nhưng chúng ta có quyền tự hào về 10 năm đã qua và và tiếp tục chung sức, đồng lòng để tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất Trường Đại học Đại Nam khang trang, hiện đại, đồng bộ nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác đào tạo, đáp ứng được mọi yêu cầu đào tạo trong nước và quốc tế.
Cuộc gặp gỡ của số phận
Thời điểm đó, TS. Lê Đắc Sơn đang làm Tổng Giám đốc Ngân hàng VP Bank và tôi đang công tác tại CH Ba Lan. Trong đợt về nước hè năm 2006, tôi có gặp TS Lê Đắc Sơn, anh Sơn có trao đổi với tôi về có Dự án xây dựng trường ĐH Đại Nam nhưng hội đồng sáng lập nhà trường không đủ năng lực tài chính và kinh nghiệm để tiếp tục.
Khi đó, tôi cũng đang tham gia một số dự án bất động sản tại địa bàn tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Vì từng có một số năm giảng dạy tại Khoa Toán trường Đại học tổng hợp Hà Nội, lại yêu thích nghề giáo dục, tôi đã quyết định nhận lời tham gia với anh Sơn cụ thể là nhận trách nhiệm lo về đất đai, cơ sở vật chất.
Trong một cuộc họp sau đó tại VP Bank các anh: Lê Đắc Sơn, Lê Đình Đạo, Đoàn Hồng Nam,… đã được những thành viên sáng lập đồng ý cho cùng tham gia và bổ sung nhân sự vào Ban Quản lý Dự án thành lập trường. Đây được coi như cuộc “gặp gỡ của số phận” đã gắn kết chúng tôi đến ngày hôm nay.
“Đất lành, chờ Đại Nam đến… đậu”
Sau khi kiện toàn công tác nhân sự, một mặt Ban QLDA tích cực hoàn thành bổ sung báo cáo khả thi trình Thủ tướng Chính phủ, một mặt phải quyết liệt tìm địa điểm xây dựng nhà trường để được các cấp có thẩm quyền chấp nhận khâu hoàn thiện hồ sơ.
Tôi nhớ khi đó, anh Sơn đề nghị anh Đạo cùng với PGS.TSKH. Nguyễn Ngọc Châu – Nguyên chủ tịch Hội đồng sáng lập trường phụ trách phần xây dựng phương án khả thi về đào tạo, tôi phụ trách về cơ sở vật chất.
Lúc này, trong tay tôi đã có một số địa điểm đã được Hội đồng sáng lập khảo sát như tại huyện Chương Mỹ, khu vực Hòa Lạc… Song, tôi với anh Sơn đều không ưng ý và chúng tôi quyết định tìm địa điểm mới.
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo tỉnh Hà Tây lúc bấy giờ, đặc biệt là ông Hà Văn Hiền, Bí thư Tỉnh ủy đã đích thân dẫn tôi và anh Sơn đi giới thiệu một số địa điểm như khu vực cánh đồng xã Dương Nội (gần với vị trí Đại học Thành Tây hiện nay), khu vực cánh đồng xã Văn Yên (gần KĐT Văn Phú), khu đất tại xã Phú Lãm, Thanh Oai (nay là quận Hà Đông, Hà Nội).
Sau khi đi khảo sát 3 địa điểm được giới thiệu, anh Sơn và tôi sau khi bàn bạc rất kỹ, cuối cùng, đều nhất trí chọn khu đất là cánh đồng xã Phú Lãm (chính là khuôn viên Trường Đại học Đại Nam hiện nay). Lý do, khu đất này nằm sát quốc lộ 21B, đường đã có sẵn (còn hai khu đất kia hồi đó đều là cánh đồng lúa, chưa có đường xá như bây giờ).
Quyết định mang tính quyết định
Tuy nhiên, khó khăn đặt ra là khu đất này đã được UBND tỉnh Hà Tây giao cho Trường Cao đẳng Công nghiệp để mở rộng quy mô và là Khu Tập thể cán bộ, chiến sĩ Trại tạm giam T16.
Để giải quyết vướng mắc này, chúng tôi đã có một buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tây. Sau khi nghe TS. Lê Đắc Sơn trình bày về mô hình phát triển Trường Đại học Đại Nam, lãnh đạo tỉnh rất tâm huyết với đề án thành lập trường quyết định tạo mọi điều kiện để ủng hộ.
Đây là Quyết định quan trọng, mang tính quyết định để hoàn thiện hồ sơ, trình để Thủ tướng làm cơ sở cho việc ban hành quyết định thành lập Trường và cũng là quyết định xương sống để bắt đầu quá hình thành, hoàn thiện và phát triển như ngày hôm nay.
Xuất phát điểm từ cánh đồng của hai xã thuộc huyện Thanh Oai, đến hai phường của TP Hà Đông, tỉnh Hà Tây và nay là hai phường thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, việc chọn vị trí, địa điểm xây dưng trường đã thể hiện tầm nhìn chiến lược lâu dài cũng như biết nắm bắt cơ hội. Đây là vị trí đẹp, thuận lợi, phù hợp và xứng đáng với tầm vóc phát triển của Đại Nam hôm nay và mai sau.
Mười năm đã qua, một chặng đường không dài cho dự án xây dựng cơ sơ vật chất của một trường Đại học phôi thai, từ những thửa ruộng lúa, giờ đây nay là những tòa nhà khang trang, những hàng phượng khoe sắc thể hiện một sự nỗ lực lớn lao, không mệt mỏi của HĐQT, BGH và đội ngũ Cán bộ, giảng viên, nhân viên BQL dự án.
Quần thể ĐHĐN với nhiều hạng mục đã hoàn thành cùng nhiều hạng mục còn đang tiếp tục xây dựng, nhưng chúng ta có quyền tự hào về 10 năm đã qua và và tiếp tục chung sức, đồng lòng để tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất Trường Đại học Đại Nam khang trang, hiện đại, đồng bộ nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác đào tạo, đáp ứng được mọi yêu cầu đào tạo trong nước và quốc tế.
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh
36 ngành đào tạo
thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
