Công Nghệ Thông Tin – Bạn đã chọn chuyên ngành chưa?

Đăng ngày 11/03/2017
4.372 lượt xem
Đăng ngày 11/03/2017
4.372 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Trong thời đại xã hội công nghiệp hóa thì Công Nghệ Thông Tin đang là ngành hot trong thời điểm hiện tại. Có rất nhiều lý do để có thể thuyết phục bạn học khoa Công Nghệ Thông Tin như: Mức lương cao, cơ hội làm việc lớn, học cách thu thập thông tin nhanh chuẩn,… Tuy nhiên, vấn nạn không riêng ai khi nhiều bạn đang cảm thấy mông lung trong sự nghiệp của mình sau này.
Trong thời đại xã hội công nghiệp hóa thì Công Nghệ Thông Tin đang là ngành hot trong thời điểm hiện tại. Có rất nhiều lý do để có thể thuyết phục bạn học khoa Công Nghệ Thông Tin như: Mức lương cao, cơ hội làm việc lớn, học cách thu thập thông tin nhanh chuẩn,… Tuy nhiên, vấn nạn không riêng ai khi nhiều bạn đang cảm thấy mông lung trong sự nghiệp của mình sau này.
 Đây không chỉ là câu hỏi của một người, mà là câu hỏi nhiều người từng đặt ra. Nhiều người cho rằng học Công Nghệ Thông Tin đòi hỏi nhiều kĩ năng tư duy, nhanh nhạy. Vậy bạn đã tìm hiểu các chuyên ngành chưa?

1. Lập trình ứng dụng
Đối với những bạn có khả năng tư duy logic, nhanh nhạy, cần cù thì Lập trình ứng dụng là một chuyên ngành các bạn nên thử. Lập trình ứng dụng hội tụ nhiều các kĩ năng cao, chuyên môn vững chắc về các ngôn ngữ lập trình, khả năng sáng tạo ý tưởng,… Biết đâu chúng ta sẽ lại làm ra một game nổi tiếng như Flappy Bird thì sao!
Flappy Bird là một sản phẩm của chuyên ngành Lập trình ứng dụng
 
2. Tester( Kiểm thử phần mềm, ứng dụng )
Tester là chuyên ngành khá đơn giản, người làm không yêu cầu quá nhiều về chuyên môn sâu mà chỉ cần tỉ mỉ. Những tester là một trong những người đầu tiên sử dụng phần mềm, ứng dụng trước khi tung ra sản phẩm thị trường. Họ là những người tìm ra những điểm sai sót, chưa hoàn thiện của ứng dụng, báo cáo lại với người lập trình để đem lại một sản phẩm hoàn chỉnh hơn.
Là tester, tỉ mỉ thấu đáo là điều cần thiết
 
3. Quản trị mạng – Mạng máy tính
 Chuyên ngành mạng máy tính khá đa dạng phong phú về lợi ích, dễ dàng học và làm việc. Công việc của các chuyên viên quản trị và an ninh mạng là thiết kế, vận hành và theo dõi sát xao các hệ thống mạng an toàn và bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống tấn công của các hacker (tin tặc) hiệu quả. Thiết kế và duy trì hệ thống tường lửa hay nhận dạng và sửa chữa các lỗ hổng trên hệ thống mạng của đơn vị, triển khai và giám sát hệ thống phát hiện tấn công... Khi học chuyên ngành này, không chỉ có thể biết được an toàn bảo mật thông tin mà về mạng máy tính, truyền thông qua mạng cũng có thể học. Trường Đại Học Đại Nam là nơi thích hợp để học tập về môn Mạng máy tính.
Gần 1 tỷ đồng được đầu tư vào thiết bị cho sinh viên học tập
 
 4. Xây dựng là quản lí dữ liệu
Tất cả những ứng dụng, phần mềm đều có những kho quản lí dữ liệu. Để xây dựng và quản lí dữ liệu cần khá nhiều kiến thức về kĩ thuật. Các kho dữ liệu cần cung cấp đầy đủ thông số kĩ thuật cho đội phát triển phần mềm, thiết kế, kiểm tra việc mã hóa. Các sản phẩm dữ liệu Orracle, XML, C++ sẽ gây ấn tượng tới các nhà tuyển dụng.
Quản lí dữ liệu là nền tảng cốt lõi của các ứng dụng, là nơi để lấy ra các dữ liệu cần thiết
 
 5. Thiết kế website – Designer
Vì sao lại để thiết kế website và designer ở gần nhau? Bởi hai ngành nghề này trong Công Nghệ Thông Tin có những nét tương đồng. Những người thiết kế nói chung và thiết kế website nói riêng luôn luôn hướng tới người tiêu dùng khi họ sử dụng sản phẩm. Dễ dàng sử dụng, bắt mắt với các nút bấm, banner, màu sắc của các liên kết, đậm nhạt, kiểu chữ,… Đây sẽ là ngành nghề phù hợp với những bạn có tính cách bay bổng, thích cái đẹp và có năng khiếu mỹ thuật, bạn nên học hỏi và sử dụng các phần mềm về đồ họa như Photoshop, Lightroom, Corel Draw, Flash, Dreamwave,… và cần thêm những kiến thức cơ bản về lập trình web.
Thị trường buôn bán, tin tức, dịch vụ đang từng ngành công nghệ hóa
 
6. SEO
 SEO là viết tắt tiếng Anh của thuật ngữ Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), là một quá trình làm nội dung trang web dễ dàng được các công cụ tìm kiếm tìm thấy, và hiển thị. Công việc tối ưu hoá website có thể hiểu cách khác là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm và có thể được coi là một tiểu lĩnh vực của tiếp thị qua công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên cần có những kiến thức về lập trình, thiết kế, quản trị mạng.
Tìm kiếm nhanh hơn, tiện hơn và hiệu quả hơn
 
7. Kĩ thuật máy tính
Đây là ngành nghề nghiên cứu và thiết kế các bộ phận chức năng của máy tính, tham gia làm việc trong các dự án sản xuất các thiết bị máy tính cho các tập đoàn lớn trên thế giới như: Intel, IBM, Samsung, Nidec... Điều cần thiết là nắm vững các nguyên lý cơ bản và thực tiễn trong lĩnh vực kỹ thuật máy tính, đặc biệt là lĩnh vực thiết kế vi mạch.
Am hiểu về máy tính, vi mạch, thiết bị máy tính
 
Tiếng Anh cũng là lợi thế to lớn khi học và quyết định theo học một chuyên môn nào đó trong Công nghệ thông tin. Nếu bạn đam mê công nghệ mà vẫn chưa tìm ra được chuyên ngành mình muốn theo, hãy tìm hiểu nhé!
 
Trịnh Như Anh – Khoa Công nghệ thông tin Đại học Đại Nam

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background