Cộng đồng hỗ trợ học tập – sân chơi học thuật lý tưởng của sinh viên CNTT Đại học Đại Nam

“Cộng đồng hỗ trợ học tập” – cái tên còn khá xa lạ với sinh viên tại các trường đại học, học viện. Thế nhưng, tại khoa Công nghệ thông tin (CNTT) Trường Đại học Đại Nam, cái tên đó đã trở nên thân thuộc và số lượng thành viên trong cộng đồng tăng lên từng ngày. Đặc biệt, mô hình học tập này đã và đang góp phần quan trọng trong việc phát triển phong trào học tập, nghiên cứu, nâng cao chất lượng đào tạo của khoa.
Cộng đồng hỗ trợ học tập là gì?
Cộng đồng hỗ trợ học tập là “tổ chức” quy tụ các sinh viên có nhu cầu trao đổi, chia sẻ, hỗ trợ nhau về các thông tin liên quan đến nội dung học tập, nghiên cứu khoa học. Các bạn sinh viên giỏi muốn được dùng khả năng học tập của mình để giúp đỡ các bạn sinh viên yếu hơn. Các bạn sinh viên yếu muốn được thầy cô, bạn bè “phụ đạo” để củng cố kiến thức, tiến bộ hơn trong học tập.
Bên cạnh đó, Cộng đồng hỗ trợ học tập của khoa CNTT Trường Đại học Đại Nam còn có sự tham gia của Hội đồng cố vấn khoa học, Ban lãnh đạo khoa và các giảng viên giỏi chuyên môn nhằm hỗ trợ sát cánh cùng sinh viên trong quá trình học tập tại trường.
Trong Cộng đồng hỗ trợ học tập của khoa CNTT, giảng viên được gọi là giảng viên phụ trách, các bạn sinh viên giỏi được gọi là phụ giảng, các bạn sinh mong muốn được hỗ trợ là học viên.
Vì sao phải thành lập Cộng đồng hỗ trợ học tập?
Chia sẻ về lý do thành lập Cộng đồng hỗ trợ học tập, ThS. Phạm Thị Tố Nga – Phó Trưởng khoa CNTT cho biết: “Số lượng sinh viên theo học tại khoa CNTT ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng. Sinh viên có nhu cầu rất lớn về việc được chia sẻ và hỗ trợ nhau trong học tập, nghiên cứu khoa học và cần có môi trường học tập gắn kết và đổi mới…”
Cộng đồng hỗ trợ học tập khoa CNTT hướng tới mục tiêu phát triển khả năng học tập cho mọi đối tượng tham gia.
Theo đó, Cộng đồng hỗ trợ học tập có chức năng tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động hỗ trợ học tập cho toàn thể sinh viên đang theo học tại khoa; đảm bảo hoạt động hỗ trợ học tập của sinh viên diễn ra đúng mục đích và tuân theo các quy định của nhà trường; giúp nâng cao chất lượng học tập của sinh viên; tạo ấn tượng tốt trong cộng đồng về hoạt động học tập của sinh viên cũng như hoạt động đào tạo của nhà trường…”
Cộng đồng hỗ trợ học tập của khoa CNTT hoạt động như thế nào?
Cộng đồng hỗ trợ học tập tại khoa CNTT hoạt động theo kì, song song với các kì học chính khóa của nhà trường.
Khi bắt đầu mỗi kì học, tất cả các bạn sinh viên trong khoa sẽ được đăng kí tham gia Cộng đồng hỗ trợ học tập với vai trò là “Phụ giảng” hoặc “Học viên” theo các nhóm môn học có trong kế hoạch giảng dạy của học kì đó do khoa CNTT phụ trách.
Căn cứ vào số lượng đăng kí thành viên của từng nhóm môn học, Khoa CNTT tạo ra các nhóm hỗ trợ cho từng môn học dựa trên nguyên tắc:
- Với môn học A để thành lập được nhóm “Nhóm hỗ trợ môn A” thì cần phải có tối thiểu 01 sinh viên đăng kí và đủ điều kiện là “Phụ giảng” và tối thiểu 05 sinh viên đăng kí là “Học viên” của môn học đó.
- Mỗi nhóm hỗ trợ gồm 01 “Phụ giảng” và tổi thiểu 05 “Học viên”.
- Bố trí 01 “Giảng viên phụ trách” để hỗ trợ các vấn đề chuyên môn cho nhóm trong quá trình hoạt động.
Với các nhóm hỗ trợ đã được thành lập, từng thành viên trong nhóm có vai trò và trách nhiệm được quy định cụ thể và hoạt động theo lịch “Phụ giảng” xây dựng.
Nhiệm vụ của “Phụ giảng”: Lên kế hoạch hỗ trợ cho nhóm theo tiến trình từ đầu học kì cho đến khi thi kết thúc môn học; chữa bài; giải đáp thắc mắc và đôn đốc các “Học viên” trong nhóm tích cực tham gia học tập, mục tiêu cuối cùng là giúp các “Học viên” trong nhóm mình cải thiện kết quả học tập và đạt thành tích cao trong môn học (Kết quả thi lần 1 của các “Học viên” trong nhóm sẽ được dùng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các “Phụ giảng”).
Nhiệm vụ của “Học viên”: Tham gia đầy đủ các buổi hỗ trợ theo lịch của “Phụ giảng”; nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của “Phụ giảng” về các vấn đề liên quan đến môn học.
“Giảng viên phụ trách”: Hỗ trợ về chương trình và tài liệu học tập cũng như giải đáp những khúc mắc lớn trong môn học khi có đề nghị của “Phụ giảng” hoặc “Học viên”.
Sau khi các môn học kết thúc, “Phụ giảng” của từng nhóm sẽ báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình bao gồm: Kết quả thi và ý thức tham gia cộng đồng của từng “Học viên” trong nhóm.
“Giảng viên phụ trách” căn cứ vào kết quả hoạt động của nhóm:
Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của “Phụ giảng”, đề xuất hình thức khen thưởng tương ứng cho “Phụ giảng”.
Có hình thức tuyên dương hoặc cảnh báo tới các “Học viên”
Tuyên bố kết thúc hoạt động hỗ trợ của nhóm trong nhiệm kì của học kì tương ứng.
Quy trình hoạt động của “Cộng đồng hỗ trợ học tập”
Tham gia Cộng đồng hỗ trợ học tập, sinh viên được hưởng những quyền lợi gì?
Đối với “Học viên”: Các bạn sẽ được chăm sóc và hỗ trợ học tập bởi chính các bạn học viên giỏi trong khoa một cách toàn tâm, toàn ý và đặc biệt là miễn phí. Việc học tập của các bạn sẽ được đồng hành bởi một cộng đồng có đủ năng lực và trách nhiệm, đảm bảo cho sự tiến bộ của các bạn trong học tập.
Đối với các “Phụ giảng”: Căn cứ vào kết quả của “Nhóm hỗ trợ” do các bạn phụ trách mà các bạn sẽ nhận được các phần thưởng xứng đáng sau đây:
Giấy chứng nhận thành viên “cộng đồng hỗ trợ học tập Khoa CNTT”.
Ưu tiên trong việc xét duyệt làm đồ án Tốt nghiệp.
Tặng điểm thưởng cuối kỳ cho các sinh viên thuộc đối tượng được hưởng quyền lợi khen thưởng theo quy định của khoa.
Những thông tin chung về “Cộng đồng hỗ trợ học tập” của Khoa CNTT:
|
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
