Cô nàng thủ khoa ngành Quản trị kinh doanh thành công từ sở thích may vá
Đăng ngày 20/02/2017
2.072 lượt xem

Lê Ánh Tuyết là nhà sáng lập, đồng thời hiện đang quản Công ty may mặc tư nhân TH, chuyên sản xuất quần Jean với quy mô 55 nhân viên. Cô từng tốt nghiệp thủ khoa ngành Quản trị kinh doanh khóa 3, trường Đại học Đại Nam đã khởi nghiệp kinh doanh thành công từ sở thích may vá.
Cô nàng thủ khoa ngành Quản trị kinh doanh thành công từ sở thích may vá
Lê Ánh Tuyết là nhà sáng lập, đồng thời hiện đang quản Công ty may mặc tư nhân TH, chuyên sản xuất quần Jean với quy mô 55 nhân viên. Cô từng tốt nghiệp thủ khoa ngành Quản trị kinh doanh khóa 3, trường Đại học Đại Nam đã khởi nghiệp kinh doanh thành công từ sở thích may vá.
Bước vấp ngã đầu tiên
Tuyết vốn dĩ không thích học môn toán, lần đầu tiên thi Đại học bị trượt nguyện vọng 1 và phải nhờ đến điểm cộng thì cô mới được tuyển vào trường Đại học Đại Nam. Nhìn các bạn thi đỗ vào các trường Đại học lớn như Ngoại Thương, Kinh tế Quốc dân,... Tuyết rất chạnh lòng. Thay vì buồn bã hay suy sụp, Tuyết đã tự nhủ sau 4 năm học phải khẳng định được bản thân, không cho phép mình bị tụt lại so với các bạn cùng trang lứa. Tuyết chọn ngành học Quản trị kinh doanh và bắt đầu nhen nhóm tư duy khởi nghiệp ngay từ năm thứ nhất.
Tuyết vốn dĩ không thích học môn toán, lần đầu tiên thi Đại học bị trượt nguyện vọng 1 và phải nhờ đến điểm cộng thì cô mới được tuyển vào trường Đại học Đại Nam. Nhìn các bạn thi đỗ vào các trường Đại học lớn như Ngoại Thương, Kinh tế Quốc dân,... Tuyết rất chạnh lòng. Thay vì buồn bã hay suy sụp, Tuyết đã tự nhủ sau 4 năm học phải khẳng định được bản thân, không cho phép mình bị tụt lại so với các bạn cùng trang lứa. Tuyết chọn ngành học Quản trị kinh doanh và bắt đầu nhen nhóm tư duy khởi nghiệp ngay từ năm thứ nhất.

Lê Ánh Tuyết từng tốt nghiệp thủ khoa ngành Quản trị kinh doanh khóa 3
Hình thành ý tưởng kinh doanh
Xuất phát từ sở thích may vá từ khi còn bé, cộng với sự nhanh nhạy, thích tìm tòi, quan sát, ngay khi còn là cô sinh viên đang ngồi trên giảng đường Đại học, Tuyết đã có suy nghĩ làm chủ một công ty may của riêng mình. Năm thứ 3 đại học, qua các phương tiện thông tin đại chúng, cô sinh viên được biết hàng năm ngành may mặc Việt Nam xuất khẩu đạt 19-20 tỷ USD. Bên cạnh đó, phân tích về giá lao động của Trung Quốc ngày càng tăng vì ảnh hưởng của chính sách 1 con. Được biết, hàng may mặc của Việt Nam từ trước đến nay đa phần đều nhập từ Trung Quốc vì giá thành rẻ, hàng nội địa không cạnh tranh được. Tuy nhiên, chính bởi thông tin giá lao động ngày càng tăng dẫn đến giá thành hàng may mặc cũng sẽ tăng, do vậy, hàng Trung Quốc sẽ không còn rẻ nữa, đây rõ ràng là cơ hội để hàng nội địa Việt Nam cạnh tranh và phát triển. Sau khi biết được những thông tin đó, Tuyết bắt tay ngay vào tìm hiểu và nghiên cứu thêm qua sách báo, TV, Internet. Sau 6 tháng, Tuyết đã quyết định sẽ mở xưởng may ngay khi ra trường.
Xuất phát từ sở thích may vá từ khi còn bé, cộng với sự nhanh nhạy, thích tìm tòi, quan sát, ngay khi còn là cô sinh viên đang ngồi trên giảng đường Đại học, Tuyết đã có suy nghĩ làm chủ một công ty may của riêng mình. Năm thứ 3 đại học, qua các phương tiện thông tin đại chúng, cô sinh viên được biết hàng năm ngành may mặc Việt Nam xuất khẩu đạt 19-20 tỷ USD. Bên cạnh đó, phân tích về giá lao động của Trung Quốc ngày càng tăng vì ảnh hưởng của chính sách 1 con. Được biết, hàng may mặc của Việt Nam từ trước đến nay đa phần đều nhập từ Trung Quốc vì giá thành rẻ, hàng nội địa không cạnh tranh được. Tuy nhiên, chính bởi thông tin giá lao động ngày càng tăng dẫn đến giá thành hàng may mặc cũng sẽ tăng, do vậy, hàng Trung Quốc sẽ không còn rẻ nữa, đây rõ ràng là cơ hội để hàng nội địa Việt Nam cạnh tranh và phát triển. Sau khi biết được những thông tin đó, Tuyết bắt tay ngay vào tìm hiểu và nghiên cứu thêm qua sách báo, TV, Internet. Sau 6 tháng, Tuyết đã quyết định sẽ mở xưởng may ngay khi ra trường.

Tuyết đã quyết định khởi nghiệp ngay sau khi ra trường.
Con đường khởi nghiệp
Quá trình khởi nghiệp của Tuyết quả thực là một con đường chông gai và nhiều thử thách.Tháng 11/2012 là lúc Tuyết đưa ra quyết định mở công ty may mặc. Trong thời gian này, Tuyết nghiên cứu lựa chọn mặt hàng kinh doanh gì, chuẩn bị kiến thức quản lý xưởng may ra sao. Từ tháng 1/2013 - 6/2013, Tuyết học thêm 2 khóa về may mặc tại trường Đại học Công nghiệp Mỹ thuật Hà Nội để trau dồi thêm kiến thức cho ngành nghề. Đến tháng 8/2013, Tuyết xin đi làm ở một xưởng may để biết thực tế các dây chuyền hoạt động, quy trình sản xuất và cách quản lý bộ máy từ đó rút ra những bài học, kinh nghiệm riêng cho mình.
Từ những kiến thức đã học cũng như trải nghiệm thực tế của bản thân, Tuyết tự mình phân tích và đánh giá xem xưởng may đó làm việc đã tối ưu chưa, mình có có cần thay đổi gì không, và nếu sửa thì sửa như thế nào. Ngày qua ngày, cuối cùng xưởng may ấp ủ bao lâu nay của cô cũng thành hiện thực. Tháng 1/2014, xưởng may quần Jeans bắt đầu hoạt động. Công việc sản xuất trong 3 tháng đầu tiên gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên cho đến tháng 4 đã bắt đầu có nhiều tín hiệu khả quan và thuận lợi hơn.
Tuy vậy, khi thuận lợi mới vừa bắt đầu thì đến tháng 7/2014, xưởng phải đóng cửa 2 tháng vì vụ giàn khoan 981 của Trung Quốc đặt ở biển Đông. Vì nguyên liệu nhập từ Trung Quốc nên bị tăng giá đột biến do căng thẳng, cửa khẩu bị đóng, vải về bằng đường tiểu ngạch bị đội giá quá cao dẫn đến sản xuất không hiệu quả. Thế nhưng, sau cơn mưa trời lại sáng, tháng 9/2014 xưởng quay lại tiếp tục hoạt động cho đến tận bây giờ.
Đương đầu với khó khăn
Một trong những trở ngại đầu tiên khi khởi nghiệp của Tuyết đó là vốn. Cô không có nhiều vốn ban đau đầu và hồi đó rất khó khăn để tiếp cận được các quỹ khuyến khích khởi nghiệp. Hơn nữa, gia đình không ủng hộ nên Tuyết phải huy động từ bạn bè. Với nguồn huy động vốn hạn chế như vậy, ban đầu Tuyết đầu tư tiền để mua 20 máy cho 3 dây chuyền may.
Bên cạnh đó, khi bắt đầu khởi nghiệp Tuyết còn khá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm về chuyên môn may mặc, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp. Để khắc phục những hạn chế đó, Tuyết vừa làm vừa học hỏi từ đồng nghiệp, đối thủ, những người có kinh nghiệm. Tuyết chia sẻ, quá trình đi làm thuê ở xưởng may đã mang lại rất nhiều bài học quý giá cho Tuyết. Tuyết đã vận dụng những kiến thức chuyên ngành Quản trị kinh doanh, kết hợp với kinh nghiệm tích luỹ được để điều hành doanh nghiệp ngày một lớn mạnh.
Quá trình khởi nghiệp của Tuyết quả thực là một con đường chông gai và nhiều thử thách.Tháng 11/2012 là lúc Tuyết đưa ra quyết định mở công ty may mặc. Trong thời gian này, Tuyết nghiên cứu lựa chọn mặt hàng kinh doanh gì, chuẩn bị kiến thức quản lý xưởng may ra sao. Từ tháng 1/2013 - 6/2013, Tuyết học thêm 2 khóa về may mặc tại trường Đại học Công nghiệp Mỹ thuật Hà Nội để trau dồi thêm kiến thức cho ngành nghề. Đến tháng 8/2013, Tuyết xin đi làm ở một xưởng may để biết thực tế các dây chuyền hoạt động, quy trình sản xuất và cách quản lý bộ máy từ đó rút ra những bài học, kinh nghiệm riêng cho mình.
Từ những kiến thức đã học cũng như trải nghiệm thực tế của bản thân, Tuyết tự mình phân tích và đánh giá xem xưởng may đó làm việc đã tối ưu chưa, mình có có cần thay đổi gì không, và nếu sửa thì sửa như thế nào. Ngày qua ngày, cuối cùng xưởng may ấp ủ bao lâu nay của cô cũng thành hiện thực. Tháng 1/2014, xưởng may quần Jeans bắt đầu hoạt động. Công việc sản xuất trong 3 tháng đầu tiên gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên cho đến tháng 4 đã bắt đầu có nhiều tín hiệu khả quan và thuận lợi hơn.
Tuy vậy, khi thuận lợi mới vừa bắt đầu thì đến tháng 7/2014, xưởng phải đóng cửa 2 tháng vì vụ giàn khoan 981 của Trung Quốc đặt ở biển Đông. Vì nguyên liệu nhập từ Trung Quốc nên bị tăng giá đột biến do căng thẳng, cửa khẩu bị đóng, vải về bằng đường tiểu ngạch bị đội giá quá cao dẫn đến sản xuất không hiệu quả. Thế nhưng, sau cơn mưa trời lại sáng, tháng 9/2014 xưởng quay lại tiếp tục hoạt động cho đến tận bây giờ.
Đương đầu với khó khăn
Một trong những trở ngại đầu tiên khi khởi nghiệp của Tuyết đó là vốn. Cô không có nhiều vốn ban đau đầu và hồi đó rất khó khăn để tiếp cận được các quỹ khuyến khích khởi nghiệp. Hơn nữa, gia đình không ủng hộ nên Tuyết phải huy động từ bạn bè. Với nguồn huy động vốn hạn chế như vậy, ban đầu Tuyết đầu tư tiền để mua 20 máy cho 3 dây chuyền may.
Bên cạnh đó, khi bắt đầu khởi nghiệp Tuyết còn khá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm về chuyên môn may mặc, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp. Để khắc phục những hạn chế đó, Tuyết vừa làm vừa học hỏi từ đồng nghiệp, đối thủ, những người có kinh nghiệm. Tuyết chia sẻ, quá trình đi làm thuê ở xưởng may đã mang lại rất nhiều bài học quý giá cho Tuyết. Tuyết đã vận dụng những kiến thức chuyên ngành Quản trị kinh doanh, kết hợp với kinh nghiệm tích luỹ được để điều hành doanh nghiệp ngày một lớn mạnh.

Con đường khởi nghiệp của cô gái trẻ gặp muôn vàn khó khăn
Lời khuyên dành cho các bạn đang chuẩn bị khởi nghiệp
Theo Tuyết, việc quan trọng nhất trước khi khởi nghiệp là phải xác định thật rõ ràng mình thích lĩnh vực gì và liệu mình có dám chấp nhận đối diện với những khó khăn hay không? Không có lĩnh vực kinh doanh nào là dễ dàng, chỉ có những người nghiêm khắc với chính bản thân mình, có tính kỷ luật cao mới dám dấn thân vào con đường khởi nghiệp.
Theo Tuyết, việc quan trọng nhất trước khi khởi nghiệp là phải xác định thật rõ ràng mình thích lĩnh vực gì và liệu mình có dám chấp nhận đối diện với những khó khăn hay không? Không có lĩnh vực kinh doanh nào là dễ dàng, chỉ có những người nghiêm khắc với chính bản thân mình, có tính kỷ luật cao mới dám dấn thân vào con đường khởi nghiệp.
.png)
"Nghiêm khắc và kỷ luật cao với bản thân mới dám dấn thân vào con đường khởi nghiệp"
Bên cạnh đó, để khởi nghiệp rất cần kết hợp giữa kiến thức chuyên môn trên ghế nhà trường, kỹ năng mềm và trau dồi kiến thức thông qua thực tiễn.Tuyết nhấn mạnh, nên đi làm thuê để tích luỹ kinh nghiệm trước khi chính thức khởi nghiệp. Trong quá trình đi làm nên tạo lập thói quen quan sát xung quanh và tư duy cách thức để cải thiện quá trình kinh doanh theo hướng tích cực hơn.
Và một điều cuối cùng Tuyết muốn chia sẻ, đó là cần phải chuẩn bị một sức khoẻ thật tốt sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thử thách.
Và một điều cuối cùng Tuyết muốn chia sẻ, đó là cần phải chuẩn bị một sức khoẻ thật tốt sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thử thách.
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh
36 ngành đào tạo
thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
