Chương trình phát triển kỹ năng mềm cho 2000 học sinh phổ thông
Đăng ngày 09/04/2018
3.142 lượt xem

“Thành công của bất kỳ ai trong mọi lĩnh vực phụ thuộc 15% vào kiến thức chuyên môn, còn 85% phụ thuộc vào kỹ năng giao tiếp với mọi người” A.D.Carnegie 1963.
“Thành công của bất kỳ ai trong mọi lĩnh vực phụ thuộc 15% vào kiến thức chuyên môn, còn 85% phụ thuộc vào kỹ năng giao tiếp với mọi người” A.D.Carnegie 1963.
.png)
Đó là kết luận của tác giả cuốn sách gối đầu giường của hàng triệu thanh niên trên toàn thế giới - Đắc nhân tâm -. Nói rộng ra, các kiến thức chuyên môn là nền tảng, là nguyên liệu, là điều kiện cần, còn các kỹ năng là công cụ để chuyển hóa các nguyên liệu đó thành thành phẩm, là điều kiện đủ để dẫn đến thành công.
.png)
Kỹ năng mềm (còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm, dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm, kỹ năng thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới…
Thuật ngữ Kỹ năng mềm khác với Kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ. Nó thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.
Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, nó được hình thành thông qua việc con người thay đổi nhận thức tích cực và rèn luyện mà thành.
Thực tế ngày nay, không phải nhiều người nhận thức được đúng đắn về tầm quan trọng của kỹ năng mềm, mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định chuẩn đầu ra hướng tới việc đào tạo Kiến thức, nâng cao Kỹ năng và thay đổi về Thái độ tích cực của mỗi học sinh, sinh viên. Thực tế cho thấy, hàng ngàn sinh viên, học sinh ra trường thiếu kỹ năng, nặng lý thuyết, yếu thực hành. Các doanh nghiệp đều gặp khó khăn về vấn đề tuyển chọn và đào tạo.
Bên cạnh đó, thực trạng về hiện tượng suy giảm đạo đức, văn hóa, lối sống. Con người ngày càng trở nên khô cằn, vô cảm và xa cách, thiếu tình thương và quan hệ giữa người và người. Những hình ảnh vô cảm và thiếu đạo đức của giới trẻ được các phương tiện truyền thông đưa lên mặt báo hay chúng ta tận mắt chứng kiến. Hình ảnh các học sinh đánh nhau, cởi đồ và xé áo bạn mình đang có nguy cơ trở thành một “phong trào”, hình ảnh về sự thờ ơ với nỗi khổ và hoạn nạn của người khác ngày càng mang tính đương nhiên. Khi chứng kiến các vụ việc trên, cộng đồng đều dửng dưng, bàng quan như không thấy gì. Thay vì can ngăn, giải thích đúng sai, thì họ lại cổ vũ, ủng hộ hết mình cho những hành động vô đạo đức và thiếu văn hóa đó. Thực trạng của “căn bệnh vô cảm” này đang diễn biến hết sức phức tạp. Một lần nữa, tiếng chuông báo động về sự vô cảm được rung lên, đặc biệt đối với giới trẻ. Hiện hữu về việc “Đèn nhà ai nhà ấy rạng”, hay “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” đang cho thấy chúng ta đã vứt bỏ truyền thống của dân tộc, vứt bỏ chính danh dự của bản thân mình.
Thuật ngữ Kỹ năng mềm khác với Kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ. Nó thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.
Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, nó được hình thành thông qua việc con người thay đổi nhận thức tích cực và rèn luyện mà thành.
Thực tế ngày nay, không phải nhiều người nhận thức được đúng đắn về tầm quan trọng của kỹ năng mềm, mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định chuẩn đầu ra hướng tới việc đào tạo Kiến thức, nâng cao Kỹ năng và thay đổi về Thái độ tích cực của mỗi học sinh, sinh viên. Thực tế cho thấy, hàng ngàn sinh viên, học sinh ra trường thiếu kỹ năng, nặng lý thuyết, yếu thực hành. Các doanh nghiệp đều gặp khó khăn về vấn đề tuyển chọn và đào tạo.
Bên cạnh đó, thực trạng về hiện tượng suy giảm đạo đức, văn hóa, lối sống. Con người ngày càng trở nên khô cằn, vô cảm và xa cách, thiếu tình thương và quan hệ giữa người và người. Những hình ảnh vô cảm và thiếu đạo đức của giới trẻ được các phương tiện truyền thông đưa lên mặt báo hay chúng ta tận mắt chứng kiến. Hình ảnh các học sinh đánh nhau, cởi đồ và xé áo bạn mình đang có nguy cơ trở thành một “phong trào”, hình ảnh về sự thờ ơ với nỗi khổ và hoạn nạn của người khác ngày càng mang tính đương nhiên. Khi chứng kiến các vụ việc trên, cộng đồng đều dửng dưng, bàng quan như không thấy gì. Thay vì can ngăn, giải thích đúng sai, thì họ lại cổ vũ, ủng hộ hết mình cho những hành động vô đạo đức và thiếu văn hóa đó. Thực trạng của “căn bệnh vô cảm” này đang diễn biến hết sức phức tạp. Một lần nữa, tiếng chuông báo động về sự vô cảm được rung lên, đặc biệt đối với giới trẻ. Hiện hữu về việc “Đèn nhà ai nhà ấy rạng”, hay “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” đang cho thấy chúng ta đã vứt bỏ truyền thống của dân tộc, vứt bỏ chính danh dự của bản thân mình.
.png)
Xuất phát từ những thực trạng đó, chương trình phát triển kỹ năng mềm của thầy và trò khoa Quản trị kinh doanh sẽ hướng tới các em học sinh, giúp các em có được những kỹ năng cần thiết để học tập, để có phương pháp, kỹ năng tư duy, để các em nhận thức đúng về bản thân, vượt qua cạm bẫy và sống hướng thiện với cộng đồng, biết ơn gia đình, xã hội.
Chương trình sẽ được thực hiện tại 10 trường trung học phổ thông bắt đầu từ trường THPT Ngô Quyền, Hạ Long, Quảng Ninh ngày 17 tháng 03 năm 2018; Trường THPT Uông Bí ngày 19 tháng 03 năm 2018; Trường THPT Trần Phú, Móng Cái, Quảng Ninh ngày 25 tháng 03 năm 2018; Trường THPT Thiệu Hóa, Thanh Hóa ngày 26 tháng 03 năm 2018…Mỗi năm 2 lần, sinh viên khoa Quản trị kinh doanh sẽ mang những gì mà mình đã được học, được trải nghiệm để mang tới các em học sinh ở khắp mọi miền một tư duy duy mới, một môi trường mới, hướng các em tới tinh thần hợp tác, tình đoàn kết, yêu thương gia đình và nhận ra giá trị cuộc sống. Giúp các em học sinh phát triển tối đa năng lực của bản thân, trang bị những kĩ năng sống, cũng như những kiến thức văn hóa, xã hội trong thời đại toàn cầu hóa. Quan trọng hơn, chương trình hướng đến việc vun đắp tâm hồn cũng như thẩm mỹ cuộc sống, khả năng thích nghi và tôn trọng môi trường đa văn hóa. Mong rằng, chương trình sẽ góp một phần nhỏ bé trong việc thay đổi nhận thức, lối sống, tư duy và thái độ của các em học sinh phổ thông trong một xã hội đa sắc mầu hiện nay.
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chương trình sẽ được thực hiện tại 10 trường trung học phổ thông bắt đầu từ trường THPT Ngô Quyền, Hạ Long, Quảng Ninh ngày 17 tháng 03 năm 2018; Trường THPT Uông Bí ngày 19 tháng 03 năm 2018; Trường THPT Trần Phú, Móng Cái, Quảng Ninh ngày 25 tháng 03 năm 2018; Trường THPT Thiệu Hóa, Thanh Hóa ngày 26 tháng 03 năm 2018…Mỗi năm 2 lần, sinh viên khoa Quản trị kinh doanh sẽ mang những gì mà mình đã được học, được trải nghiệm để mang tới các em học sinh ở khắp mọi miền một tư duy duy mới, một môi trường mới, hướng các em tới tinh thần hợp tác, tình đoàn kết, yêu thương gia đình và nhận ra giá trị cuộc sống. Giúp các em học sinh phát triển tối đa năng lực của bản thân, trang bị những kĩ năng sống, cũng như những kiến thức văn hóa, xã hội trong thời đại toàn cầu hóa. Quan trọng hơn, chương trình hướng đến việc vun đắp tâm hồn cũng như thẩm mỹ cuộc sống, khả năng thích nghi và tôn trọng môi trường đa văn hóa. Mong rằng, chương trình sẽ góp một phần nhỏ bé trong việc thay đổi nhận thức, lối sống, tư duy và thái độ của các em học sinh phổ thông trong một xã hội đa sắc mầu hiện nay.
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025
Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh
36 ngành đào tạo
thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng

Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
