Chủ tịch HĐQT - ĐH Đại Nam: “SV ra trường không làm được việc là sản xuất hàng giả”
Đăng ngày 04/04/2019
4.103 lượt xem

“Việc gì làm hại đến người học dù nhỏ nhất cũng kiên quyết không làm. Việc gì tốt nhất cho người học thì hết lòng hết sức. Làm giáo dục là tạo phúc, không tạo nghiệp…”. Đó là khẳng định của TS. Lê Đắc Sơn – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đại Nam khi nói về tuyên ngôn đào tạo của nhà trường.
“Việc gì làm hại đến người học dù nhỏ nhất cũng kiên quyết không làm. Việc gì tốt nhất cho người học thì hết lòng hết sức. Làm giáo dục là tạo phúc, không tạo nghiệp…”. Đó là khẳng định của TS. Lê Đắc Sơn – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đại Nam khi nói về tuyên ngôn đào tạo của nhà trường.
Làm giáo dục là tạo PHÚC
Chia sẻ với chúng tôi, TS. Lê Đắc Sơn cho biết: Làm giáo dục phải tạo dựng niềm tin, niềm tin phải được tích lũy dần qua năm tháng. Chỉ khi uy tín đủ lớn, niềm tin đủ nhiều, người dân mới tin tưởng, an tâm gửi gắm con em mình cho các cơ sở đào tạo. Hết lòng hết sức để dạy dỗ, truyền cho các em kiến thức, kỹ năng và những cơ hội trải nghiệm để kiến tạo tương lai vững vàng là tạo PHÚC. Đào tạo không đến nơi đến chốn, sinh viên ra trường không làm được việc là sản xuất hàng giả, là tạo NGHIỆP CHƯỚNG.
Làm giáo dục là tạo PHÚC
Chia sẻ với chúng tôi, TS. Lê Đắc Sơn cho biết: Làm giáo dục phải tạo dựng niềm tin, niềm tin phải được tích lũy dần qua năm tháng. Chỉ khi uy tín đủ lớn, niềm tin đủ nhiều, người dân mới tin tưởng, an tâm gửi gắm con em mình cho các cơ sở đào tạo. Hết lòng hết sức để dạy dỗ, truyền cho các em kiến thức, kỹ năng và những cơ hội trải nghiệm để kiến tạo tương lai vững vàng là tạo PHÚC. Đào tạo không đến nơi đến chốn, sinh viên ra trường không làm được việc là sản xuất hàng giả, là tạo NGHIỆP CHƯỚNG.

TS. Lê Đắc Sơn – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đại Nam.
“Sản phẩm của giáo dục khác với sản phẩm của các ngành nghề khác. Không chờ đến khi người dùng phản ánh, chính sản phẩm sẽ lên tiếng “tố cáo” về sự thật – giả của nơi sản xuất ra nó …”, TS. Lê Đắc Sơn nói.
Cũng theo TS. Lê Đắc Sơn, học phổ thông là học văn hóa cơ bản để làm người, học đại học là học để có kiến thức kiếm sống, nâng cao văn hóa, tạo dựng tương lai ngày càng tốt đẹp hơn. Trường đại học cung cấp những kiến thức, kỹ năng, trải nghiệm những nền tảng cơ bản, cốt lõi để người học xây dựng tương lai, làm ra của cải vật chất, nuôi sống chính bản thân, gia đình, đóng góp cho cộng đồng, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh.
“Khi lựa chọn học đại học, có nghĩa người học đã tin tưởng gửi gắm trọn tương lai của mình cho ngôi trường đó. Cuộc đời thành công hay thất bại được quyết định phần lớn trong 4 năm, 5 năm học tập trong trường đại học. Nếu trường đại học không đào tạo đến nơi đến chốn, sinh viên ra trường không có kiến thức, không có kỹ năng, không có việc làm tốt là “có tội” với người học, có lỗi với phụ huynh…”, TS. Lê Đắc Sơn nhấn mạnh.

“Việc gì tốt nhất cho người học thì hết lòng hết sức”
Trường ĐH Đại Nam đã trải qua 12 năm xây dựng và phát triển. Với triết lý giáo dục “Học để thay đổi”, đào tạo gắn liền với thực tiễn cuộc sống, Trường ĐH Đại Nam đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp trồng người, trở thành cơ sở giáo dục được xã hội tín nhiệm về đào tạo gắn liền với thực tiễn cuộc sống.
“Lấy người học làm trung tâm, đặt lợi của người học lên hàng đầu, việc gì có hại cho người học, dù nhỏ nhất cũng kiên quyết không làm, việc gì tốt nhất cho người học thì hết lòng hết sức là tôn chỉ hoạt động của ĐH Đại Nam ngay từ những ngày đầu thành lập. Mục tiêu đào tạo của Nhà trường là sinh viên sau quá trình đào tạo, tiếp thu kiến thức về khoa học kỹ thuật, văn hóa, lối sống sẽ trưởng thành, có công ăn việc làm và tương lai tốt đẹp…” TS. Lê Đắc Sơn chia sẻ.
.jpg)
Sinh viên Khoa CNTT - ĐH Đại Nam thực hành tại phòng Lap.
Tuyên ngôn vì người học của Trường ĐH Đại Nam được thể hiện sâu sắc trong chiến lược kiên định phương châm đào tạo “kiềng 3 chân” đó là: “kiến thức - kỹ năng - trải nghiệm” để người học phát triển toàn diện; liên tục rà soát, thay đổi chương trình đào tạo để cập nhật kiến thức mới, xu hướng đào tạo mới; “nói không” với học thay, thi hộ, chạy điểm; kiên quyết kỷ luật, xử lý nghiêm minh những việc làm gây tổn hại đến người học; nhất quán học phí từ khi vào trường cho đến khi ra trường, tuyệt đối không nói một đằng thu một nẻo; đầu tư, thậm chí sẵn sàng bù kinh phí để sinh viên được học tập trong điều kiện cơ sở vật chất tốt, trải nghiệm các môn học mới, được thực tập trong các doanh nghiệp của nhà trường để thực sự được “cầm tay chỉ việc”; đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng mềm và các chương trình trải nghiệm miễn phí; nỗ lực không ngừng để sinh viên được ra nước ngoài thực tập, trải nghiệm... Bên cạnh đó, sinh viên còn được vừa học, vừa chơi, phát triển nhân cách hoàn thiện qua các hoạt động phong trào bổ ích.
.jpg)
Sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh – ĐH Đại Nam xây dựng chương trình Trải nghiệm kỹ năng mềm dành cho 10.000 học sinh THPT.
“Không chỉ cam kết mang đến môi trường học tập chuyên nghiệp, hiện đại, đảm bảo sinh viên khi tốt nghiệp có thể làm việc trong bất cứ môi trường doanh nghiệp nào, ĐH Đại Nam còn là mái nhà chung, cán bộ, giảng viên thấm nhuần nguyên lý: “không có sinh viên thì không có thầy”, vì lẽ ấy phải luôn coi sinh viên như con em của mình, tận tâm dậy dỗ, quan tâm, chia sẻ…” người đứng đầu nhà trường cho hay.
Cam kết đào tạo bằng hành động, không nói suông
Có một thực tế không ai có thể chối cãi, giáo dục đại học ở Việt Nam đang quá nặng về lý thuyết và chưa thoát ra khỏi phương thức đào tạo cũ “thầy đọc trò chép”. Hậu quả là sau 4 năm, 5 năm học đại học, sinh viên ra trường không có kỹ năng làm việc, không có kinh nghiệm thực tế, doanh nghiệp ngao ngắn lắc đầu…

Sinh viên năm nhất Khoa Du lịch – ĐH Đại Nam học nghiệp vụ khách sạn tại Khách sạn 5 sao Rosamia (Đà Nẵng) của trường.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đào tạo kiến thức – kỹ năng và trải nghiệm, Trường ĐH Đại Nam đã và đang áp dụng thành công phương châm đào tạo “kiềng 3 chân” ở tất cả các ngành học.
Sinh viên Du lịch được thực tập, rèn luyện nghiệp vụ ngay từ năm thứ nhất tại các khách sạn 3 sao, 5 sao của trường; Sinh viên Điều dưỡng không chỉ được thực hành lâm sàng tại các bệnh viện trong nước mà còn được sang Nhật thực tập, trải nghiệm; Sinh viên khoa Quản trị kinh doanh thay vì bảo vệ khóa luận trên giảng đường sẽ tham gia xây dựng, điều hành dự án huấn luyện kỹ năng mềm, dự án khởi nghiệp, dự án kinh doanh thực tế; Sinh viên CNTT có phòng Lap được trang bị máy móc hàng tỉ đồng; Sinh viên Kế toán, Tài chính - Ngân hàng có doanh nghiệp và Ngân hàng thực hành ngay trong trường; Sinh viên Dược được thực hành tại khu thực hành với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại của nhà trường, được đi thực tế tại các bệnh viện, xưởng sản xuất thuốc, nhà thuốc…

Sinh viên ĐH Đại Nam ra trường vững về kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm nhận được sự đánh giá cao từ doanh nghiệp.
“Trong tương lai, những ngành nghề đang đào tạo của Đại Nam sẽ tiếp tục thành lập ra doanh nghiệp để sinh viên được thực hành, thực tập, trải nghiệm và làm việc thực sự ngay trong doanh nghiệp của trường. Chỉ có như vậy, sinh viên của trường mới thực chất được trải nghiệm thực tiễn ngay trong thời gian học tại trường”. TS. Lê Đắc Sơn khẳng định.
Thu Hòe
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan