Cholessen với bệnh mỡ máu

Đăng ngày 12/12/2017
902 lượt xem
Đăng ngày 12/12/2017
902 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Bệnh mỡ máu hay còn gọi là “rối loạn chuyển hóa lipid máu”. Các lipid trong máu bao gồm cholesterol, cholesterid, triglycerid, phospholipid và acid béo tự do. Các lipid không tồn tại dưới dạng tự do mà gắn với protein, tạo thành lipoprotein.
                         Nghiên cứu viên cao cấp - PGS.TS. Nguyễn Hữu Dong
                                      Trung tâm đào tào liên tục Dược
     Bệnh mỡ máu hay còn gọi là “rối loạn chuyển hóa lipid máu”. Các lipid trong máu bao gồm cholesterol, cholesterid, triglycerid, phospholipid và acid béo tự do. Các lipid không tồn tại dưới dạng tự do mà gắn với protein, tạo thành lipoprotein. Các loại lipoprotein bao gồm : Chylomicron, lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLD), lipoprotein tỷ trọng trung bình (IDL), lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL). Chylomicron chỉ tồn tại rất ngắn và được thanh thải rất nhanh ở gan, còn HDL có khả năng vận chuyển cholesterol dư thừa từ tế bào đến gan, nên được gọi là cholesterol hoặc lipoprotein hửu ích.
     Bệnh mỡ máu được nhận biết khi hàm lượng cholesterol toàn phần, hàm lượng LDL và hàm lượng triglycerid tăng, còn hàm lượng HDL giảm. Khi ở trạng thái dư thừa, các chất này lắng đọng và bám vào các thành mạch máu, gây xơ vữa động mạch.
     Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì nguyên nhân tử vong ở các nước phát triển là bệnh liên quan đến tim và mạch, như xơ vữa động mạch chiếm tỷ lệ 45%, trong đó tai biến do mạch vành là 32%, tai biến do mạch máu não là 13%, chưa tính tử vong do nhồi máu cơ tim…Các thuốc tổng hợp hóa học có hiệu lực tốt, nhưng để lại  nhiều hội chứng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, đau cơ, tăng men gan, tăng bilirubin, tăng acid uric máu, hạ huyết áp, gây đục thủy tinh thể… những người bị bệnh gan, thận, viêm loét dạ dày, tá tràng không được dùng các loại thuốc tổng hợp hóa học.
   Cholessen – Sản phẩm của Công ty Decotra được phân phối bởi Công ty Senudo bào chế từ tinh chất lá sen và quả táo mèo, hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí chữa trị bệnh mỡ máu, vì sản phẩm này có nguồn gốc tự nhiên, khi vào cơ thể rất nhanh thích nghi, không gây tác dụng không mong muốn, vì các chất này vốn đã tồn tại trong tế bào của lá sen và quả táo mèo, khác hoàn toàn với thuốc tân dược, do chúng chưa từng tồn tại trong tế bào.bao giờ, mà chỉ được tạo ra thông qua các phản ứng tổng hợp hóa học.
     Lá sen còn có tên gọi là “liên hà diệp” khi dùng sống thì mát huyết, tan ứ, dùng chín thì bổ tâm, ích vị, an thần. Trong Y học hiện đại, lá sen được chứng minh có
 
tác dụng bảo vệ các rối loạn nhịp tim gây bởi các dòng ion canxi. Khoa công nghiệp dược thuộc Đại học Jadavpur Ấn Độ, đã chứng minh tác dụng chống oxy hóa của tinh chất lá sen ở mức liều 100mg/kg ngang bằng với tác dụng chống oxy hóa của Vitamin E ở mức liều 50mg/kg thể trọng. Các nghiên cứu còn cho thấy các hợp chất flavonoid trong lá sen, có tác dụng ức chế quá trình peroxy hóa lipid trong màng tế bào gan…Chính vì thế mà hàng loạt các thuốc bào chế từ lá sen như Leonuxin, có hiệu quả điều trị bệnh ngoại tâm thu tới 85%, viên Senin đã được nghiên cứu trên 30 bệnh nhân ngoại tâm thu cơ năng, cho 75% hiệu quả tốt. Bài thuốc gồm lá sen phối hợp với 6 dược liệu khác có tác dụng hạ huyết áp, cải thiện khả năng nói, khả năng cử động các chi ở bệnh nhân bị tai biến. Cơ chế tác dụng là làm giãn mao mạch, hạ huyết áp và giảm cholesterol.
     Khi phối hợp với tinh chất của quả táo mèo, để bào chế thành chế phẩm Cholessen cho hương vị rất đặc biệt. Táo mèo còn được gọi là “Dã sơn tra” hay “Sơn tra Việt Nam”. Trong Y học cổ truyền, táo mèo có tác dụng bổ tỳ, kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng do ăn nhiều chất mỡ, thịt, cá…Tiêu thức ăn tích trệ, tan máu ứ, trị tích thịt, máu hôi ra không hết khi sinh, hóa máu cục, hóa khí hòn, hoạt huyết…Các lương y bàn về táo mèo như sau : Táo mèo có khả năng khắc hóa thức ăn, tiêu thức ăn tích, hành máu ứ, tiêu cái tích của dầu mỡ cáu bẩn, hóa máu ứ mà không làm tổn thương máu mới, mở được khí uất mà không làm tổn thương chính khí. Trung Quốc đã đánh giá trên lâm sàng về tác dụng hạ cholesterol trên 20 bệnh nhân : Trước điều trị hàm lượng cholesterol trong máu là 253,2 mg%, sau điều trị trở về mức bình thường là 207mg%.
    Trong quyển “Dược thảo toàn thư” Andrew Chevallier viết như sau : “Táo mèo châu Âu là loại dược thảo biểu tượng cho sự hy vọng của nhiều chứng bệnh…, Ngày nay nó được dùng chủ yếu cho bệnh tim và rối loạn tuần hoàn máu, đặc biệt các chứng đau thắt ngực. Các nghiên cứu của châu Âu xem quả táo mèo là “thức ăn cho tim”…Từ thế kỷ 16 đến 18 Gerard Culperper và k’Eogh đã liệt kê nhiều tác dụng của táo mèo, nhưng về tác dụng trên máu và tim mạch thì bác sỹ người Ailen mới là người đầu tiên thành công trong chữa trị nhiều chứng bệnh về máu và tim mạch. Một công trình nghiên cứu của CHLB Đức đã chứng minh : Bioflavonoid trong quả táo mèo có tác dụng làm giãn mạch vành, tăng lưu lượng máu đến tim, ngăn ngừa thoái hóa mạch máu, cải thiện nhịp tim và hạ huyết áp.
     Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu của Đại học dược và Đai học sư phạm Hà Nội đã chứng minh : Nhóm chuột cho ăn thức ăn béo tăng trọng lượng 44,5%.
 
Các thành phần trong máu như cholesterol toàn phần tăng 67,3%, triglycerid tăng 46,2%, LDC tăng 28,6% và glucosa tăng 18,3%. Sau đó chuột được điều trị bằng các phân đoạn tinh chất khác nhau của táo mèo và đã cho kết quả như sau : (1) Về tác dụng gây giảm trọng lượng, thì phân đoạn chiết bằng Ethylaxetat gây giảm 9,5%, phân đoạn Chlorofoc gây giảm 3,8%, còn phân đoạn chiết bằng cồn gây giảm 8,9%. (2) Chuột béo phì được điều trị bằng tinh chất của phân đoạn Ethylaxetat trong 14 ngày, đã gây giảm chỉ số cholesterol toàn phần 10,3%, giảm triglycerid 31,16% và giảm glucosa huyết là 14,3%. Trên trang mạng PubMed còn thông báo phân đoạn flavonoid còn có tác dụng ức chế các tế bào ung thư.
     Viên nang mềm Cholessen có khả năng phòng được 7 biến chứng như : Đột quỵ, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, viêm gan và gan nhiễm mỡ, tiểu đường tip 2, tê mỏi tứ chi và sa sút trí tuệ.

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background