Biến thể Omicron và những điều cần biết

Đăng ngày 10/12/2021
767 lượt xem
Đăng ngày 10/12/2021
767 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Hiện nay các nhà khoa học đang gấp rút nghiên cứu về một biến thể mới của Covid-19, biến thể Omicron. Biến thể này được báo cáo đầu tiên tại Nam phi ngày 24/11/2021 và đến nay chúng đã xuất hiện tại hơn 38 quốc gia trên thế giới.

Biến thể là gì?

Thuật ngữ “biến thể” dùng để chỉ virus có sự khác biệt lớn so với các virus đồng loại như khả năng lây nhiễm, độc lực (khả năng gây bệnh) hoặc nhạy cảm với thuốc điều trị. Hiện tại, các nhà khoa học đã tìm ra trên 28 nghìn đột biên gen của virus SARS-CoV-2 và dựa vào mức độ lây nhiễm, độc lực của virsus, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chia các biến thể thành 2 nhóm: Biến thể đáng quan tâm (VOIs) và Biến thể đáng quan ngại (VOCs).

  • Biến thể đáng quan tâm (VOIs): thay đổi kiểu hình hoặc có 1 gen với nhiều đột biến. Biến thể VOI có thể lây nhiễm nhanh trên cộng đồng hoặc trên nhiều quốc gia.
  • Biến thể đáng quan ngại (VOCs): tăng khả năng lây nhiễm thậm chí thay đổi tình hình dịch tễ Covid–19 tại nhiều quốc gia liên quan đến tăng khả năng lây bệnh, diễn tiến lâm sàng, hiệu quả điều trị và hiệu quả vaccine.

Ảnh minh họa.

Các biến thể đáng quan ngại (VOCs) được WHO ghi nhận trên toàn cầu bao gồm:

  • Biến thể B.1.1.7 (biến thể Alpha): phát hiện ở Anh, đã ghi nhận ở 155 quốc gia
  • Biến thể B.1.351 (biến thể Beta): phát hiện ở Nam Phi, đã ghi nhân ở 111 quốc gia
  • Biến thể P.1 (biến thể Gamma): ở Brazil, được ghi nhận ở 62 quốc gia
  • Biến thể B.1.617 (biến thể Delta): xuất hiện ở Ấn Độ, đã ghi nhân ở 63 quốc gia

Biến thể mới Omicron

Biến thể này được định danh là B.1.1.529 và được WHO đặt tên là biến thể Omicron.

Một số nhà khoa học cho rằng Omicron “bay” trong cộng đồng do khả năng lây nhiễm mạnh hơn rất nhiều so với các biến thể trước đây.

Ba giả thuyết được đề xuất cho sự phát triển của biến thể Omicron: (1) Chúng được sinh ra tại những vùng hạn chế khả năng tiếp cận y tế và hạn chế khả năng theo dõi dịch tễ học của virus. (2) Chúng có thể được phát triển từ quần thể bị suy giảm miễn dịch như người nhiễm HIV. (3) Hoặc virus này có thể lây từ người vào quần thể động vật, đột biến mang các vùng biến đổi của động vật và người sau đó lây ngược trở lại sang người.

Biến thể Omicron được cho là có nhiều đột biến nhất trong những biến thể được phát hiện trước đây. Các đột biến không đồng nghĩa được phát hiện ở các vùng mã hoá protein khác nhau của virus. Trong các đột biến không đồng nghĩa được phát hiện tại gen mã hoá protein S, 43% đã được tìm thấy trong các biến thể trước đây bao gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta. Một số đột biến điểm và mất đoạn cũng được tìm thấy với tần suất khác nhau trong các biến thể này như NSP4-T492I, NSP6-S106del, NSP6-G107del, NSP12-P323L, N-P13L, N-R203K và N-G204R.

Một số đột biến này có thể làm giảm tính đặc hiệu của các xét nghiệm đặc biệt là xét nghiệm sử dụng mồi cho gen mã hoá protein S. Một số đột biến tại gen mã hoá protein S cũng được chứng minh trong phòng thí nghiệm (in vitro) làm thay đổi tính kháng nguyên và khả năng lây truyền của SARS-CoV-2.

Khả năng lây nhiễm và mức độ trầm trọng do biến thể Omicron

Các nghiên cứu ở Nam Phi cho thấy, biến thể Omicron lây nhiễm rất nhanh đặc biệt trên cộng đồng những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, vẫn chưa thể khẳng định được liệu biến thể Omicron có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn biến thể Delta hay không, do mức độ lây nhiễm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Các số liệu sơ bộ tại Nam Phi cho thấy tỷ lệ nhiễm tại nước này tăng cao với biến chủng Omicron chủ yếu trên người trẻ tuổi. Các triệu chứng thường nhẹ hơn những triệu chứng báo cáo tại các nước khác với những biến thể VOCs trước đây. Tuy nhiên chủ yếu số liệu của Nam Phi dựa trên các đối tượng trẻ tuổi và ít bệnh lý nền nên các nhà khoa học cho rằng chưa thể khẳng định được độc lực của biến thể này.

Hiệu quả bảo vệ của việc phơi nhiễm với SARS-CoV-2 trước đây hoặc tiêm vaccine

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân có thể tái nhiễm với biến thể Omicron, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa xác định được tỷ lệ nhiễm cũng như mức độ trầm trọng của những bệnh nhân này.

Vaccine đã chứng minh được hiệu quả với biến thể Delta. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân thường có triệu chứng nhẹ hơn khi nhiễm biến thể Delta nếu đã được tiêm vaccine, vaccine được cho là giảm tỷ lệ tử vong và có hiệu quả trong việc giảm nhẹ mức độ trầm trọng của bệnh. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về khả năng bảo vệ của vaccine với biến thể Omicron.

Hiệu quả của các phương pháp điều trị hiện tại

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, điều trị bằng Corticosteroid và thuốc chẹn thụ thể IL-6 được coi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với các bệnh nhân Covid-19 nặng, tuy nhiên chưa có báo cáo nào về hiệu quả của phương pháp này đối với biến thể Omicron.

Bảo vệ bản thân trước biến chủng Omicron

Hiện nay Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo các cá nhân vẫn tuân thủ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác, đeo khẩu trang, mở cửa sổ để thông gió, tránh không gian kín hoặc đông người, rửa tay, ho hoặc hắt hơi vào khuỷ tay hoặc khăn giấy và tiêm phòng vẫn được cho là biện pháp hữu hiệu tránh các biến thể của virus SARS-CoV-2.

Khoa Y Trường Đại học Đại Nam

 

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background