“Bí quyết” để 100% sinh viên CNTT Đại Nam có việc làm sau khi ra trường
Đăng ngày 04/06/2019
3.936 lượt xem

Khả năng tự học, tự nghiên cứu; được tiếp xúc với doanh nghiệp ngay từ năm thứ nhất… là những lý do khiến 100% sinh viên khoa CNTT ĐH Đại Nam có việc làm ngay sau khi ra trường.
Khả năng tự học, tự nghiên cứu; được tiếp xúc với doanh nghiệp ngay từ năm thứ nhất… là những lý do khiến 100% sinh viên khoa CNTT ĐH Đại Nam có việc làm ngay sau khi ra trường.
“Kích hoạt” khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên
Theo TS Lương Cao Đông - Hiệu trưởng, Trưởng khoa CNTT, Trường ĐH Đại Nam, trong xu thế phát triển nhanh chóng của tri thức và công nghệ hiện nay, các kiến thức không thể "học" được trong ngày một ngày hai mà là một quá trình học lâu dài.
“Kích hoạt” khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên
Theo TS Lương Cao Đông - Hiệu trưởng, Trưởng khoa CNTT, Trường ĐH Đại Nam, trong xu thế phát triển nhanh chóng của tri thức và công nghệ hiện nay, các kiến thức không thể "học" được trong ngày một ngày hai mà là một quá trình học lâu dài.

Khoa CNTT ĐH Đại Nam luôn chú trọng kích thích khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
Vì vậy, xu hướng đào tạo đại học của thế giới hiện nay đã thay đổi rất nhiều so với trước, chuyển từ quá trình đào tạo sang quá trình tự đào tạo, tức sinh viên, học viên phải tự đào tạo bản thân. Muốn vậy, sinh viên phải biết cách đọc, hiểu và ứng dụng các tri thức đó vào công việc đang làm.
Nắm bắt được xu thế đó, tại Khoa CNTT, Trường ĐH Đại Nam, sinh viên được khuyến khích tự tìm tòi, tự học hỏi. Điều này được thể hiện qua việc sinh viên tích cực tham gia làm nghiên cứu khoa học với các đề tài là những phát hiện mới trên cơ sở các công nghệ mới trên thế giới cũng như Việt Nam mà chưa được giảng dạy trong nhà trường.
“Chỉ cần sinh viên đọc được, tìm hiểu được một công nghệ mới và biết ứng dụng nó vào một việc cụ thể (dù rất nhỏ), chúng tôi đã coi đó là đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên. Điều này giúp các em sau khi ra trường có thể tự đọc, tự nghiên cứu được bất cứ tài liệu nào, bất cứ công nghệ mới nào và có thể ứng dụng ngay vào công việc của các em” – TS Lương Cao Đông nói.
Nắm bắt được xu thế đó, tại Khoa CNTT, Trường ĐH Đại Nam, sinh viên được khuyến khích tự tìm tòi, tự học hỏi. Điều này được thể hiện qua việc sinh viên tích cực tham gia làm nghiên cứu khoa học với các đề tài là những phát hiện mới trên cơ sở các công nghệ mới trên thế giới cũng như Việt Nam mà chưa được giảng dạy trong nhà trường.
“Chỉ cần sinh viên đọc được, tìm hiểu được một công nghệ mới và biết ứng dụng nó vào một việc cụ thể (dù rất nhỏ), chúng tôi đã coi đó là đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên. Điều này giúp các em sau khi ra trường có thể tự đọc, tự nghiên cứu được bất cứ tài liệu nào, bất cứ công nghệ mới nào và có thể ứng dụng ngay vào công việc của các em” – TS Lương Cao Đông nói.

Khả năng tự học, tự nghiên cứu là một trong những lý do khiến 100% sinh viên CNTT ĐH Đại Nam.
Cũng theo TS Lương Cao Đông, chính nhờ sự “kích thích”,này mà số sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học của Khoa CNTT thường rất đông với số lượng đề tài rất lớn. Cụ thể: Năm học 2017-2018, khoa CNTT có 13 đề tài vào chung kết phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học và là khoa có số lượng đề tài cao nhất.
Tiếp cận doanh nghiệp ngày từ năm thứ nhất
Đến giờ TS Lương Cao Đông vẫn nhớ như in câu chuyện năm 2012 khi ông mới bắt đầu tiếp quản Khoa CNTT tại ĐH Đại Nam: “Khi đó tôi nhận được một lá thư của tập thể các em sinh viên năm cuối với nội dung các em không biết sau khi ra trường làm công việc gì và làm như thế nào. Bức thư đó khiến tôi trăn trở rất nhiều. Chính vì vậy, tôi đã mời một doanh nghiệp đến nói chuyện với các em về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, về những công việc cụ thể sau khi ra trường các em có thể làm. Và muốn làm được những công việc đó các em cần phải có kiến thức, chuyên môn cụ thể là gì…” – TS Lương Cao Đông nhớ lại.
Kể từ đó, việc cho sinh viên tiếp cận sớm với doanh nghiệp luôn được Khoa CNTT đẩy mạnh và coi là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo của Khoa.
TS. Lương Cao Đông nhấn mạnh:“Không được chờ đến năm cuối đại học, sinh viên CNTT nói riêng và sinh viên DNU nói chung đã và đang được tiếp cận với doanh nghiệp ngay từ khi bước chân vào trường đại học. Căn cứ vào nhu cầu của nhà tuyển dụng cũng như năng lực của bản thân, sinh viên sẽ lựa chọn được hướng học tập phù hợp và hiệu quả nhất trong những năm tiếp theo”.
Tiếp cận doanh nghiệp ngày từ năm thứ nhất
Đến giờ TS Lương Cao Đông vẫn nhớ như in câu chuyện năm 2012 khi ông mới bắt đầu tiếp quản Khoa CNTT tại ĐH Đại Nam: “Khi đó tôi nhận được một lá thư của tập thể các em sinh viên năm cuối với nội dung các em không biết sau khi ra trường làm công việc gì và làm như thế nào. Bức thư đó khiến tôi trăn trở rất nhiều. Chính vì vậy, tôi đã mời một doanh nghiệp đến nói chuyện với các em về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, về những công việc cụ thể sau khi ra trường các em có thể làm. Và muốn làm được những công việc đó các em cần phải có kiến thức, chuyên môn cụ thể là gì…” – TS Lương Cao Đông nhớ lại.
Kể từ đó, việc cho sinh viên tiếp cận sớm với doanh nghiệp luôn được Khoa CNTT đẩy mạnh và coi là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo của Khoa.
TS. Lương Cao Đông nhấn mạnh:“Không được chờ đến năm cuối đại học, sinh viên CNTT nói riêng và sinh viên DNU nói chung đã và đang được tiếp cận với doanh nghiệp ngay từ khi bước chân vào trường đại học. Căn cứ vào nhu cầu của nhà tuyển dụng cũng như năng lực của bản thân, sinh viên sẽ lựa chọn được hướng học tập phù hợp và hiệu quả nhất trong những năm tiếp theo”.

Tại Khoa CNTT - ĐH Đại Nam sinh viên được tiếp cận với doanh nghiệp ngay từ năm nhất và xuyên suốt trong 4 năm học tập tại trường.
Hiện mỗi học kỳ khoa CNTT đều tổ chức cho sinh viên làm quen, tiếp xúc với doanh nghiệp, ít thì khoảng 10 doanh nghiệp, đơn vị nhiều từ 20-30 doanh nghiệp đến trường trao đổi về nhu cầu tuyển dụng cũng như yêu cầu về từng vị trí công việc, từ đó tạo động lực học tập cho sinh viên.
“Ngoài việc tạo động lực, việc làm quen với doanh nghiệp còn giúp tăng tính chủ động của sinh viên. Câu lạc bộ Phần mềm nguồn mở của sinh viên DNU thành lập cũng chính từ các em sinh viên và là thành viên CLB Phần mềm nguồn mới Việt Nam đến nay 4 năm” – TS Lương Cao Đông tự hào nói.
Đoàn Dung
Bài viết mới nhất
Xem tất cả Bài viết
Bài viết liên quan
Xem tất cả Bài viết liên quan