Bàn về phương trình kế toán cơ bản

Đăng ngày 12/03/2018
10.662 lượt xem
Đăng ngày 12/03/2018
10.662 lượt xem
Chia sẻ: Icon facebook Icon X Icon Pinterest
carpentry-mark
Có nhiều phương trình kế toán (còn gọi là cân đối kế toán), nhưng chỉ có một trong số đó được gọi là phương trình kế toán cơ bản (fundamental accounting equation).

TS. Lê Thị Hồng Phương

Có nhiều phương trình kế toán (còn gọi là cân đối kế toán), nhưng chỉ có một trong số đó được gọi là  phương trình kế toán cơ bản (fundamental accounting equation). Đó là phương trình: 

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn                (1)

Bài viết này cố gắng lý giải tính chất “cơ bản” của phương trình trên. Theo tác giả, phương trình (1)  “cơ bản” bởi các lý do sau:

Thứ nhất:   Phương trình đó phản ánh đối tượng của kế toán là tài sản với tính hai mặt độc lập nhau nhưng luôn cân bằng về tổng.  Thật vậy, tài sản của đơn vị là hiện thân của đồng vốn đã đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện tiềm lực kinh tế và khả năng mang lại lợi ích cho đơn vị trong quá trình sử dụng nó. Tuy nhiên, tài sản không ngẫu nhiên có được và sự hình thành mỗi tài sản đều gắn với các nghĩa vụ tài chính nhất định mà đơn vị phải thực hiện như phải trả các chủ nợ hoặc phải bảo toàn vốn và sinh lời cho ông chủ. Nếu như vế bên phải của phương trình kế toán cơ bản tương đối cụ thể, có thể nhận biết dễ dàng bằng trực giác thì vế trái của phương trình bao giờ cũng trừu tượng – đó chính là sự giải thích lý do nguồn gốc của các tài sản mà đơn vị hiện có, thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa đơn vị với các tổ chức, cơ quan chủ quản, cơ quan chức năng của Nhà nước, quy định phạm vi, mục đích sử dụng của tài sản.     

Thứ hai: Phương trình (1) là nguồn gốc của các phương trình kế toán khác hay có thể diễn đạt một cách hình tượng hơn là phương trình mẹ đẻ ra các phương trình con.  Nếu tách bên nguồn vốn ra thành tổng của vốn chủ sở hữu và nợ phải trả rồi đổi vế, ta có phương trình tài chính:

                          Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản Tổng nợ phải trả    (2)

Phương trình (2) thể hiện nguyên tắc điều chỉnh mọi sự “vênh” nếu có ở phương trình (1).  Từ phương trình (2) có thể ngầm hiểu là vốn của ông chủ là những gì còn lại từ tổng tài sản sau khi đã thanh toán hết nợ. Từ đó, mọi biến động tài sản do kết quả kinh doanh hoặc do các nguyên nhân chủ quan khách quan khác mang lại đều phải tính cho ông chủ hưởng hay chịu hay nói cách khác ông chủ lời ăn lỗ chịu.

Do tài sản và nguồn vốn của đơn vị luôn biến động trong quá trình hoạt động nên phương trình (1) chỉ tính được vào những thời điểm nhất định thường là cuối kỳ. Để có số liệu về phương trình  kế toán cơ bản cuối kỳ, người ta tính ra các số liệu cuối kỳ của từng số hạng trong phương trình dựa vào số liệu đầu kỳ (tức cuối kỳ trước) rồi điều chỉnh cho số biến động tăng giảm trong kỳ. Từ đó, ta có các phương trình sau:
 

Tổng tài sản cuối kỳ

 

Tổng tài sản
Đầu kỳ

 

Tài sản tăng trong kỳ

 

Tài sản giảm trong kỳ

(3)

=

+

-

 

 

 

 
Phương trình (3) có thể chi tiết hơn cho từng loại tài sản như tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu, tài sản cố định…Chẳng hạn, ta có phương trình lưu chuyển tiền như sau:
 

Tiền tồn cuối kỳ

=

Tiền tồn
Đầu kỳ

+

Tiền tăng trong kỳ

-

Tiền giảm trong kỳ

(4)

 
Đối với các số hạng bên trái phương trình (1) thì  số cuối kỳ tính như sau:
 

Nợ phải trả cuối kỳ

=

Nợ phải trả
®ầu kỳ

+

Nợ phải trả phát sinh  trong kỳ

-

Nợ đã trả
trong kỳ

 
(5)

 

Vốn chủ sở hữu cuối kỳ

=

Vốn chủ sở hữu  đầu kỳ

+

Vốn chủ sở hữu tăng trong kỳ

-

Vốn chủ sở hữu giảm  trong kỳ

 
(6)

 
Trong đó, vốn chủ sở hữu tăng giảm trong kỳ do 2 nguyên nhân†chính:
- Do ông chủ bỏ thêm hay rút bớt vốn
- Do kết quả hoạt động kinh doanh (nếu có lãi thì tăng mà lỗ thì giảm)
Từ đó, phương trình (5) có thể trình bày như sau:
 

Vốn chủ sở hữu cuối kỳ

=

Vốn chủ sở hữu  đầu kỳ

+

Fốn chủ sở hữu bỏ thêm trong kỳ

-

Vốn chủ sở hữu rút bớt  trong kỳ

+

Kết quả kinh doanh trong kỳ

 
(7)

 

Đổi vế ở phương trình (6), ta sẽ có phương trình tính kết quả kinh doanh trên cơ sở so sánh số biến động về vốn chủ sở hữu cuối kỳ so với đầu kỳ:    
 

Kết quả kinh doanh trong kỳ

=

Vốn chủ sở hữu  cuối kỳ

-

Vốn chủ sở hữu bỏ thêm trong kỳ

+

Vốn chủ sở hữu rút bớt  trong kỳ

-

Vốn chủ sở hữu đầu kỳ

(8)

 
Trong đó, kết quả kinh doanh trong kỳ lại được tính trên cơ sở nguyên tắc phù hợp của kế toán bằng cách so sánh giữa tổng thu nhập thuần thực hiện trong kỳ với tổng chi phí tạo ra thu nhập đó:
 

Kết quả kinh doanh trong kỳ

=

Tổng thu nhập thuần thực hiện trong kỳ

-

Tổng chi phí tạo ra thu nhập trong kỳ

(9)

 
Nếu lắp phương trình (9) vào phương trình (7), ta sẽ thấy thu nhập biến thiên cùng chiều (làm tăng) còn chi phí thì biến thiên ngược chiều (làm giảm) với vốn chủ sở hữu. Cả chi phí và thu nhập đều thể hiện ở bên nguồn vốn và do đó đều là những khái niệm trừu tượng. Nếu như nguồn vốn giải thích lý do tài sản hiện có thì chi phí thu nhập giải thích lý do tăng giảm tài sản do hoạt động kinh doanh mang lại. 

Phương trình (1) phản ánh tài sản, nguồn vốn ở trạng thái “tĩnh” (tại các thời điểm nhất định) còn các phương trình (3) đến (8) phản ánh đối tượng kế toán ở trạng thái “động” (trong 1 kỳ nhất định).

Thứ ba: phương trình kế toán cơ bản quyết định phương pháp ghi chép tính toán của kế toán. Các phương trình (3) đến (8) chính là cơ sở thiết kế các tài khoản kế toán với 2 bên Nợ - Có cùng các số dư đầu cuối kỳ và phát sinh tăng giảm trong kỳ (các tài khoản lâu dài, theo dõi đối tượng kế toán từ kì nay sang kì khác). Phương trình (9) thể hiện phương pháp tính toán kết quả kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp của kế toán và là cơ sở thiết kế các tài khoản chi phí thu nhập, xác định kế quả kinh doanh). Sự tồn tại của phương trình kế toán cơ bản (ghi chép tài sản gắn với nguồn hình thành) là nguyên nhân sâu xa khiến cho phương pháp ghi kép – phương pháp ghi chép cơ bản của kế toán thực hiện được phổ biến trong tất cả mọi tình huống hoạt động. Điều đó cũng giải thích tại sao các đối tượng để ngoài phương trình kế toán cơ bản chỉ có thể ghi đơn, không thể ghi kép và nếu muốn ghi kép thì lại phải đưa đối tượng đó vào phương trình (ví dụ như tài sản thuê tài chính trước kia ghi đơn, sau khi đưa vào phương trình kế toán cơ bản cùng với nguồn nợ dài hạn thì lại ghi kép được). Phương trình kế toán cơ bản còn được sử dụng để kiểm tra tính chính xác của công việc ghi chép và tính toán của kế toán.  Kế toán phải ghi chép tính toán sao cho vào bất kỳ thời điểm nào cũng phải thực hiện được phương trình kế toán cơ bản. Nếu có sự vênh nhau giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn vào thời điểm nào đó thì chứng tỏ đã có sai sót, nhầm lẫn  hoặc gian lận trong ghi chép tính toán của kế toán.

Thứ tư: phương trình kế toán cơ bản là nền tảng của các báo cáo tài chính.  Bảng cân đối kế toán – báo cáo tài chính chủ yếu chính là bản minh họa chi tiết của phương trình kế toán cơ bản. Báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện kết quả tính theo công thức (9) và liên quan mật thiết đến biến động tài sản và nguồn vốn ở Bảng cân đối kế toán qua công thức (7). Báo cáo lưu chuyển tiền lập theo phương pháp trực tiếp phản ánh sự biến động tiền theo công thức (4), còn lập theo phương pháp gián tiếp chính là xét đoán sự biến động của các tài sản nguồn vốn khác đến tiền dựa vào nguyên lý của phương trình kế toán cơ bản:
 
         Tiền = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu   -  Tài sản khác ngoài tiền    (10)
 
Còn các phương trình từ (3) đến (8) đều được sử dụng trong giải trình ở Thuyết minh báo cáo tài chính. Tóm lại, phương trình kế toán cơ bản chính là sợi dây xâu chuỗi và liên kết hệ thống các báo cáo tài chính.

Đăng ký tư vấn tuyển sinh 2025

Năm 2025, Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 36 ngành đào tạo thuộc các khối ngành: Sức khoẻ, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Kinh doanh và Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
Bạn cần nhập lại thông tin này.
background image
Đăng ký ngay để nhận
Quỹ học bổng và hỗ trợ học phí lên tới 55 tỷ đồng
admissions student background